Chuyện thoát án tử, khỏi bị chết chóc nhờ niệm Thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, người không hiểu Phật pháp thì cho là chuyện thần thoại, còn đối với những người am hiểu thì đây là chuyện bình thường, cổ kim nhiều không kể xiết. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin hay tựu quả Bồ Đề của Phật.” Cho nên trong cửa Phật ai tin nấy được, ai tu nấy hưởng.
Bồ Tát bản nguyện tầm thanh cứu khổ, Đại Từ Đại Bi, hễ chúng sanh tin cầu, không ai không được cảm ứng đạo giao mà vượt thoát đại nạn. Càng sâu vào thời mạt, tập khí giết hại và ăn thịt chúng sanh càng nặng nề nên nạn binh đao sẽ liên miên không dứt. Một khi đại nạn xảy ra, nếu chẳng nương sức bản nguyện từ bi ắt trong biển cộng nghiệp ta không cách chi thoát được.
Vì thế, dù bạn có tin Phật pháp hay không, một ngày cũng gắng niệm lấy chừng mươi câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát”. Việc ấy cũng chẳng tốn chút thời gian hay công sức gì, nhưng sẽ là cứu cánh của bạn khi đại nạn xảy ra. “Phòng” vẫn luôn tốt hơn “chống”, những câu chuyện dưới đây là điển hình vậy!
- Tứ chủng thanh tịnh minh hối là gì.
- Chánh kiến là gì.
- Tam giới là gì.
- Hội Long Hoa là gì.
- Sự thật về hạn Tam tai.
- Chú Đại bi tâm đà ra ni.
- 10 điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.
Thoát Án Tử, Khỏi Bị Chết Chóc Nhờ Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
(1). Theo Vương Nguyên Mưu Truyện trong bộ Tống Thư, ông Mưu làm tướng quân ở Ninh Sóc, vây Hoạt Đài không đánh thắng được nên bị thượng tướng đem chém. Ông Mưu mộng thấy có người bảo: “Tụng Quán Âm Kinh ngàn biến sẽ thoát”. Tỉnh giấc, liền tụng được một ngàn biến. Sắp bị chém, chợt có tiếng hô truyền lệnh ngưng hành hình. Ấy là vì Trầm Khánh can gián nên cấp trên thôi chém.
Theo Minh Tường Ký, đời Tấn, Nam Cung Tử Ngao, làm lính thú ở Tân Bình, bị Trường Lạc Công phá thành, cả thành mấy ngàn người đều bị xử chém. Tử Ngao chí tâm niệm Quán Thế Âm. Khi đao phủ chém đến Tử Ngao, các lưỡi đao chém xuống, hoặc là cao quá, hoặc là thấp quá. Người cầm đao chợt mỏi mệt, tứ chi bủn rủn. Trường Lạc Công kinh hãi, tra hỏi. Ông Ngao thưa: “Biết chế yên ngựa”, bèn được tha. Ông Ngao cũng trọn chẳng biết vì sao mình lại trả lời như thế.
Về sau, ông ta tạo một tượng Đại Sĩ nhỏ, hễ đi bèn đội trên đầu, khi ngưng lại bèn đảnh lễ.
*
(2). Theo Cao Tăng Truyện, tập Hai, đời Ngụy, ngài Đạo Tập đi sang Tây Sơn, Thọ Dương, bị giặc bắt trói vào cây, sắp giết. Đạo Tập bèn niệm Quán Âm không ngừng, giặc vung đao chém mấy lượt nhưng Sư trọn chẳng bị tổn thương, bèn sợ hãi bỏ chạy. Đạo Tập bèn được thoát.
Theo Đường Tam Tạng Truyện, ngài Huyền Trang vượt ải Ngọc Môn, tùy tùng là Thạch Bàn Đà, vốn là người Hồ, chợt sanh lòng khác lạ, rút đao ngồi dậy, từ từ tiến về phía pháp sư. Sư ngồi dậy, niệm Quán Thế Âm Bồ Tát. Gã người Hồ vẫn thấy vậy, lại nằm xuống, Sư cỡi ngựa bỏ đi.
(3) Theo Cao Tăng Truyện, tập Hai, đời Ngụy, sư Pháp Thiền đi đường núi gặp giặc, chỉ niệm Quán Âm. Giặc buông cung bắn, tên chẳng thể thương tổn Sư, bèn ném cung xuống đất, tỏ lòng quy kính.
Theo Tuyên Nghiệm Ký, Trầm Giáp ở Ngô Quận bị trói, sắp bị hành hình, kiền thành niệm danh hiệu Quán Âm, mũi đao tự gãy. Do vậy bèn được thả.
*
(4). Đời Thanh, Lã Thiên Hộ ở Thiểm Tây kiền thành tụng chú Bạch Y, bôi Đàn Hương lên thân Đại Sĩ, sáng tối cúng dường. Về sau, ông đảm nhiệm chức Du Nhung tại Ninh Ba, do lỡ việc, bị luận tội chém. Lúc bị hành hình, đao phủ chém liên tiếp ba đao đều bị gãy, tâu lên, ông Lã bèn được miễn tội.
Theo Tuyên Nghiệm Ký, Lục Huy bị giam trong ngục sắp chết, bèn bảo người nhà tạo tượng Quán Âm. Lúc bị hành hình, chém ba đao đều bị gãy. Quan hỏi nguyên cớ, đáp rằng: “Tôi e rằng đấy là từ lực của Quán Âm”, nhìn vào tượng thì cổ tượng có ba vết đao; do vậy, tâu lên, Lục Huy được miễn tội.
Theo Tề Thư, Tôn Kính Đức phòng ngự biên giới phương Bắc, tạo tượng Quán Âm, lễ kính, thờ phụng. Về sau, bị bọn giặc cướp gây liên lụy, triều đình định tội tử hình. Đêm ấy, ông lễ sám, khóc lóc, chợt như trong mộng thấy một sa-môn dạy hãy tụng Cứu Khổ Quán Âm Kinh một ngàn biến, sẽ thoát khổ nạn. Kính Đức tụng đến lúc bị hành hình vừa đủ ngàn biến. Đao chém xuống gãy thành ba đoạn; ba lượt thay đao vẫn gãy như cũ. Thừa tướng Cao Hoan dâng biểu xin miễn hành hình.
Kính Đức được thả về, thấy nơi cổ của bức tượng Quán Âm do mình đã tạo có ba vết đao.
*
(5). Đời Tống, Trương công tử ở Lâm An thấy trong ngôi chùa đổ nát có tượng Quán Âm đã mất chân tay, bèn thỉnh về, trang nghiêm, cúng dường. Về sau, gặp giặc, phải nhảy xuống giếng, thấy Đại Sĩ đến nói: “Ngươi nay sắp chết, ta không cách nào cứu được. Bởi lẽ, trong đời trước, ngươi từng giết một người, tên hắn hiện thời là Đinh Tiểu Đại sẽ giết ngươi để báo oán”.
Ngay lúc đó, có người thọc mâu xuống giếng, kêu chui ra. Trương hô lên: “Ông là Đinh Tiểu Đại phải không?”
Kẻ kia kinh hãi hỏi: “Sao ngươi biết?”
“Do Phật bảo tôi”.
Họ bèn cùng nhau cởi gỡ oán thù đời trước rồi bỏ đi.
*
Theo Kỷ Cầu Thư, đầu đời Thanh, Trình Bá Lân buôn bán ở Dương Châu, thờ Đại Sĩ rất kiền thành. Năm Ất Dậu (1645), quân binh nhà Thanh phá thành Dương Châu, ông Trình cầu khẩn Đại Sĩ cứu giúp. Mộng thấy Đại Sĩ bảo: “Mười bảy mạng trong nhà ông, mười sáu người đều được thoát tai kiếp, còn ông không trốn được. Đời trước ông giết Vương Ma Tử bằng hai mươi sáu nhát đao, nay phải đền món nợ ấy. Hãy nên bảo người nhà ở chái Đông, riêng mình ông ở giữa nhà đợi hắn, đừng làm liên lụy đến ai”.
Ông Trình tin theo. Đến khi binh lính đập cửa, ông Trình ra đón, hỏi: “Ông có phải là Vương Ma Tử hay chăng?”
Tên lính kinh hãi hỏi vì sao biết tên họ ta? Ông Trình kể lại giấc mộng.
Tên lính than: “Đời trước, ngươi giết ta, đời này chịu báo. Ta nay giết ngươi, há đời sau chẳng lại bị báo thù hay sao?”
Bèn dùng sống đao đập ông Trình hai mươi sáu lần để xóa nợ. Ông Trình bèn dẫn quyến thuộc sang Kim Lăng, sống yên ổn nhiều đời.
Thoát Án Tử, Khỏi Bị Chết Chóc Nhờ Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
(6). Theo Minh Tường Ký, trong niên hiệu Vũ Đức thời Đường, Từ Thiện Tài thường giữ trai giới, tụng Quán Thế Âm Kinh. Về sau bị giặc bắt, có một ngàn một trăm người cùng bị bắt, cùng bị đem tới Hồng Nhai rồi lần lượt giết chết. Ông Tài chí tâm niệm Quán Âm Kinh, trong lúc bị giết trọn chẳng biết gì. Đến đêm mới biết thân mình đang nằm trên cành cây mọc dài trên con suối sâu, cách vách đá độ hơn ba trăm thước. Lấy tay sờ cổ, chỉ thấy hơi đau, nhưng không thương tổn gì. Trèo xuống khỏi cây, đi dọc theo khe suối, nhặt được áo ấm bằng lông dê, đào, táo v.v…
Đời Đường, Vương Ất lúc nhỏ trì chú Như Ý Luân. Đầu thời Khai Nguyên, cùng bè bạn sang Hà Bắc, liếc thấy phu chèo thuyền có vẻ khác lạ, bèn cầm đuốc niệm chú. Nửa đêm, phu chèo thuyền cầm búa chặt đầu hai đứa đầy tớ, lại chém hai người bạn, rồi tới chỗ Ất. Vương Ất nằm phục xuống đất, đuốc chợt tắt, bị chém ba búa. Đột nhiên, sau lưng có hai người nâng Vương Ất đưa lên bờ. Máu chảy khắp mình, nhưng không đau đớn lắm. Sau đó, thấy từ thuyền lên bờ cao mấy chục trượng mới biết là sức của thần chú.
*
(7). Theo Pháp Hoa Cảm Thông, đời Thanh, Thích Chỉ Nhất thuở nhỏ gặp một vị Tăng kỳ lạ, răn dạy: “Con sắp gặp phải đại nạn, nếu có thể trì thánh hiệu Đại Bi thì sẽ thoát nạn”. Sư bèn dốc lòng thọ trì. Trong niên hiệu Sùng Trinh, Hiến tặc phá Quang Sơn, giết đến Sư, đao bỗng tự gãy. Giặc lấy làm lạ nên tha cho Sư khỏi chết, Sư liền xuất gia.
Theo Tuyên Nghiệm Ký, Cao Tuân niệm Đại Sĩ, gông xiềng tự tháo. Cai ngục kinh dị, bảo Tuân rằng: “Nếu Bồ Tát thương ông thì chém cũng chẳng chết”. Lúc xử tử hình, đao vung lên liền gãy. Quan giám trảm tâu lên trên, ông Cao liền được thả.
(8). Theo Quán Âm Cảm Ứng, vào thời Vạn Lịch nhà Minh, đầy tớ quan Thượng Thư Lục Ngũ Đài đánh lộn gây chết người, cầu cứu chủ nhân. Ông bảo: “Theo quốc pháp, giết người phải đền tội, ta làm sao xin tha cho ngươi được? Ngươi vào ngục hãy chuyên niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, sau ba năm, Ngài sẽ tự đến cứu ngươi”.
Đầy tớ nghe lời dạy, niệm Bồ Tát không lười nhác, một năm sau được thả.
Theo Cao Vương Ứng Nghiệm, vào đời Minh, Khương Thiện bị anh là Liêm do chiếm núi không được bèn vu cáo Khương Thiện hại mạng người, Khương Thiện bị kết thành tội nặng. Trong thời Vạn Lịch, Khương Thiện bị chuyển đến nhà giam trên phủ, có được cuốn kinh Cao Vương bèn ngày đêm lễ tụng, mấy lượt tụng đủ một tạng, liền được cứu.
*
(9). Theo Linh Ứng Lục, đời Đường, An Định là người Sơn Tây. Bà mẹ hái dâu nhặt được tượng Quán Âm bằng đồng, bèn lễ bái, cúng dường. Về sau An Định đi lính, bị ngã trong đám cỏ, cảm thấy sau lưng bị chém liên tiếp ba nhát, nghe vang ra tiếng như chặt vào đồ bằng đồng, thân thể không bị vết thương nào.
Theo Di Kiên Chí, Trữ Úy ở Vu Hồ bị Khấu Lục Đức bắt trói, sắp đem chém, thấy trên đảnh ông Trữ có ba đạo hào quang, bèn thả ra, sai giữ chức Chủ Ấp. Về sau lại vì chuyện này, xét công huân, thăng quan cho ông ta. Ông Trữ hằng ngày niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát một ngàn câu, tụng một bộ Viên Giác, cho nên được quả báo ấy.
*
(9). Theo Sư Tán Hiên Tùng Đàm, một người buôn gạo ở vùng Thượng Ngu mộng thấy Đại Sĩ dặn: “Gặp cầu chớ dừng thuyền, gặp dầu bôi lên đầu, đấu thóc ba thưng gạo, nhặng xanh nâng đầu bút”. Về sau, thuyền gặp mưa, vừa qua một cây cầu, cầu liền sập. Trở về nhà lạy tạ Đại Sĩ, đột nhiên chiếc đèn thờ trước tượng rơi xuống, dầu chảy lênh láng khắp đất. Anh ta liền bôi dầu lên đầu.
Đêm ấy, bà vợ bị giết chết trên giường. Ấy là vì người vợ tằng tịu với gã hàng xóm, hắn nghe chàng buôn gạo trở về liền đến giết. Trong đêm tối, hắn vén màn, ngửi thấy đầu anh lái buôn có mùi dầu ngỡ là bà vợ liền chuyển sang giết anh lái buôn, nào ngờ giết nhầm bà vợ. Bố vợ ngờ anh ta giết vợ bèn đi thưa. Anh lái buôn bị ép nhận tội. Lúc ghi biên bản cung khai, chợt có nhặng xanh bu đầy đầu bút, đuổi đi chúng lại bu tiếp, khiến cho quan ngờ có chuyện gì lạ lùng.
Lặng lẽ suy nghĩ, chợt anh lái buôn thất thanh kêu: “Bồ Tát!”
Quan liền tra hỏi, anh ta bèn thuật lại những chuyện nằm mộng, cầu gãy, bôi dầu. Người cố vấn của quan bèn đoán: “Ba thưng gạo tức là bảy thưng cám, há chẳng phải kẻ sát nhân là Khang Thất hay sao?”
Gã hàng xóm của anh lái buôn chính là Khang Thất, vừa tra khảo liền nhận tội, quan lập tức thả anh lái buôn.
*
(10). Trong niên hiệu Thái Nguyên đời Tấn, Cao Giản Vinh phạm pháp, lúc sắp bị chém bèn nhất tâm quy mạng Quán Thế Âm Bồ Tát. Đao phủ chém xuống, đao liền gãy.
Theo Linh Nghiệm Ký, Châu Đình Ái ở Chiết Giang giải lương qua Sơn Đông, gặp giặc cướp, thủy thủ bị giết sạch, chỉ riêng mình ông Ái còn sống, tiền lương không bị tổn hại.
Ông Ái chuyên trì Quán Âm Kinh, lại thí tặng một ngàn hai trăm quyển. Đình Ái còn có tên là Đình Thọ.
(11). Theo Thỉnh Quán Âm Kinh, nếu có chúng sanh vào trong chiến trận, lúc sắp bị hại, bèn tụng niệm chú này, xưng danh hiệu Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát sẽ được giải thoát nhanh chóng như chim ưng, chim cắt vụt bay.
Vào đời Nguyên, Châu Đạo Nhân ở Giang Lăng tụng Quán Âm Kinh, ước hẹn với mọi người đi sang quận khác. Lúc sắp đi, con két kêu ầm lên: “Chớ có đi! Chớ có đi”, liền biết Bồ Tát hiển linh, bèn thôi, những người ra đi đều bị cướp giết!
(Theo Quán Thế Âm Bổn Tích Cảm Ứng Tụng)
Tuệ Tâm 2024.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Anne Zhang viết
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
MINH TRIẾT viết
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT./ DẠ KÍNH THƯA THẦY, CON ĐANG CHUYÊN NIỆM PHÂT A DI ĐÀ./THEO PHÁP SƯ HUỆ TỊNH GIẢNG NẾU CÒN NIỆM THÊM BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM., NHƯ THẾ CÓ PHẠM VÀO TẠP NIỆM , THÌ SẺ KHÓ VÃNG SANH ( TRƯỚC DÂY CON CHUYÊN TRÌ CHÚ ĐẠI BI HƠN 5 NĂM ). CON RẤT CÁM ƠN THẦY
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Bạn đang chuyên tu niệm Phật thì cứ thế mà thực hành, không cần phải niệm thêm Thánh Hiệu đâu. Bài viết này dành cho Phật tử sơ cơ và những người chưa biết về Phật pháp để tăng duyên nhập đạo.
Quán Kinh ghi rằng: “Nếu người nào niệm Phật, nên biết người ấy là hoa Phân-đà-lợi trong cõi người. Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí là bạn hữu tối thắng của người ấy. Người ấy đang an trú đạo tràng và sanh vào nhà chư Phật.” Trong Quán Kinh Sớ, Tổ Thiện Đạo giải thích như thế này: “Người chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà thì Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí thường đi theo bảo hộ như thân hữu tri thức vậy.”
Người không biết, không tin sâu niệm Phật, gặp hoạn nạn cầu thì Bồ Tát ứng cứu, còn bạn niệm Phật thì luôn có hóa thân của các Ngài ở bên cạnh rồi, đâu cần phải niệm thêm làm gì nữa!
MINH TRIẾT viết
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, rất cám ơn THẦY
Trần Hà viết
Thưa thầy. Con xin phép được hỏi, ngoài những lúc thắp hương tụng chú trước ban thờ thì trên xe ô tô con đi còn cũng bật các bản chú phổ nhạc, nhất là bản chú đại bi, chú thập nhất diện, chú của Địa Tạng bồ tát. Con không lái xe nên hay nghe và hát lẩm bẩm theo. Nghe bản chú rất hay, rất sảng khoái tinh thần. Tuy nhiên liệu có phạm lỗi bất kính không ạ? Xin thầy giải đáp.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Đại khái thì cũng không sao cả. Tuy nhiên, ở trên xe ô tô nghe niệm Phật là tốt nhất. Vì trong vạn pháp duy chỉ có niệm Phật là không có hình thức; Còn Thần chú thì thường có chư Thiên Long Hộ Pháp hộ trì, ta nghe mà thiếu cung kính, các Ngài cũng sẽ không được vui lắm…