Đồ ăn thừa bạn chớ bỏ đi, đừng lãng phí thức ăn mà tổn phước! Miếng ăn ta có được ngày hôm nay là do phước báu được huân tập trong nhiều đời kiếp, không phải tự nhiên mà có đâu. Lại phước của mỗi người trong một đời thường có hạn, nếu chẳng biết tiết kiệm thì nó nhanh hết. Một khi phước hết họa sẽ sanh ra, xin chớ có coi thường.
Ngày nay người ta chẳng biết điều này nên phần lớn đều phí phạm thức ăn. Từ những bữa tiệc xa hoa cho đến bữa cơm khách bình dân, từ bữa cơm gia đình cho đến mâm cơm giỗ chạp, không ai không phạm phải lỗi này. Bạn hãy nhìn sang những nước nghèo đói và chiến tranh mà xem: Người ta không cách chi kiếm nổi một bữa ăn, dù chỉ là để no bụng chớ đừng nói là ngon miệng. Tất cả đều do vì thiếu phước mà ra.
Ngày nay chúng ta thường dại dột, tự đốt phước của chính mình mà không hay không biết, thật đáng tiếc lắm thay!
- Tứ chủng thanh tịnh minh hối là gì.
- Ngũ Ấm Ma là gì.
- Cách cúng về nhà mới.
- Sự thật về Đồng bóng.
- Sự thật về Cầu cơ.
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm.
- Chú Đại Bi Tâm Đà Ra Ni.
CHỚ BỎ ĐỒ ĂN THỪA, LÃNG PHÍ THỨC ĂN LÀ TỔN PHƯỚC CỦA MÌNH
Khi đọc tự truyện của Hòa Thượng Hư Vân, thấy có lần Ngài luộc khoai mời Phật tử. Người ăn đều bóc vỏ và chỗ bị hỏng bỏ đi, Ngài thấy vậy nhưng không nói gì. Đợi đến lúc người ta đi khuất liền nhặt vỏ và chỗ khoai hỏng ấy mà ăn. Người thế gian nghe chuyện này ắt bảo rằng Ngài ăn uống chẳng vệ sinh, nhưng thật chẳng phải thế đâu, hành động nhỏ của bậc chân tu ấy là để giúp người tránh cái họa tổn phước về sau.
Một hôm bàn về chuyện tiếc phước, Thầy tôi bảo: “Lúc trẻ, thầy tu ở một Ngôi chùa lớn ở phía nam. Sư phụ Thầy dạy đệ tử rất nghiêm, thường hay răn nhắc học trò ngay cả những điều nhỏ nhặt nhất. Lúc còn đói nghèo thì không nói làm gì. Về sau khi kinh tế khá hơn, mọi người ở chùa tu học cũng không còn thiếu thốn.
Lúc thực phẩm dồi dào liền nảy sinh cái tệ phí phạm thức ăn. Sư Phụ nhắc nhiều lần mà mọi người cho là việc nhỏ nên vẫn thường trộm phạm. Một hôm sau khi ăn xong, Ngài liền đến chỗ rửa bát. Thấy cơm thừa dưới rãnh nước quá nhiều, Ngài liền lấy thìa múc lên, rửa qua nước rồi cho vào miệng ăn. Đệ tử lớn nhỏ nhìn thấy ai nấy đều kinh sợ lắc đầu lẽ lưỡi. Từ ấy về sau ở nhà ăn tuyệt không có một hạt cơm nào rơi vãi.”
*
Kể xong Thầy bảo tôi: “Khi nấu ăn chỉ nên vừa đủ. Tốt nhất là nấu thiếu một chút, đừng nấu quá nhiều. Khi ăn phải ăn cho gọn sạch. Một hạt cơm cũng không nên lãng phí mà tổn phước của mình. Nếu chẳng may thực phẩm bị hỏng, buộc phải bỏ đi thì nên niệm Phật ít câu, khấn nguyện cúng dường đồ ăn ấy cho loài nào ăn được rồi hẵng bỏ. Như thế, loài trùng kiến có được thức ăn mà ta cũng không bị tổn phước của mình.”
Trong sách nhân quả báo ứng hiện đời – Ni sư Hạnh Doan dịch, có ít chuyện liên quan đến chủ đề này. Nay tôi trích đăng lên đây cho bạn đọc hữu duyên cùng biết. Mong sao những người học Phật chân chánh khắp thế gian đều biết được mà tiết kiệm phước của chính mình. Xin hãy nhớ rằng: “Phước của mỗi người chỉ có hạn và phước hết họa sẽ sanh ra.” Và “Chớ chê việc thiện nhỏ nên không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà cho rằng không tội”!
PHÍ PHẠM CỦA TRỜI TỘI RẤT LỚN
Một nữ ký giả tờ báo X nhiều lần nghe sư phụ giảng pháp, chỉ rõ nguyên nhân bịnh cho những người đến cầu khai thị.
Một hôm, cô hỏi sư phụ: Con bệnh bao tử nhiều năm, đã chữa trị mà không thấy kết quả, có phải do đời trước con làm điều gì xấu không?
Sư phụ hỏi: Phải chăng cô không ưa ăn da bánh bao, nên mỗi lần ăn đều xé lột lớp da bánh vứt đi?
Ký giả kinh ngạc nói: Ôi trời ơi! Sư phụ! Đúng là có việc này. Con từ nhỏ đã không ưa ăn da bánh bao, vậy mà cũng là tội ư?
Sư phụ cười nói: Phải biết phí phạm là tội rất lớn. Lương thực và thức ăn trong thế giới này có sứ mệnh để cho người dùng no bụng. Con vì không ưa, thấy không hợp khẩu vị nên vứt bỏ, như vậy rất lãng phí.
*
Phải biết trên thế giới hiện nay còn rất nhiều người không có ăn và bị chết đói. (Dân Phi châu từng đói đến không có gì ăn. Họ phải ăn cỏ mà không có đủ cỏ để ăn). Con phải cảm thất xấu hổ vì điều này. Lại nữa, quốc gia nào cũng đều có người bới bãi rác kiếm ăn, ngay cả các nước đang phát triển cũng không ngoại lệ. Những người đói kém này đều do đời trước đã lãng phí lương thực, chà đạp thức ăn, nên đời nay mới bị quả báo như vậy.
Nếu đời trước ném bỏ đồ ăn, thì đời này sẽ phải đi kiếm nó về nuốt. Vì vậy con phải tuyệt đối cẩn trọng, không nên phí phạm!
Nữ ký giả tỏ vẻ ăn năn hỏi: Con phải làm sao đây Sư phụ?
– Phải phát tâm sám hối, từ đây về sau thệ không bao giờ lãng phí vật thực nữa thì bệnh con sẽ dần dần lành.
Nữ ký giả lại hỏi: Con cũng lạy Lương Hoàng Sám có được chăng?
Sư phụ cười hài lòng: Rất tốt!
DÙNG CHO HẾT
A Di Đà Phật! Thưa Sư phụ! Chúng con là Phật giáo đồ Hoa Nghiêm Quang từ xa đến. Cô bên cạnh con là cô A, nói tiếng Hoa không rành nên con thay cô ấy hỏi giùm. Cô A nói mình bịnh bao tử, đã uống thuốc chữa trị nhiều mà không thấy hiệu quả, nhưng cô không hề lãng phí thực phẩm gì. Xin Sư phụ từ bi chỉ giáo cho ạ!
Hòa thượng nhìn cô Phật tử ở xa mới đến, rồi nói:
Con không lãng phí lương thực thì rất tốt, nhưng con lại lãng phí giấy! Lúc con viết gì, chỉ cần cảm thấy câu ấy không vừa lòng hay chữ ghi không đẹp là vò nát tờ giấy, quăng ngay vào sọt rác. Còn nữa, khi dùng bữa, con đã lãng phí khăn giấy rất nhiều. Ăn một bữa cơm dùng một cái khăn giấy đủ rồi. Nhưng con thì mỗi lần lau miệng hay tay thì mới vừa dùng một cái xong, lại thay mới liên tục, rất lãng phí. Phải xài vật cho bằng hết, không được lãng phí. Nếu như con biết mình sai thì nên sửa, bỏ tập quán xấu này đi thì bệnh bao tử sẽ lành.
Cô A gật đầu tỏ ý sẽ làm theo.
ĐỪNG LẤY VẬT KHỐNG PHẢI CỦA MÌNH
Ông X thưa:
– Sư phụ, con quy y hơn ba mươi năm, chưa từng lãng phí bất cứ thứ gì, cũng chẳng dám làm chút chi sai nhân quả, nhưng hai năm gần đây bao tử con có cảm giác như bị kim châm. Tới bệnh viện khám, họ lại nói bao tử con tốt như thanh niên. Chẳng biết con tạo nghiệp gì, phiền sư phụ xem giùm cho con ạ.
Hòa thượng Diệu Pháp mỉm cười bảo:
– Tôi mà mở phòng mạch chuyên trị bịnh bao tử chắc là phát… lắm đây!
Mọi người nghe nói, đều cười ồ.
Sư phụ hỏi cư sĩ X.
– Ông mấy năm nay mỗi lần dùng bữa xong đều xài tăm xỉa răng phải không?
– Dạ phải!
– Ông thường ra tiệm dùng cơm?
– Dạ phải!
– Dùng cơm xong thì xỉa răng, lúc đi ông còn lấy vài tăm xỉa răng đem về?
Lão cư sĩ lộ vẻ rất kinh ngạc, nói:
– Con và anh bạn mỗi lần ra ngoài tiệm dùng cơm đều phải trả một-hai mươi đồng. Con dùng mấy cây tăm xỉa răng thì có tội gì?
*
– Đúng vậy! Tăm xỉa răng vốn cung cấp miễn phí cho thực khách sử dụng. Cho dù bữa ăn ông có trả một-hai trăm đồng đi nữa, thì cũng không được tùy tiện lấy nhiều tăm đem về nhà dùng, trừ phi viên phục vụ mời mọc, tặng cho. Họ đã không mời mà ông tự lấy nhiều mang đi, tuy chẳng thuộc lỗi ăn cắp nhưng phát xuất từ tâm tham.
Cho dù niệm tham này rất nhỏ, nhỏ tới mức ai nhìn thấy cũng không trách chi ông. Nhưng ông là đệ tử Phật, đã phát Bồ Đề tâm, đã thọ giới Phật, cần phải giữ cho nghiêm. Hễ không phải của mình thì không nên lấy. Dù là cọng cỏ, ngọn cây cũng không được tham! Đạo lý này người tu hạnh Bồ đề không thể không minh bạch. Bây giờ ông đã hiểu rõ chưa?
Lúc này lão cư sĩ pháp hỷ sung mãn, cao hứng nói:
– Dạ hiểu, thưa sư phụ.
Hòa thượng Diệu Pháp nói tiếp:
Đối với người tu hạnh Bồ Đề mà nói, mỗi một cử tâm động niệm đều rất quan trọng. Ông chỉ lấy mấy cây tăm mà bao tử khó chịu, đây chính là chư Phật và Bồ Tát gia trì, ngăn lỗi ngay từ manh mún, giúp ông đời này mau tu thành chánh quả. Đấy gọi là “trong hư không chuyển từng vi tế, trong vi trần chuyển đại pháp luân”.
Hiểu rõ đạo lý này, ông nên quản thúc thân khẩu ý cẩn thận, bệnh sẽ không còn nữa.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Nhân quả báo ứng thật không sai chút nào, lưới trời tuy thưa nhưng khó lọt…
Cảm ơn thầy về bài viết rất hay và ý nghĩa vô cùng
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Tượng Phật bạn thỉnh, Tuệ Tâm đã báo nhưng chưa thấy bên sản xuất có lịch giao, bạn gắng chờ nhé!
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Bao lâu cũng được ạ, đệ tử có hình Đức Phật A Di Đà mỗi ngày làm công khóa rồi
Cảm ơn thầy rất nhiều
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Nay Tuệ Tâm thấy bên xưởng họ báo chuyển Tượng, sắp tới bạn để ý điện thoại để nhận nhé!
Cung Kính viết
Thưa Tuệ Tâm
Những đồ ăn bị hỏng, nếu ăn vào thì bị bệnh, không ăn thì bị tổn phước. Đã có mấy lần con sợ tổn phước mà cố ăn sạch đồ ăn bị hỏng, chẳng hạn như cơm thiu, kết quả mắc đau bụng kiết lị mấy hôm.
Vậy phải nên làm sao ạ
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Đồ ăn hỏng ta không dùng được nhưng vẫn có ích lợi cho các chúng sanh bé nhỏ như trùng kiến…Bạn cầm thức ăn thừa ấy, trước niệm Phật ít câu, sau đó nguyện thí cho chúng sanh nào có thể ăn được rồi đổ bỏ đi. Chúng sanh có thức ăn mà ta cũng không bị tổn phước vậy!
Cung Kính viết
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin cám ơn Tuệ Tâm ạ.
Con không biết hiện tại đang là thời điểm có thời tiết nhân duyên gì đặc biệt, mà con âm thầm quan sát thấy cả con và những người quen biết xung quanh con, những nghiệp sát, đạo, dâm đều trổ ra ráo hết cả, gần như trong cùng một lúc. Đây cũng chính là nghịch duyên tu đạo hiện tại của con, hoàn cảnh mọi thứ cảm giác vô cùng ngột ngạt, ngay cả thời khóa niệm Phật hàng ngày cũng bị ảnh hưởng.
Con cũng không biết nên làm sao. Mong được Tuệ Tâm chỉ bảo.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Khi thế gian sắp có những chuyển biến lớn thì hay xảy ra chuyện dồn nghiệp, gần như một cuộc thanh lọc của tự nhiên: Kẻ đang hưởng phướng được dồn phước, hưởng hết liền đọa lạc; kẻ đang trả nghiệp chịu thêm họa để dứt hết tai ương, bước vào giai đoạn mới. Nhìn khắp thế giới những năm gần đây, thiên tai, dịch họa, chiến tranh dồn dập…hết thảy đều là dấu hiệu cảnh báo trước cho các đại nạn lớn hơn trong tương lai. Dấu hiệu rất rõ ràng mà chúng sanh u mê không người tỉnh ngộ. Người có tâm độ sanh, thật cũng chẳng biết phải làm sao!!!
Trong giai đoạn này bạn nên trọng yếu ở chỗ dù bận hay nhàn cũng luôn nhớ Phật niệm Phật. Thời khóa công phu, ngày nào thực hành được thì tốt ngày đó, không thì thôi, chớ muộn phiền lo lắng vô ích làm gì. Càng về sau tai họa càng nhiều, cái sau hung hiểm hơn cái trước, thật vô cùng khó để có thể yên ổn mà tu tập. Ta tuy niệm Phật, được Phật lực nhiếp hộ, nhưng trong biển cộng nghiệp với chúng sanh, 10 phần ắt cũng phải thọ nhận một hai. Tuy sẽ có chút khổ, nhưng trong ánh sáng nhiếp hộ của Phật A Di Đà, khổ ấy cũng chẳng đến nỗi nào cả đâu…
Cung Kính viết
Nam mô A Di Đà Phật
Do việc bận rộn liên miên, nên con chưa kịp phản hồi phúc đáp của Tuệ Tâm, thật là đáng hổ thẹn. Đến hôm nay mọi việc dần ổn thỏa, con lại có thời gian lên đây viết mấy dòng. Cảm tạ ân đức của Phật Bồ Tát cùng các vị trong vô hình âm thầm gia hộ, chẳng những tiêu tai nạn mà còn được thêm cát tường. Mọi việc diễn ra tốt đẹp hơn kỳ vọng của con rất nhiều. Những lúc lâm vào cảnh khổ ngặt nghèo, con cứ cảm thấy như có “lực” nào đấy tác động khiến cho tai ách tiêu trừ không còn dấu vết, hoặc chỉ phải chịu một phần rất nhỏ so với cái mà con nghĩ đáng ra sẽ phải chịu. Quả đúng như Tuệ Tâm đã chỉ bảo, trong mười phần thì được che chở tới tám chín phần, con thấy có những lúc còn được miễn hẳn phải chịu tai ách. Tâm con vô cùng xúc động trước bi tâm vô hạn của Phật Bồ Tát, cảm tạ Phật pháp nhiệm màu. Trước đây Tuệ Tâm nói thì con nghe cũng chỉ biết vậy, giờ thấy mọi thứ vô cùng mầu nhiệm thì càng tăng thêm tín tâm, pháp hỉ sung mãn.
Nguyện ai đọc những dòng này chuyên tâm nhất ý xưng niệm Di Đà. Một câu hồng danh đầy đủ vạn đức, há nhọc lòng lên rừng tìm trầm xuống biển mò châu!
Dạ thưa, biết pháp niệm Phật là an tâm lắm ạ. Trước đây con chưa hiểu đạo, cứ lo sợ chiến tranh, thiên tai… Do quá ám ảnh thiên tai nhân họa, nên có đêm còn nằm mơ thấy cả mình đang ở trong chiến tranh, tỉnh dậy sợ toát mồ hôi hột. Còn bây giờ thì dù nghe tin chiến sự khắp nơi, trong tâm vẫn an ổn vì biết mình đã an toàn trong sự nhiếp thọ của Đức Di Đà, chẳng còn sợ hãi gì nữa.
Cho con hỏi thăm sức khỏe Tuệ Tâm. Kính chúc Tuệ Tâm luôn an lạc, tiếp tục hành trình hoằng pháp lợi sanh. Con sẽ luôn dốc lòng dõi theo và ủng hộ các hoạt động của nhóm Tuệ Tâm.
Nam mô A Di Đà Phật.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.