Đại thiên thế giới còn gọi là Tam thiên đại thiên thế giới do ba lần ngàn thế giới kết hợp lại mà thành. Theo đó thì: Một ngàn Tiểu thế giới hợp lại thành một Tiểu thiên thế giới. Một ngàn Tiểu thiên thế giới hợp lại thành một Trung thiên thế giới. Một ngàn Trung thiên thế giới hợp lại thành một Đại thiên thế giới.
- Tam giới là gì.
- Tham sân si là gì.
- Thập thiện nghiệp là gì.
- Chánh kiến tà kiến.
- Hội Long Hoa là gì.
- Sự thật về hạn Tam tai.
- 10 Điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.
Một Tiểu thế giới có một Lục Dục thiên, tức gồm có: Một mặt Trăng và một mặt Trời, một núi Tu Di và một Tứ đại châu. Trái đất nơi chúng ta dang sống đây thuộc Nam Thiệm Bộ Châu, một trong Tứ đại châu thiên hạ của một Tiểu thế giới.
Lại có vô lượng vô biên các cõi Tam thiên đại thiên thế giới. Mỗi Đại thiên thế giới tức là một Phật độ. Nghĩa là mỗi cõi đều có chư Phật hiện thân giáo hóa chúng sanh.
Một Tiểu thế giới trong Đại thiên thế giới
Để nhìn được sự vô biên của Đại thiên thế giới, ta phải nắm đại lược về một Tiểu thế giới. Tiểu thế giới gồm 6 phần chính yếu:
- Một mặt trời và một mặt trăng.
- Núi Tu Di Làm trung tâm.
- Tứ Châu thiên hạ.
- Địa Ngục.
- Thiên Xứ Ở Núi Tu Di
- Cõi Không cư Thiên
Tiểu thế giới được ba lớp bao bọc. Lớp nhất ở trong gọi là Kim luân, lớp thứ hai gọi là Thủy luân, lớp thứ ba là Phong luân. Ngoài Phong luân lại có hư không rộng rãi vô biên tế. Theo đó thì: Kim luân an trụ nơi Thủy luân, Thủy luân an trụ nơi Phong luân, Phong luân an trụ nơi hư không.
Chín Núi Tám Biển
Một Tiểu thế giới có một núi Tu Di làm trung tâm. Đó là lớp núi thứ nhất. Lớp núi thứ hai là Trì Song Sơn. Lớp núi thứ ba là Trì Trục Sơn . Lớp núi thứ tư là Chiêm Mộc Sơn. Lớp núi thứ năm là Thiện Kiến Sơn. Lớp núi thứ sáu là Mã Nhĩ Sơn….Như thế có tất cả chín lớp núi, tám lớp biển..
Tu Di Sơn là chỗ chư thiên, chư thần ở. Thất Kim Sơn là chỗ chư Thiên thần và Ngũ thông tiên nhơn ở. Thiết Vi Sơn là chỗ của chúng Ngạ quỷ, Địa ngục ở.
Tứ Đại Bộ Châu
Bốn đại bộ châu vị trí ở vào vùng biển thứ tám là Đại Hàm Thủy hải.
Phía nam núi Tu Di là phương vị của Nam Thiệm Bộ Châu. Châu nầy cũng có tên là Diêm Phù Đề. (Châu này chính là nơi Loài người sinh sống) Hình thế châu Nam Thiệm Bộ phương bắc rộng, phương nam hẹp, chu vi độ 7000 du thiện na, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu.
Phía đông núi Tu Di là Đông Thắng Thần Châu. Châu Thắng Thần hình bán nguyệt, phương đông hẹp, phương tây rộng, chu vi độ 9000 du thiện na, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu.
Phía tây núi Tu Di là châu Cù Đà Ni, cũng gọi là Ngưu Hóa Châu. Nhân dân ở châu nầy dùng trâu, bò, ngựa, châu báu, để mua bán, đổi chác vật dụng cho nhau, nên do đó mà được mệnh danh (Ngưu Hóa). Tây Ngưu Hóa Châu địa hình như mặt trăng tròn, chu vi độ 8000 du thiện na, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu.
Phía bắc núi Tu Di là Bắc Câu Lư Châu, cũng gọi là Uất Đan Việt. Châu Bắc Câu Lư hình vuông, chu vi độ 10.000 do tuần, xung quanh có hai trung châu và nhiều tiểu châu. Cảnh sắc và nhơn vật ở châu nầy đều hơn ba châu kia.
*
Các Kinh luận đều nói, hình dáng của châu nào ra sao, thì khuôn mặt của dân chúng châu đó cũng như thế ấy. Như người ở Nam Thiệm Bộ Châu, khuôn mặt phần nhiều trên lớn dưới nhỏ. Người ở Đông Thắng Thần Châu khuôn mặt tương tợ hình bán nguyệt. Người ở Tây Ngưu Hóa Châu khuôn mặt như trăng tròn. Người ở Bắc Câu Lư Châu khuôn mặt hơi vuông.
Như vậy tính ra một Đại thiên thế giới có 1 tỉ Tứ Đại Bộ Châu.
Địa Ngục
Địa ngục nằm nơi Núi Thiết Vi. Lược thuật thì Địa Ngục có hai chủng loại hàn, nhiệt. Về nhiệt ngục từ khinh đến trọng có tám thứ: 1. Đẳng Hoạt. 2. Hắc Thằng. 3. Chúng Hiệp. 4. Hiều Kiếu. 5. Đại Kiếu Hoán). 6. Viêm Nhiệt. 7. Cực Nhiệt. 8. Vô Gián.
Xem thêm: Địa Ngục là gì
Mỗi ngục trên đây đều có 16 ngục phụ, như thế kể cả bản ngục và phụ ngục của hai loại hàn nhiệt, tất cả có 272 ngục. Ngoài phụ ngục còn có nhiều tiểu ngục, ngoài tiểu ngục lại có vô số biên ngục. Đại khái, chúng sanh nào tạo thập ác thuộc về phẩm thượng thượng, sẽ bị đọa vào chánh ngục. Chúng sanh nào tạo thập ác thuộc về phẩm thượng trung, sẽ bị đọa vào phụ ngục. Chúng sanh nào tạo thập ác thuộc về phẩm thượng hạ, sẽ bị đọa vào tiểu ngục, biên ngục. Các ngục sở do đồng, sắt hoặc đá tạo thành, những hình cụ trong ấy nhiều đến vô lượng. Tất cả đều bởi nghiệp ác của chúng sanh mà huyễn hiện.
Như vậy tính ra một Đại thiên thế giới có 1 tỉ Cõi Địa ngục.
Thiên Xứ Ở Núi Tu Di
1. Tứ Thiên Vương và tùy thuộc
Như trên đã nói, núi Tu Di hình thế khoảng giữa eo lại, trên dưới rộng ra. Từ mặt nước lên đến giữa núi Tu Di có bốn tầng cấp. Tầng cấp thứ nhất bao vòng quanh núi là chỗ ở của thần Kiên Thủ. Tầng cấp thứ hai bao vòng quanh núi là chỗ ở của thần Trì Hoa Man. Tầng cấp thứ ba bao vòng quanh núi là chỗ ở của thần Thường Phóng Dật. Ba xứ sở nầy là nơi ở các thần dưới quyền thống lãnh của Tứ Thiên Vương. Tầng cấp thứ tư bao vòng quanh núi là trụ xứ của bốn vị thiên vương, gọi là Tứ Thiên Vương.
Xem thêm: Các cõi giới của Chư Thiên
Tứ Thiên Vương thống lãnh chư thần ủng hộ bốn đại bộ châu.
- Phương đông, giữa chừng núi Tu Di, là chỗ ở của Trì Quốc thiên vương và chư thiên tùy thuộc. Họ bảo hộ Đông Thắng Thần Châu.
- Phương nam giữa chừng núi Tu Di, là chỗ ở của Tăng Trưởng thiên vương và chư thiên tùy thuộc. Họ bảo hộ Nam Thiệm Bộ Châu.
- Phương tây giữa chừng núi Tu Di, là chỗ ở của Quảng Mục thiên vương và chư thiên tùy thuộc. Họ bảo hộ Tây Ngưu Hóa Châu.
- Phương bắc giữa chừng núi Tu Di, là chỗ ở của Đa Văn thiên vương và chư thiên tùy thuộc. Họ bảo hộ Bắc Câu Lư Châu.
Tứ Thiên Vương mỗi vị đều có tám viên đại tướng, chín mươi mốt người con. Theo Trí Luận thì các thần núi, sông, đất, rừng, cây, thành quách, cung điện…. tất cả Quỷ thần đều thuộc về quyền thống nhiếp của Tứ Ðại Thiên Vương.
Như vậy tính ra một Đại thiên thế giới có 1 tỉ núi Tu Di.
2. Tam thập tam Thiên
Trên đảnh núi Tu Di là xứ sở của trời Đao Lợi (Tam thập tam thiên). Nơi đây địa thế rộng rãi tốt đẹp. Ở bốn góc trên đảnh núi Tu Di có bốn tòa núi nhỏ, bề cao và rộng đều 500 do tuần, có thần Dược Xoa tên là Kim Cương Thủ trụ nơi đây để tuần thị và hộ vệ chư thiên. Chính giữa đảnh Tu Di có khu thành rộng lớn tên là Diệu Kiến. Chỗ nầy là thành đô của trời Đế Thích, lâu các nguy nga tráng lệ, nghiêm sức bằng các thứ tạp bảo.
Xung quanh thành Diệu Kiến có 32 thiên xứ, mỗi nơi do một vị thiên chủ quản trị. Ba mươi hai thiên xứ nầy với trung đô của Đế thích, hợp lại 33 thiên xứ, nên gọi là Tam thập tam thiên.
Không Cư Thiên
Các tầng trời y cứ nơi núi Tu Di gọi là Địa cư thiên, vượt khỏi đảnh Tu Di trở lên thuộc về Không cư thiên. Không cư thiên là những thiên xứ rộng lớn hư phù giữa không gian như mây.
Từ cõi Đao Lợi lên trên 160000 do tuần, có một thiên giới lơ lửng như mây, do thất bảo nhu nhuyễn tạo thành, bằng phẳng an ổn, chu vi rộng 80000 do tuần, cung điện lâu các, vườn cây ao hoa, tất cả đều trang nghiêm diễm lệ. Đây là cõi trời Dạ Ma
Từ trời Dạ-Ma lên trên cách 320000 do tuần, có một thiên giới bằng thất bảo, lơ lửng như mây, chu vi rộng 160000 do tuần. Đây là cõi trời Đâu Suất Đà
Từ trời Đâu Suất lên trên cách 640000 do tuần, có một thiên giới bằng thất bảo, lơ lửng như mây, chu vi rộng 320000 do tuần. Đây là cõi trời Hóa Lạc.
Từ cõi Hóa-Lạc lên trên cách 1.280.000 do tuần, có một thiên giới bằng thất bảo, lơ lửng trên mây, chu vi rộng 640000 do tuần. Đây là cõi trời Tha Hóa, nơi ở của Thiên Ma, cũng là tầng trời cao nhất của Dục giới.
Trên đây là hiện tượng quen thuộc phạm vi một Tiểu thế giới. Từ cõi Dục trở lên, lại có bốn tầng thiền thiên của Sắc giới, mỗi tầng khoảng cách nhau và bề rộng đều gấp bội. Duy có cõi Vô sắc là không phương xứ. Về danh mục các cõi trời của Sắc và Vô sắc giới.
(Đại Thiên thế giới là gì – Theo Phật học Tinh yếu)
Tuệ Tâm 2021.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Cảm ơn thầy
Mai Lan viết
Nam Mô A Di Đà Phật🙏🏻🙏🏻🙏🏻