• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Kinh Sách Phật Pháp
    • Bản Nguyện Niệm Phật
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Phật Pháp & Cuộc Sống
    • Góc Tu Tại Gia
  • TẢI PDF
  • Bố thí & Cúng dường
  • Ấn Tống Kinh Tượng Phật
    • Phật Pháp
  • Giới Thiệu& Liên hệ
    • Bảo mật Thông tin
  • 0 - 0 ₫

kinhnghiemhocphat.com

Tuệ Tâm - Bản nguyện Niệm Phật Vãng Sanh

Trang chủ » Góc Tu Tại Gia » Cách lạy Phật đúng pháp

Cách lạy Phật đúng pháp

11/03/2021 11/03/2021 Tuệ Tâm 12 Bình luận

Cách lạy Phật đúng pháp và tôn kính nhất là Ngũ thể đầu địa, tức gieo năm vóc, đầu chạm đất. Như thế, lạy Phật đúng cách là:

  1. Hai gối quỳ xuống chạm đất.
  2. Hai cánh tay chạm đất.
  3. Đảnh đầu chạm đất và ngửa hai bàn tay qua trán, như để biểu thị đầu tiếp xúc với chân Phật.

Đây là cách lạy Phật tôn kính bậc nhất, dù bạn ở Chùa hay ở nhà cũng đều nên lạy như vậy mới đúng pháp. Nếu bạn chí tâm không vọng niệm, ắt trong mỗi lạy đều diệt trừ vô lượng vô biên tội!

  • 10 chuyện tâm linh có thật.
  • 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
  • Thiên ma là loại ma gì.
  • Phép thuật có thật hay không.
  • Quỷ thần có thật không.
  • Công đức Bố thí.
  • Cách trị bóng đè linh nghiệm nhất.
  • Cách trị khóc dạ đề
  • Kinh Địa Tạng Linh Cảm ứng.
  • Cách thay đổi vận mệnh.
Cách lạy Phật tại nhà
Cách lạy Phật

Cách lạy Phật đúng pháp 

Người tin Phật thì nhiều, nhưng người biết cách lạy Phật lại ít. Bởi thế nên chẳng mấy người được hưởng hương vị thanh lương nơi giáo pháp của như Lai. Khi đối trước tôn tượng, bạn cần lạy Phật theo đúng quy tắc sau:

  1. Đứng thẳng chắp tay, 2 tay phải chắp khép lại như hoa sen búp, tuyệt đối không nên để ở giữa trống. Hai chân cách nhau chừng 2 tấc, đứng thành hình chữ bát (八).
  2. Sau khi đứng xong phải kiềm tâm thanh tịnh, không được khởi tạp niệm trong đầu.
  3. Lúc sắp lạy tay phải chấm đất trước, tay trái còn chắp ngang ngực, khom mình đồng thời hai đầu gối quỳ xuống chấm đất.
  4. Kế đến là tay trái chấm đất, hai lòng bàn tay ngửa ra. Tay phải ngửa đưa ra trước, rồi đến bàn tay trái.
  5. Hai tay ngang nhau đồng thời đem đảnh đầu cúi xuống giữa khoảng 2 lòng bàn tay. Đây là biểu thị hai tay nâng chân Phật để cầu phước huệ.
  6. Lạy xong, hai bàn tay co và lật úp, đầu rời khỏi mặt đất. Trước hết là tay trái dở lên rồi đến tay phải, từ từ đứng dậy.
  7. Lúc đứng dậy, lấy tay phải chống đỡ thân, 2 gối từ từ rời khỏi đất và tay trái cũng rút lên chắp ngang ngực, 2 bàn tay chắp ngay ngắn đứng thẳng. 
*

Cách lạy Phật này gọi là đầu diện tiếp túc lễ, còn gọi là năm vóc sát đất, để biểu thị lòng tin kính tột bậc!

Thích Môn Quy Kính Nghi chép: “Đảnh đầu là nơi cao nhất của con người, bàn chân là nơi thấp nhất trên thân Phật. Đem cái cao nhất của ta để lạy dưới chỗ thấp nhất trên thân Phật, lễ hết chư Phật trong ba đời.”

Cách lạy Phật: Lạy Phật có ý nghĩa như thế nào

Đại Giải Thoát Kinh chép: Như hoa sen búp 2 tay chắp khép lại, vô lượng thân nhóm họp đảnh lễ 10 phương Phật. Đảnh lễ là để đối trị ngã kiến, ngã mạn của chúng ta, mượn hình thức bên ngoài để rèn luyện bản thân, khiến cho chúng ta tiêu trừ kiêu mạn.

Dùng phương pháp lạy Phật gieo năm vóc sát đất để trong sạch phiền não 5 trược, thành tựu được 5 loại gia trì như: Thân, miệng, ý, công đức, sự nghiệp.

Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao chép: Khi lễ kính Tam bảo cần phải năm vóc sát đất, nhờ vào tâm kiền thành này mà nhiếp phục được sự kiêu mạn. Như thế, lạy Phật có ý nghĩa:

  1. Người hành lễ lúc gối phải chấm đất, nguyện cho chúng sanh được đạo giác ngộ.
  2. Người hành lễ lúc gối trái chấm đất, nguyện cho chúng sanh ở ngoại đạo không khởi tà kiến, đều được an trụ trong đạo chánh giác.
  3. Người hành lễ lúc tay phải chấm đất, nguyện như Thế Tôn ngồi ở Kim Cang Tòa. Đại địa chấn động, hiện bày điềm lành, chứng nhập đại giác ngộ.
  4. Người hành lễ lúc tay trái chấm đất, nguyện cho chúng sanh xa lìa ngoại đạo, dùng tứ nhiếp pháp để thu nhiếp những người khó điều phục.
  5. Người hành lễ lúc đảnh đầu chấm đất, nguyện cho chúng sanh lìa tâm kiêu mạn, đầu được thành tựu vô kiến đảnh tướng.
*

Luật dạy: “Phải dốc một lòng chắp mười ngón tay và hai bàn tay cúng dường đức Phật”. Hoặc: “Chắp tay bạch cùng đức Phật”. Nghĩa là sửa đổi diện mạo trang nghiêm để tỏ lòng cung kính, giữ tâm không cho tán loạn. Tâm vốn khó chế ngự, nên phải chắp tay mới giữ được một lòng.

Hiện nay, phần đông người lễ Phật chỉ chắp ngón tay, không chắp bàn tay. Hoặc chỉ chắp ngón tay mà mở bàn tay, do lòng ngã mạn, phóng túng gây ra cả. Thà mở ngón tay mà chắp tay hơn là chắp ngón tay mà mở bàn tay. Muốn cầu phúc, rốt cuộc lại gây nên tội ngã mạn. Cần biết nghi thức một lòng chắp tay tức phải đem đỉnh đầu, hai khuỷu tay và hai đầu gối cúi mọp xuống sát đất mà hành lễ. Do đó, luận Địa trì có nói: “Cần hướng năm luân xuống sát đất khi hành lễ”.

Kinh A-hàm nói: “Hai khuỷu tay, hai đầu gối và đỉnh đầu là năm luân. Luân là tròn. Năm luân này đều tròn, có thể đưa lên xuống và xoay chuyển sinh ra phước đức, nên mới gọi là luân”

Cách lạy Phật: Công đức lạy Phật vô lượng vô biên     

Bạn lạy Phật được tiêu nghiệp tăng phước. Bởi thế chư Tổ sư dạy: “Lạy Phật một lạy tội diệt hà sa” là như thế. Khi Hòa thượng Tuyên Hóa còn tại thế, Ngài có quy định: Những ai muốn làm đệ tử của Ngài, chỉ cần cung kính lạy Phật 1 vạn lạy là được. Ngài Tuyên Hóa là hóa thân của đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà dạy như thế thì biết: Công đức lạy Phật không thể nghĩ bàn!

Trong cuốn Khai Thị, Hòa thượng kể: “Hôm nay là lễ đức Bồ-tát, tuy Chùa Tây Lạc Viên (Hồng Kông) xây ở trên núi xa xôi, phải leo ba trăm bậc thang cấp mới lên tới được; song quý-vị tới đây tham gia đả thất thì vô cùng vui sướng, đủ thấy rằng quý-vị có tâm chân thành, tinh thần dũng mãnh tinh tấn. Nhiều người ở đây sau khi lạy Phật về cho biết rằng công việc làm ăn của họ thuận lợi hơn xưa.

Như vị cư sĩ Viên Quả Lâm, từ ngày đến chùa công việc càng ngày càng phát đạt. Còn cư sĩ Ðàm Quả Bộc từ ngày quy y thì tăng phước diên thọ, năm nay tám mươi tuổi ngoài mà thân thể vô cùng tráng kiện. Có một em què từ bốn tuổi đến chín tuổi chẳng đi được, nhưng khi đến đây lạy Phật thì chân lành bịnh, có thể đi đứng được. Con gái nhà họ Viễn chân cũng bị bịnh, tìm thuốc bắc, uống thuốc tây nhưng bịnh chẳng lành, sau khi lạy Phật thì bịnh khỏi ngay. Do vậy nên nhiều người tuyên truyền rằng tôi có thể trị bệnh, thực sự chẳng qua đó là do công đức lạy Phật mà ra.

*

Ngài Quả Khanh bảo: “Quỷ thần thường nương theo người tu hành trì giới, tập tu, lạy Phật niệm Phật theo, nhờ vậy mà được lợi ích. Cho nên khi ta thắp hương lễ Phật cúng dường, không những biểu thị lòng cung kính đối với Phật, mà còn có thể khởi tác dụng giáo hóa, độ những chúng sinh mà mắt phàm không thể nhìn thấy.

Tại Hà Nam Sơn Tây, tôi từng gặp hai cô bé mười mấy tuổi, nói lắp cà lăm, phát âm không rõ ràng. Là do đời quá khứ từng hủy báng Phật, hay nói chuyện thị phi của người mà chiêu cảm quả này. Tôi khuyên họ nên sám hối tội xưa và hằng ngày ở trước Phật xướng danh hiệu Ngài. Sau đó lạy ba trăm lạy. Nửa năm sau hai em hồi phục nói năng bình thường. Phải biết lễ Phật một lễ, tột diệt hằng sa, điều này có thực không dối.”

Cách lạy Phật: Phương pháp tịnh hóa tam nghiệp

Khi bạn dùng cách Lạy Phật gieo năm vóc, lại thêm niệm danh hiệu Phật thì tịnh hóa cả ba nghiệp.

  1. Năm luân đụng sát đất để trừ bỏ cái xấu của thân.
  2. Xưng tụng danh hiệu, tán thán đạo đức của đức Phật để trừ bỏ cái xấu của miệng.
  3. Tâm thường máy niệm, như gương trước mắt, để trừ bỏ cái xấu của ý.

Nhằm đối diện với Phật nhãn, nên thân cần lễ bái. Nhằm đối diện với thiên nhĩ, nên miệng cần đọc tụng. Nhằm đối diện với tâm khác, nên ý cần máy niệm. Miệng nhờ đọc tụng, nên chứng được Văn tuệ, ý nhờ máy niệm, nên chứng được Tư tuệ. Thân nhờ lễ bái, nên chứng được Tu tuệ, thân nhờ lễ bái nên chứng được giới học. Ý nhờ máy niệm nên chứng được định học. Miệng nhờ đọc tụng nên chứng được tuệ học. 

*

Bạn cần biết răng: “Lạy một đức Phật, tức lạy 10 phương chư Phật. Tất cả đức Phật, chính là một Phật. Cho nên lạy một lạy, thông khắp pháp giới. Phẩm vật hương hoa, mọi thứ cúng dường, cũng đều như thế. Pháp Tăng càng kính, cũng đồng với ta. Ba ngôi tuy khác, thể tính vốn cùng. Tam thừa tuy khác, giải thoát nghĩa đồng.

Thế nên một lạy, nghĩa là mọi lạy, tất cả mọi lạy, nghĩa là một lạy. Như thế, tam bảo đã thông, hết cả tam giới, lục đạo tứ sinh, đều cùng niệm Phật, lạy Phật cúng dường. Tự tỉnh thân tâm, lâng lâng vô ngại. Niệm Phật cảnh giới, tâm tâm sáng trưng, cúi xuống đứng lên, đều đáng tôn kính. Nhờ đó, thanh tịnh vô cùng, phước báo vô lượng. Ấy gọi là lễ bái pháp trí thanh tịnh.

Cách lạy Phật: Hòa thượng Tuyên Hóa dạy

Có một lần ở Harbin, chúng tôi gặp một Mục Sư người ngoại quốc. Ông nói với chúng tôi:

“Phật giáo muốn người ta lạy tượng Phật bằng gỗ. Đây thật là điều mê tín, không có lợi ích chi cho con người!”

Tôi đáp: “Ông không bái tượng gỗ, thì lại có ích lợi gì chớ?”

Đức Cha đó nói: “Thì không bị mê tín đó.”

Tôi nói: “Lạy Phật là giảm bớt tập khí tự đại kiêu ngạo của chúng ta, cũng là cách thể dục hay nhất để tăng cường sức khoẻ. Vậy còn có cái gì tốt hơn cái này nữa? Còn như ông nói là “mê tín” thì đó vốn là cái danh từ bình thường nhất. Cho nên “mê tín” là chỉ cho kẻ phàm phu bị mê hoặc. Nếu người đó sanh khởi tâm cầu tin chánh pháp thì tương lai quyết định sẽ thành Phật, không chút nghi ngờ.

Ngoài ra còn có một loại “tín mê” tức là tín mà mê, thường là loại ngoại đạo. Ngoại đạo tuy có tín ngưỡng, nhưng tin theo một cách mù quáng, vô đường tà mà không biết, nên tương lai tạo nghiệp thọ báo không thể nói hết. Còn có một loại là “mê bất tín” là chỉ thiên ma. Thiên ma mê hoặc khiến người đọa lạc thành quyến thuộc của hắn mà bài xích chánh pháp. Tất nhiên trong tương lai phải chịu vô biên khổ não.

Sau hết là “tín bất mê” đó là thánh hiền. Vì tin chánh pháp nên thánh hiền được giác ngộ. Lúc nào cũng “bát nhã thường minh”, chiếu phá hết thảy mê ám. Do quán như vậy, nên tin Phật, lạy Phật là pháp môn phương tiện thù thắng nhất.

Cách lạy Phật: Chớ lạy bằng tâm nhiễm ô

Sau khi thọ giới ở Phổ Đà Sơn xong, tôi đến Linh Nham Sơn, Tô Châu ở đó nửa năm. Vào mùa hè, khi đi ngang qua Thượng Hải tôi theo thuyền tị nạn về Đông Bắc. Trên thuyền tôi gặp một ông cư sĩ lớn tuổi, học Phật đã lâu năm. Ông biết rất nhiều người, có lẽ lúc trước là quan quyền chi đó. Ông họ Đồng gọi là Đồng Nhất Hạnh. Ông ấy nói ông có một người bạn hiện sống ở Bắc Kinh. Bạn ông tin Phật, lễ Phật, niệm Phật, sau bái Bồ Tát Quán Âm, nhưng lại móng tâm dâm dục, nói: “Bồ Tát Quán Âm đẹp hấp dẫn thiệt!”

Vừa khởi niệm như vậy liền bị tẩu hỏa nhập ma rất trầm trọng. Ông Đồng cũng biết về tôi đôi chút nên giới thiệu bạn ông cho tôi xem bịnh. Lúc đó tôi quán sát thấy bạn ông không thể khỏi bịnh được. Vì ông ta đã lạy Phật với tâm nhiễm ô. Cho nên tôi hy vọng các vị phải chú ý: Dù đi đến bất cứ nơi đâu lễ Phật niệm Phật. Các vị nên thanh tịnh tâm ý, khẩn thiết chí thành mà lạy Phật. Không nên khởi tâm ô nhiễm, không được mang các ý niệm nhiễm ô về trai gái, gia đình này nọ vào chùa.

(Cách lạy Phật)

Tuệ Tâm 2021.

 

5/5 - (7 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Chu-Dai-Bi-21-Bien-Ban-Tung-Doc-Day-Du-Nhat
Chú Đại Bi 21 Biến – Bản chuẩn bổ sung 5 Chữ “Na Ma Bà Tát Đa”
Những lời khai thị vàng ngọc dành cho người học Phật thời mạt pháp
Những lời khai thị vàng ngọc cho người học Phật thời mạt pháp!
Tà Kiến là gì
Tà Kiến là gì?

Chuyên mục: Góc Tu Tại Gia

Bài viết trước « Cúng dường trai Tăng là gì
Bài viết sau Hồ ly tinh là gì »

Reader Interactions

Bình luận

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Hhjj viết

    20/12/2021 lúc 06:18

    Nam Mô A Di Đà Phật! Con may mắn độc được bài này giờ con mới hiểu da, chắc có lẽ con đã bị ma theo từ nâu rồi Tuệ Tâm ạ. Rồi con củng ko biết con còn có cơ hội hồi lại bản thân không nữa, rồi không biết khi con chết đi con sẽ đi về đâu. Giờ đây con sống ngày nào mang tội ngày đấy, như những người bình khác họ chỉ bị vong nhập nói lảm nhảm vài ngày là song, đây đường này trường hợp của con ma điều khiển tư tưởng của con những điều đại trọng tội vô không còn gì nữa hết ngày này qua ngày khác, Dạ thưa Tuệ Tâm cách đây hơn vài chục năm về trước khi đó con mới có mười mấy tuổi nhà con có treo ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm trước nhà, có một hôm con đang lằm thì con liền lấy ảnh của ngài xuống ngắm với tâm ô nhiễm cho nên bây giờ con mới bị ma nhập lặng lề như vầy đây ạ, tình cảnh của con hiện giờ ma nhập nặng lề lắm ạ. Tội thật không thể nói hết, con niệm Phật củng không được, như hôm trước con đã trình bầy với Tuệ Tâm, ma kinh khủng nắm Tuệ Tâm ạ, ma này dâm kinh khủng nắm, rồi ngày nào củng vậy con đang lằm trong phòng thì bên ngoài những con mèo nó tìm đực nó củng tìm đến với con, mà như có họ đè đầu cưỡi cổ con hay sao mà nặng lắm. Bình thường họ súi con tà dâm đã đành đây lại xúi thêm đại trọng tội. Và mới có hai ba ngày mà con đã thủ dâm ba bốn lần rồi, người con trông nó u ám lắm ạ, Xin cho con một lời chỉ dẫn ạ. Nam Mô A Di Đà Phật.

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      20/12/2021 lúc 07:07

      Nam mô A Di Đà Phật!
      Nghiệp bạn nặng như thế, Tuệ Tâm cũng chỉ biết khuyên bạn niệm Phật và sám hối, nương nơi Phật lực mà tự giải nghiệp cho chính mình. Ngoài cách ấy ra thì chẳng có cách nào khác cả…
      Tuệ Tâm nghiệp nặng chướng sâu, trí huệ cạn cợt, ngoài cầu mong Tam bảo gia bị cho bạn ra thì cũng chẳng có khả năng gì để giúp được bạn…
      Nam mô A Di Đà Phật.

      Trả lời
  2. Phung Duyên viết

    11/12/2022 lúc 07:21

    Con chào thầy ạ. Thầy cho con hỏi là trong trường hợp nhà mình không thờ Phật, chỉ thờ thần linh và gia tiên ở tầng 2. Mà mình ở tầng 1 mở hình Phật trên điện thoại để lạy Phật và niệm Phật thì có sao không ạ? Nếu như không treo hình Phật trong phòng ngủ, nhưng lại ngồi trong phòng ngủ mở hình Phật trên điện thoại để lạy Phật và niệm Phật thì có nên không ạ? Mong thầy giải đáp giúp con ạ. Con cảm ơn thầy rất nhiều

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      11/12/2022 lúc 11:01

      Nam mô A Di Đà Phật!
      Mở hình Phật để lạy trong phòng ngủ chỉ trong hoàn cảnh chật chội, không đặng đừng được mà thôi. Nay nhà bạn có chỗ thờ cúng riêng thì mỗi lần muốn lạy Phật nên lên tầng 2 mở điện thoại ra mà lạy. Trong phòng ngủ niệm Phật thì được, còn lạy Phật thì không nên!

      Trả lời
      • Phung Duyên viết

        12/12/2022 lúc 06:14

        Con cảm ơn thầy rất nhiều ạ

      • Tuệ Tâm viết

        12/12/2022 lúc 14:37

        Nam mô A Di Đà Phật!

  3. Diệu viết

    07/01/2023 lúc 21:29

    Ba con đã mất, phòng ngủ của ba con hiện không ai sử dụng. thường ngày con niệm Phật và thực hiện nghi thức niệm Phật trong phòng này, vậy có bất kính không ạ

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      09/01/2023 lúc 09:54

      Nam mô A Di Đà Phật!
      Có phòng riêng để lạy Phật niệm Phật là bậc nhất rồi, không có gì bất kính cả!

      Trả lời
  4. Hào viết

    27/02/2023 lúc 17:07

    Nam mô A Di Đà Phật!
    Con xin chào quý Thầy/ Cô Tuệ Tâm,
    Con đang xem bài này mà đọc nhiều chỗ chưa hiểu, Tuệ Tâm có video hướng dẫn hoặc có link nào mà lạy phật đúng pháp thì gửi giúp con với ạ.
    Con xin cảm ơn!

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      28/02/2023 lúc 09:10

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Lạy Phật có nhiều cách lạy, trong đó, ngũ thể đầu địa là cung kính tột bậc. Cách chắp tay, hạ tay…có nhiều trường phái, tuy nhiên cốt yếu vẫn ở nơi thân tâm cung kính và thanh tịnh. Video hướng dẫn lạy Phật trên mạng có nhiều rồi nên Tuệ Tâm nghĩ rằng không cần thiết phải thêm nữa. Về video mà bạn xem ấy, bạn lạy theo là được rồi, không cần phải phân vân làm gì nữa vậy!

      Trả lời
      • Hào viết

        06/03/2023 lúc 01:47

        Nam mô A Di Đà Phật!
        Thầy/ Cô Tuệ Tâm cho con hỏi với ạ:
        Con có thể dùng pháp lạy Phật để thực hiện vào các nghi lễ khi vái lạy các chư vị thần linh tại Đền, tại nhà thờ Họ tộc, hoặc Gia tiên của con được không ạ?
        Con xin cảm ơn!

      • Tuệ Tâm viết

        06/03/2023 lúc 09:19

        Nam mô A Di Đà Phật!

        Pháp lạy Ngũ Thể Đầu Địa này tột cùng cung kính, bạn có thể dùng để lạy gia tiên thì được, nhưng lạy nơi các Đền thì không nên, việc ấy sẽ khiến chư vị quỷ thần bị tổn phước. Chư Tổ dạy: “Người học Phật chân chánh đối với cảnh giới quỷ thần chỉ nên Cung Kính Đứng ở đằng xa.” Vì thế nơi các Đền Miếu không nên đến đó. Nếu có việc buộc phải đến thì chỉ nên chắp tay trước ngực xá chào và âm thầm niệm Phật ở trong tâm là tốt nhất!

Sidebar chính

Phá mê & Sanh tín

Cách cúng đầu năm mới, cúng tất niên

Cách Cúng Đầu Năm Mới

01/12/2021 47 Bình luận

Niệm Phật Tông Yếu-Pháp Nhiên Thượng Nhân

Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân

24/10/2021 32 Bình luận

Trùng Tang chỉ là trò lừa bịp

Trùng Tang: Là thật hay cú lừa xuyên thế kỷ nhân danh Tâm Linh

27/09/2021 25 Bình luận

Đồng bóng còn gọi là Đồng cốt

Sự thật về Đồng bóng

13/04/2021 18 Bình luận

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

06/04/2021 21 Bình luận

A La Hán

A La Hán và 18 La Hán là ai

16/01/2021 4 Bình luận

Phật tử tại gia

10 điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.

31/12/2020 6 Bình luận

Cách thay đổi vận mệnh

Cách thay đổi vận mệnh

11/03/2020 23 Bình luận

Hạn tam tai

Sự thật về hạn Tam Tai

05/01/2020 32 Bình luận

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

28/05/2019 90 Bình luận

Bài viết nổi bật

Mang thai nen tung kinh dia tang

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

30/10/2020 576 Bình luận

Cách niệm Phật tại nhà

Cách niệm Phật tại nhà

09/04/2020 427 Bình luận

Cách giải nghiệp phá thai

Cách giải nghiệp Phá thai

22/05/2019 374 Bình luận

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất – Pháp sư Huệ Tịnh soạn

12/08/2019 202 Bình luận

Chép hồng danh Phật

Chép Hồng Danh Phật – Công đức lớn, dễ thực hành

24/09/2021 165 Bình luận

Cách tụng kinh tại nhà

Cách tụng kinh tại nhà

11/05/2020 148 Bình luận

Ấn Tống Kinh Tượng Phật

  • Ấn Tống Tượng Phật A Di Đà Thờ Cúng Tại Nhà Tượng Phật A Di Đà Thân Vàng Tịnh Tông - 70 cm
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Tượng Phật A Di Đà để trên xe Ô Tô Tượng Phật để xe Ô tô cực đẹp
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Máy niệm Phật đặt nghĩa trang Máy niệm Phật ngoài trời
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn tống Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn Tống Kinh Vô Lượng Thọ Phật Kinh Vô Lượng Thọ 0 ₫

Bản quyền © 2023 · Kinh Nghiệm Học Phật