Tạp tu là chuyện tối kỵ đối với hành giả niệm Phật cầu vãng sanh. Bởi thế trong Pháp Sự Lễ Tán, Đại Sư Thiện Đạo, là hóa thân của đức Phật A Di Đà, dạy rằng:
Cực Lạc là Niết Bàn Vô Vi.
Tùy duyên, tạp hạnh khó sanh về.
Bởi thế Như Lai chọn pháp yếu.
Dạy niệm Di Đà chuyên lại chuyên.
Hóa thân của đức Phật A Di Đà dạy vậy, phàm phu niệm Phật chúng ta chỉ nên ngửa mặt mà tin nhận, thọ trì, là chắc chắn được vãng sanh….Câu chuyện vãng sanh của một hành giả sau đây, nhờ từ bỏ tự lực, nương hoàn toàn nơi Tha lực của Phật A Di Đà mà an nhiên tự tại vãng sanh là một ví dụ điển hình, rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
- Cách chữa khóc dạ đề linh nghiệm nhất.
- Tứ chủng thanh tịnh minh hối là gì.
- Thập thiện nghiệp là gì.
- Chánh kiến là gì.
- Chánh nghiệp là gì.
- Chú Đại bi tâm đà ra ni.
- 10 điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.
BỎ TẠP TRỞ VỀ CHUYÊN, NIỆM PHẬT CÀNG DŨNG MÃNH
“Ông Thượng Liên Trinh 73 tuổi người thành phố Thiên Tân. Ông quy y Tam Bảo, thọ Bồ Tát giới, giữ giới rất nghiêm sớm tối công phu không bỏ thời nào. Ông thành lập đạo tràng niệm Phật tại nhà thường xuyên dẫn chúng Niệm Phật ngày đêm không dứt, khổ hạnh khổ tu hằng mong Nhất Tâm Bất Loạn để được toại nguyện Vãng Sanh Tây Phương.
Cuối năm 1998, ông bị nghẽn bạch máu não nằm liệt giường, không thể Lạy Phật. Vì đang mang bệnh nặng nên ông Niệm Phật cũng thấy
mệt mỏi, lại thêm trong lòng sợ hãi chẳng biết mình có thể vãng sanh được hay không.
Gặp lúc Pháp sư Tịnh Lương về Thành phố Thiên Tân hoằng pháp, Ngài đến bệnh viện thăm cư sĩ Thượng Liên Trinh và dạy:
Vãng sanh nhờ phật lực, chẳng phải do tự lực.
Phật thiết lập danh hiệu, đầy đủ các công đức.
Phải bỏ các tạp Hạnh, chuyên ngưỡng nguyện Di Đà.
Nhờ vào tiếng xưng danh, nương nguyện được Vãng Sanh.
Pháp sư dạy xong, ông liền vui mừng nghe theo, rất đông các liên hữu cũng theo ông chuyển tự lực sang tha lực, bỏ tạp hạnh mà chọn chuyên tu.
Đầu năm nay bệnh tình ông thêm nặng, thận suy kiệt, toàn thân phù thũng, nhưng ông vẫn an nhiên niệm phật không còn sợ hãi.
*
Vào tháng 3, ông nằm mơ thấy mình đảnh Lễ Tây Phương Tam Thánh rồi chợt tỉnh giấc, lòng ông rất hoan hỉ, cứ vương vấn mãi.
Vào ngày 12 tháng 4 ông bảo các liên hữu:
– Tôi sắp phải đi gặp Đức Phật A di đà rồi Xin mọi người hãy niệm Phật. Cảnh Cực Lạc đã hiện, tôi đi trước đây!
Nói rồi ông dùng tay đánh nhịp lớn tiếng niệm danh hiệu Phật.
Sáng ngày 14, ông thở dồn dập, mỗi lần khó thở là kèm theo một tiếng niệm Phật rất lớn. Suốt một giờ đồng hồ như thế ông cứ luôn xưng Niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà. Mọi người thấy cảnh này đều xúc động rơi lệ.
Sáng sớm ngày 15, ông an nhiên vãng sanh về Tịnh Độ Cực Lạc.
Chớ luận Di Đà nhiếp thọ không,
Hỏi ta về Tây có dốc lòng?
Nếu đã hồi tâm quyết định hướng,
Lọng Hoa đến đón lúc mạng chung
Nam mô A Di Đà Phật!
Ngày 30 tháng 7 năm 2001 Lý Hồng chi
(Theo 100 chuyện niệm Phật cảm ứng – Pháp sư Huệ Tịnh – Tịnh Tông)
Tuệ Tâm 2024.
Nguyễn Thị Kim Chi viết
Nam mô A Di Đà Phật
Nhà con ở Hà Tĩnh đều theo đạo tin Lành nhưng riêng con có niềm tin với Phật pháp.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Chúng sanh hội tụ trong một gia đình là do cộng nghiệp, tuy thế, mỗi cá nhân đều có biệt nghiệp riêng. Bạn có niềm tin nơi Phật Pháp là do chủng tử Bồ Đề đã gieo trong nhiều kiếp phát hiện ra. Mong bạn phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh để sớm thoát khỏi sanh tử luân hồi!
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, đệ tử biết niệm phật là chánh hạnh để vãng sanh, nhưng mỗi ngày sau nghi thức, đệ tử mở file niệm phật của thầy Nhuận Hà – vừa niệm phật vừa lạy phật, xong công khóa người rất an nhiên tự tại,… thêm nữa suốt ngày đêm sống trong tiếng niệm phật phát ra từ máy, thân tâm càng an lạc
Đệ tử nghĩ mình cứ an nhiên niệm phật lạy phật đến khi nào không lạy phật được thì chỉ niệm phật thôi
Vậy có tốt không thầy
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạn niệm Phật mà thêm lạy Hồng Danh, hoặc Thủy Sám…thì mới là tạp hanh, còn như vừa niệm Di Đà vừa lạy thì vẫn thuộc về Chánh Hạnh. Người có tuổi thay vì tập thể dục thì ta lạy Phật, tốt hơn rất nhiều, thân khỏe tâm an, chướng nghiệp tiêu trừ. Vì thế bạn cứ yên tâm mà hành trì nhé!
Nguyễn Văn Tiệp viết
Nam Mô A Di Đà Phật!
Kính bạch thầy Tuệ Tâm. Con muốn hỏi là con bình thường niệm Phật khi đi đường hoặc nằm ngủ niệm thầm trong suy nghĩ, mỗi hơi thở là 1 lần. còn khi ngồi thiền con cũng tập trung mỗi hơi thở là 1 lần niệm hít vào Nam Mô A- thở ra Di Đà Phật. Như vậy có gọi là tạp tu không ạ. Con ngồi thiền niệm Phật là mong tập trung nhiếp tâm chuyên chú vào niệm Phật chứ không phải mong đạt điều gì cả.
Kính mong thầy khai thị cho con!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Hành thì như vậy không phải là tạp tu. Niệm Phật khi ngồi xếp bằng tĩnh tâm gọi là Tĩnh Tọa Niệm Phật; Niệm Phật theo hơi thở vào ra gọi là Sổ Tức Niệm Phật. Hai cách hành trì trên giúp công phu của ta thăng tiến, tâm nhanh vào tịch tĩnh. Tuy nhiên chúng ta là phàm phu, tâm đầy rẫy trược loạn, cần phải để ý điều hòa hơi thở để không bị Tổn Khí mà sanh bệnh. Bạn hành trì một thời gian, nếu thấy thân tâm an tịnh thì tiếp tục, còn nếu thấy có dấu hiệu bất thường thì phải dừng lại ngay nhé!
Cung Kính viết
Nam mô A Di Đà Phật
Nếu hành theo Thập Niệm Pháp do Đại sư Ấn Quang dạy mà thấy tâm dần an định, như vậy thì có thể thực hành tiếp đúng không ạ?
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Pháp niệm Phật có nhiều phương cách thực hành, ta thấy cách niệm nào phù hợp với mình thì hành trì, miễn theo đúng chánh hạnh xưng danh, không tạp tu là được.
Cung Kính viết
Nam mô A Di Đà Phật