Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn là lời thề thứ hai trong Tứ Hoằng Thệ Nguyện của người tu Phật. Phiền não của kiếp người vô lượng vô biên, hết lớp này đến lớp khác, liên miên bất tận. Chỉ vì chúng sanh lấy khổ làm vui nên thực rất ít kẻ nhận ra cuộc đời vốn đầy rẫy phiền não và khổ đau.
Đa phần chúng ta vui khổ đan xen, tuy nhiên cái vui thoáng có được ấy “không hề có chánh y báo thật vui. Đường lành phải vui, mà thật vui không có, chỉ vui tạm, hoặc có vui thì vui đó chỉ là sự đối đãi với cái quá khổ, rồi mình lấy khổ ít mà cho là vui; nên nó vẫn là cái nhân để thành sự khổ. Vì vậy, cái vui mà loài người coi là thật không được Phật pháp công nhận.
Trong kinh Pháp Hoa có câu: “Dĩ khổ vi lạc”. Chúng sanh lấy khổ làm vui, như người gánh nặng, gánh bên vai mặt rồi đổi qua gánh bên vai trái thì thấy khỏe, đỡ đau, đỡ mệt một chút thì cho nó là vui; thật thì khổ thay đổi thôi. Như đói được ăn thì mừng lắm, vui lắm. Nhưng cái ăn đó có thực vui không? Ăn rồi thì cần tiêu hóa, không tiêu hóa được thì nặng nề khó chịu, mà một thời gian sau đói trở lại. Như vậy đã lấy cái không vui cho là vui. Rồi cái mình cho là vui đó chính là cái nhân để thành cái khổ sở tới. Cái khổ hiện tại của mình mà tìm không ra.
*
Đầu mối chủ động của sanh tử luân hồi là phiền não, hữu lậu phiền não. Trong kinh luận nói mười phiền não chánh là tham, sân, si, mạn, nghi và năm ác kiến. Năm ác kiến là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến. Trong mười phiền não có phiền não do nhiều đời huân tập đã thành, không cần học hỏi, không cần tác động bên ngoài mà phiền não đó vẫn khởi lên khi đã có thân này. Nó đồng thời khởi lên, cùng chung với thân khởi nên gọi là câu sanh phiền não.
Có những phiền não không đồng thời có với thân này, mà phải chờ sự chạm xúc, chờ hoàn cảnh, học hỏi, phân biệt phải quấy, mình người… để nó sanh khởi lên, gọi là phân biệt phiền não. Phân biệt nghĩa là có sự hiểu biết, sự phân tích sai khác, rồi mới khen chê, lấy bỏ và từ đó mới phát khởi lên có tham, sân, si v.v… Các thứ phiền não đó khởi lên trong đời hiện tại khi có thân này rồi, do các giác quan tiếp xúc với cảnh ngoài để tạo thành cái khổ gọi là phân biệt phiền não.”
- Sinh lão bệnh tử là căn bản khổ của kiếp người.
- Quỷ thần là gì
- Âm đức là gì.
- Sự thật về hạn Tam tai.
- Hội Long Hoa là gì.
- Thiên ma là loại ma gì
- 10 chuyện Tâm linh có thật.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải
Thực hiện câu nguyện thứ nhất “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” nghĩa là phải có tâm từ bi, bình đẳng, vô ngã, vô pháp. Và cần liên kết câu nguyện này với câu nguyện thứ hai “Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”. Vì muốn được vô ngã, vô pháp thì phải bắt đầu từ đâu? Không phải muốn là được. Muốn vô ngã thì vô ngã, muốn vô pháp thì vô pháp; dễ như vậy, chúng sanh cần gì phải tu, chúng sanh là Phật hết rồi.
Chúng sanh không phải là Phật, dầu rằng trong kinh nói tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Tại sao hiện tại chúng sanh không phải là Phật được? Vì chúng sanh đang ở trong quả khổ sanh tử luân hồi, là do y báo chánh báo nằm trong cảnh vô thường biến đổi, có rồi mất, nên gọi là sanh tử. Cái đó là cái khổ.
Quả khổ đó phát sinh từ cái nhân gọi là nghiệp nhân. Mà nghiệp nhân là việc làm phát xuất từ thân, khẩu, ý. Thân làm việc lành, việc dữ. Miệng cũng có lời hay, lời sai trái và ý cũng vậy, nghĩ điều hay, điều dở. Như vậy, thân khẩu ý tạo cái lành, cái ác. Nhưng tạo cái ác thì ở trong sanh tử đã đành. Còn cái lành thì có cái lành trong sanh tử, có cái lành ngoài sanh tử. Lành trong sanh tử là lành của phàm phu. Lành ngoài sanh tử là lành của bậc Thánh.
*
Đối với người tu trong Phật pháp, cái lành trong sanh tử không phải là mục đích, đó chỉ là sự tạm bợ trong thế gian. Người tu hành phải làm cái lành ngoài thế gian, ra ngoài sanh tử. Pháp chúng ta học gọi là hữu lậu, vô lậu.
Lậu là lậu hoặc, nghĩa là nó rơi, rớt, lọt; đó là ý nghĩa của phiền não. Phiền não là gì? Phiền não là thứ làm cho thân tâm nóng nảy, bồn chồn, bứt rứt, không thư thái, thanh thản. Những thứ đó tạo ra như vậy, thì nó lại phát sinh ra nghiệp lành dữ trong sanh tử luân hồi.
Việc ác bỏ ra rồi, nhưng việc lành còn dính líu thì không vượt dòng sanh tử được. Chỉ tạm thời ít khổ mà gọi là vui, là cái vui tạm trong sanh tử thôi. Cũng như Phật nói hiện tại loài người chúng ta ở trong lục đạo sanh tử luân hồi là thuộc về thiện đạo, tức thuộc loại lành. Chữ đạo có nghĩa là con đường.
Con đường lành đó ở trong sanh tử như vậy do đâu? Vì nó kèm theo cái lậu hoặc phiền não là chính, là đầu mối điều khiển sanh ra nghiệp lành hữu lậu. Do nghiệp lành hữu lậu đó mà hiện tại mình hưởng quả người về nhân đạo. Tức thuộc thiện đạo trong lục đạo.
*
Nhưng nếu suy nghĩ lại trong thiện đạo của loài người, không hề có chánh y báo thật vui. Đường lành phải vui, mà thật vui không có, chỉ vui tạm; hoặc có vui thì vui đó chỉ là sự đối đãi với cái quá khổ, rồi mình lấy khổ ít mà cho là vui; nên nó vẫn là cái nhân để thành sự khổ. Vì vậy, cái vui mà loài người coi là thật không được Phật pháp công nhận.
Trong kinh Pháp Hoa có câu: “Dĩ khổ vi lạc”. Chúng sanh lấy khổ làm vui. Như người gánh nặng, gánh bên vai mặt rồi đổi qua gánh bên vai trái thì thấy khỏe, đỡ đau, đỡ mệt một chút thì cho nó là vui; thật thì khổ thay đổi thôi.
Như đói được ăn thì mừng lắm, vui lắm. Nhưng cái ăn đó có thực vui không? Ăn rồi thì cần tiêu hóa, không tiêu hóa được thì nặng nề khó chịu. Mà một thời gian sau đói trở lại. Như vậy đã lấy cái không vui cho là vui, rồi cái mình cho là vui đó chính là cái nhân để thành cái khổ sở tới. Cái khổ hiện tại của mình mà tìm không ra. Còn cái vui chân thật có được là vì trụ trong Phật pháp nên luôn luôn nhàm chán thế gian.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Việc học rộng mênh mông, có cái nói về tánh, về thể. Nhưng nếu mình quên sự tướng, quên mình hiện tại là phàm phu, bị quả báo loài người trong vòng lục đạo luân hồi thì khó tiến lên được. Phải biết vị trí mình đang đứng là phàm phu. Học rộng biết nhiều thì được, nhưng quan trọng là hiểu đúng điểm phát xuất để tiến trên con đường đạo. Phải từng bước từ thấp cuối cùng, rồi lần bước lên.
Nếu không có quan niệm nhàm chán sanh tử khổ thì không thể tu hành pháp giải thoát của Hiền thánh được. Vì có nhàm chán, bỏ cái này, mình mới làm cái kia. Nếu không nhàm bỏ cái này thì vẫn nắm lấy cái này, ăn ở chỗ này mà thôi. Giống như phần nhiều ai cũng biết niệm Phật. Nhưng mục đích niệm Phật để làm gì? Để được y báo, chánh báo ở Cực Lạc thế giới, nghĩa là sanh nơi Tịnh độ.
Tâm niệm chánh hằng ngày là mến luyến thân cảnh này, như vậy dĩ nhiên không thể thoát ra khỏi thân cảnh này được. Do đó, nhàm chán là điều đứng đầu. Chính vì vậy mà pháp phổ thông trong ba thừa như Tứ đế chẳng hạn, nói đến Khổ đế trước nhất. Phật nói đây là khổ, các ông phải biết rõ ràng như vậy. Nếu điều thứ nhất đó mà không nhận thức được thì nói các điều sau chỉ là nói chơi, hý luận, không được gì hết. Do đó phải biết khổ, phải thấy khổ để nhàm chán cái khổ đó. Không muốn còn cái khổ đó nữa, thì mình mới tìm con đường ra khỏi cái khổ.
*
Vì vậy, đầu mối chủ động của sanh tử luân hồi là phiền não, hữu lậu phiền não. Trong kinh luận nói mười phiền não chánh là tham, sân, si, mạn, nghi và năm ác kiến: Thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến.
Trong mười phiền não có phiền não do nhiều đời huân tập đã thành, không cần học hỏi, không cần tác động bên ngoài mà phiền não đó vẫn khởi lên khi đã có thân này. Nó đồng thời khởi lên, cùng chung với thân khởi nên gọi là câu sanh phiền não.
Có những phiền não không đồng thời có với thân này, mà phải chờ sự chạm xúc, chờ hoàn cảnh, học hỏi, phân biệt phải quấy, mình người… để nó sanh khởi lên, gọi là phân biệt phiền não. Phân biệt nghĩa là có sự hiểu biết, sự phân tích sai khác, rồi mới khen chê, lấy bỏ và từ đó mới phát khởi lên có tham, sân, si v.v… Các thứ phiền não đó khởi lên trong đời hiện tại khi có thân này rồi, do các giác quan tiếp xúc với cảnh ngoài để tạo thành cái khổ gọi là phân biệt phiền não.
*
Về phân biệt phiền não, tôi đại lược nói con số. Theo phần chung của tam thừa, những phiền não về phân biệt có 88 thứ. Khi người tu hành do quán trí thấy rõ được lỗi của phân biệt, chứ không phải nói theo văn tự. Thấy được cái lỗi của phân biệt, nghĩa là không phân biệt mà rời được phân biệt, thì những phiền não về phân biệt không còn, Phật pháp gọi đó là kiến đạo, thấy đạo. Nhờ thấy đạo mà các phân biệt phiền não bị dứt trừ, cho nên có thể gọi nó là kiến sở đoạn hoặc.
Hoặc là cái mê lầm, từ riêng của phân biệt phiền não. Phân biệt phiền não này do “thấy đạo” mà dứt hết, gọi là kiến đạo sở đoạn hoặc, nói tắt là kiến hoặc.
Tiếp theo nói về câu sanh phiền não. Đây là phiền não cùng chung thân này, khi thân này có thì nó có. Nếu tư duy tu tập theo pháp môn của Phật, tập trung tư tưởng vào đề mục mà Phật dạy, lần lần tâm không tán động, trụ lại một chỗ. Khi tâm đã trụ lại một chỗ duy nhất gọi là nhứt tâm, hay định. Định đó đúng với pháp đức Phật dạy thì đó là định chân chánh, gọi là chánh định.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Khi có chánh định, tâm không tán động nữa. Tâm không tán động thì những món phiền não đó không có chỗ để phát được, nó bị cột lại, gom lại, bị đè xuống, bị tóm gọn. Nhờ chánh định làm cho tâm đứng yên, do tâm đứng yên mà lần lần thoạt từ nội tâm phát sáng ra. Khi nội tâm phát sáng ra thì những hoặc nhiễm phiền não không còn khởi được nữa và nó bị dứt trừ.
Do tư duy tu tập thành tựu định huệ mà dứt được những câu sanh phiền não, nên gọi là tư sở đoạn hoặc, gọi tắt là tư hoặc. Nếu tư hoặc phân ra ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc có rất nhiều, nên khó dứt.
Về kiến sở đoạn hoặc, khi mình thấy được đạo, là thấy rõ lỗi của phân biệt và rời bỏ cái phân biệt đó thì phiền não này liền dứt, nó dứt một lượt, không có tuần tự.
Còn tư sở đoạn hoặc, nghĩa là phiền não do tư duy tu tập để dứt thì nó lại có rất nhiều phần. Nếu ở Dục giới chia làm 9 phần có thượng, trung, hạ. Thượng thì có thượng thượng, thượng trung, thượng hạ. Cho đến hạ cũng có hạ thượng, hạ trung, hạ hạ. Do đó có cái thô, cái tế của nó, mới chia ra 9 phần.
*
Sắc giới thì có 4 cõi thiền, vô sắc giới thì có tứ không, thành 8. Mỗi từng đều có 9 phẩm như vậy cả. Nếu nhân lên thì Dục giới là 1, Sắc giới có 4 từng, Vô sắc giới có 4 từng. Vậy tất cả là 9 nhân 9 phẩm là 81 phẩm. 81 phẩm đó không thể dứt một lượt được. Sự tư duy tu tập mà thành định huệ của mình thì chỉ dứt được từng phẩm theo tuần tự mà thôi.
Đại lược để nói kiến hoặc và tư hoặc, mình thấy nó đã có rất nhiều như vậy. Chẳng những tham, sân, si, mạn, nghi, cùng 5 ác kiến, mà nó chia ra nhiều phẩm như thế đó. Cho đến trong kinh nói rằng tổng số bao quát của nó có tới 84.000, thường gọi là 84.000 trần lao. Trần lao là từ riêng của phiền não. Đó là nói tổng quát. Trong kinh có chỗ nói rộng ra nữa thì nó vô lượng.
Ngoài ra còn có phần chủ chốt, chỗ dựa của phiền não. Không có cái gì tự nhiên mà có, phải có từ đâu. Phiền não cũng vậy, trong kinh nói nó có từ vô minh bất giác.
Chúng ta ai cũng có tánh thể, thường gọi là tâm hay tâm tánh. Bổn lai của tánh thể là gì? Phàm phu chúng ta không ai biết được điều này, nên gọi là bất giác, là vô minh.
*
Vô minh là không sáng biết, bất giác là không biết. Chính cái không biết tánh thể sẵn có của mình. Không biết được cái có của mình là đầu mối sanh ra tất cả phiền não. Từ phiền não đó sanh ra cái nghiệp hữu lậu, nghiệp vô lậu. Rồi kết thành nguyên nhân của tất cả cái lành dữ, mà có ra quả báo khổ vui. Hay nói theo chiều ngược lại thì tất cả quả báo do nghiệp nhân. Nghiệp nhân do đầu mối phiền não, mà phiền não dựa trên vô minh bất giác.
Nói về vô minh bất giác, trong kinh luận phân ra rất phức tạp. Vì phức tạp nên phân chia các bực Bồ tát, từ sơ phát tâm Bồ tát, rồi thập Tín, thập Trụ, thập Hạnh, thập Hồi hướng, thập Địa cho đến Đẳng giác, Diệu giác thành Phật.
Để dứt trừ vô minh bất giác, nghĩa là không nhận biết được tâm tánh bổn lai sẵn có của mình, phải tu tập từ bực như vậy, không đơn giản. Gộp chung lại, từ vô minh đến tư hoặc, câu sanh phiền não, kiến hoặc, phân biệt phiền não, tất cả như vậy vô cùng vô tận. Do đó mới nói phiền não vô tận. Phiền não vô tận như vậy, nhưng Bồ tát cũng quyết dứt trừ cho hết.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Phiền não vô cùng vô tận mà không phát thệ nguyện, nhất định là không làm tới nơi tới chốn được. Phải nhờ thệ nguyện làm nền tảng, chỗ dựa vững vàng để không bị thối lui. Dứt trừ phiền não không dễ dàng, nếu không có đại nguyện, đại lực thì không thể dứt trừ được nó. Hoặc có dứt trừ chăng nữa thì đến phần nào mệt mỏi rồi dừng lại ở đó, không dứt trừ sạch được.
Muốn dứt trừ sạch phiền não, phải có chỗ đứng thật vững, đó là đại thệ nguyện. Cho nên thệ nguyện rộng lớn thứ hai của Bồ tát là dứt trừ phiền não, dù nó có vô tận vô biên.
Tôi xin nhắc sơ qua về vô minh bất giác để hiểu dễ hơn khi đọc luận Khởi Tín phân chia rõ như thế này:
Từ nơi bất giác mới có vọng động. Bất giác là chẳng thấy biết tâm tánh bổn lai của mình. Đừng nghĩ là vô lượng kiếp trước hay lúc nào, mà ngay hiện tại, rõ ràng là mình không thấy biết nó khởi lên cái vọng động. Vọng động có phần năng và phần sở. Có vọng động thì có đối tượng. Có đối tượng thì có bên đây, bên kia là phần năng, phần sở. Từ phần năng, phần sở, mới có sự phân biệt nối tiếp không ngừng. Nếu cái phân biệt đó không nối tiếp chẳng ngừng thì mình dễ dàng trở lại cái tánh bổn lai của mình.
*
Vì có sự nối tiếp không ngừng đó mới có sự nắm lấy. Do nắm lấy sanh ra hành động. Có hành động thì có kết quả của nó là quả khổ. Nếu từ hành động tính ngược lại về trước, thì đó là cái nghiệp. Nắm lấy là chấp thủ, tức chấp ngã câu sanh hay chấp ngã phân biệt.
Trong sự nắm lấy có sự nối nhau không dứt, gọi là tương tục. Cái nối mãi không ngừng là do phân biệt, trong luận gọi là trí. Tại sao gọi là trí? Vì nó đứng trước cái nốì luôn, nắm lấy cùng với hành động. Nếu nó đứng dưới cái nối luôn, nắm lấy hành động thì nó là sai lầm, gọi là thức, không gọi là trí nữa. Phần trên đã nói cái trí do năng sở mà có và năng sở thì từ vọng động mới có. Vọng động từ nơi bất giác là chẳng thấy biết tâm tánh bổn lai của mình.
Thiền tông đi tắt, nhất quyết thấy được tâm tánh mà thôi. Cái đầu mối mà được thì các cái dưới mất hết, cái đầu mối mất thì các cái dưới không có giá trị gì nữa. Do đó người ta gọi là đi tắt.
*
Nhưng làm sao mình tâm kiến tánh? Nó rõ ràng vậy đó, nhưng các huynh đệ đừng nghe vậy mà ham, phải ghi nhớ là hàng đại căn đại trí mới có thể chỉ trong một đời này mà mình tâm kiến tánh được. Còn người tầm thường không hiểu tới nơi tới chốn, rồi khởi sanh phiền não, khởi nghiệp tạo tội, thiện ác phải lẩn quẩn trong sanh tử luân hồi mãi mà thôi. Không phải dễ dàng được đâu, vì thứ bực đi quá xa như vậy.
Từ tư hoặc, kiến hoặc là từ chỗ nào? Từ chỗ phân biệt, đến nối tiếp, đến nắm lấy, mới hành động, dẫn đến kết quả. Kiến hoặc, tư hoặc nằm ở chỗ nắm lấy. Và phần đầu mối là vọng tưởng bất giác là phần vô minh hoặc.
Phân rõ như vậy rồi, mình nhất quyết tu, vì bổn tâm của mình, đâu phải của ai mà tự nơi chính mình. Điểm đầu tiên rõ ràng đơn giản lắm là mình có tánh thể, tạm thời dùng ngôn ngữ như vậy để phân tích. Tánh thể đó là bổn tâm, bổn tánh của mình mà mình không nhận biết được, không thấy được của mình. Nếu cố gắng mình có thể thấy, vì bổn tâm đó là cái sẵn có của chính mình.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Muốn thấy bổn tâm của mình, như trong kinh Lăng Nghiêm Phật nói rằng mở gút. Có nhiều gút quá rồi thì mình phải lần lần gỡ mà thôi. Phật thí dụ có 9 gút, nếu huynh đệ nghiệm ra sẽ thấy đúng vậy. Từ bất giác, không biết sanh ra vọng động, có năng sở, có phân biệt, có nối luôn, rồi có nắm lấy (chia ra câu sanh và phân biệt). Do nắm lấy mà có hành động, do hành động mà có kết quả. Như vậy có phải là 9 gút không? Sợi đây cột 9 lần, không thể mở gút thứ nhất ở trong được, phải mở gút thứ 9 ở chót đây trước. Mở được gút thứ 9, rồi thứ 8, rồi thứ 7…, rõ ràng vậy.
Do đó, biết quả khổ của mình, rồi nhàm chán. Đó là mình cố gắng mở gút thứ 9. Rồi lần qua gút thứ 8, mình ngăn nghiệp, không cho xảy ra. Rồi tới phần thứ 7 là kiến hoặc trừ đi. Rồi thứ 6 là tư hoặc phải dứt bỏ. Gỡ lần lần cho đến gút thứ nhất cũng được mở tung thì bất giác không còn nữa. Lúc đó là đại giác ngộ, thành Phật. Rõ ràng như vậy.
Phật nói pháp vì mình, vì chúng sanh. Phật dùng Phật nhãn thấy rõ tất cả mọi chúng sanh đều có khả năng thành Phật như Ngài, chỉ tại mình không cố gắng mà thôi. Vì ai cũng có bản tánh đó cả, có thể được như vậy cả. Cho nên đại chúng phải hết sức cố gắng siêng tu.
*
Muốn ngăn nghiệp quả thì giới hạnh làm đầu, rồi tu tập pháp môn, phải niệm Phật, phải tham thiền, để mình trừ phân biệt, kiến hoặc, tư hoặc. Phải có định huệ mới trừ được, lần lần tuần tự lên. Từ phàm phu tới Thánh không phải dễ dàng được, mà không chịu từ khởi điểm này để tu để bước tới thì vẫn đứng lại hay sụt lùi mà thôi. Nếu không có bước đầu tiên, thì làm sao có bước cuối cùng; huống nữa là từ phàm bước lên bực hiền thánh, mỗi từng bực như vậy đều có cảnh giới mình hưởng thụ cả.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng thành Phật thì lâu xa, khó khăn. Nếu chưa thành Phật, mà rời được phần nào phàm phu sanh tử của mình thì cảnh giới cũng là phi phàm, phi thường lắm, vì nó trên phàm phu này. Nhưng cần nhứt là đừng tham đắm, trụ lại, cứ đi mãi đi mãi, không ham dừng lại.
Chúng sanh trong sanh tử luân hồi có thân là chánh báo, cảnh là y báo; mà thân và cảnh đều khổ, nó ở trong vòng vô thường. Vô thường là có sanh có diệt. Cảnh có đó rồi mất đó, thay đổi luôn. Thân cũng vậy, có rồi mất, ở trong vòng lẩn quẩn mà thay đổi sanh diệt như vậy. Vì vô thường, thay đổi, có sanh có tử, có rồi mất, từ đó gây ra cái khổ.
*
Cái khổ của phàm phu trong vòng sanh tử này không thể kể hết. Đại khái có 8 điều khổ: sanh, già, bệnh, chết, cầu được mà không được, phải thất vọng. Thất vọng là nỗi khổ lớn, thường mình người tu ít nghĩ đến sự khổ, thất vọng. Chúng ta thấy người đời phần nhiều bỏ nhà bỏ của ra đi là thất vọng, bỏ thân này tự tử cũng do thất vọng mà ra. Những người thân ái luôn luôn muốn được gần gũi thì lại bị hoàn cảnh xa lìa khổ ái biệt ly quá rõ. Người thân ái mình chết thì cũng là biệt ly. Người ra đi khổ, người sống còn lại với công việc cũng rất khổ.
Ái biệt ly là nỗi khổ lớn. Oán thù có thể tổn hại mình, gây khó khăn cho mình, mà phải gần gũi là rất khổ, gọi là oán tăng hội khổ.
Khổ thứ 8 mà người không học đạo ít lưu ý, nhưng người học đạo chúng ta lưu tâm là ngũ uẩn xí thạnh. Thân mình kết hợp bởi 5 uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Sắc uẩn hay nhục thân hữu hình, hữu sắc của mình, từ đầu đến chân, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, không thể điều hòa được, sanh ra các thứ chướng ngại, làm cho phải khổ.
Về sự nhận lấy, cảm xúc, lãnh thọ thuộc thọ uẩn, thường thường mình lãnh lấy những cái không vừa ý thì nhiều, nên phải khổ. Huống nữa là tâm niệm mình muốn, muốn được, hay đòi hỏi cho được. Đòi hỏi đó gây ra nhiều phiền toái cho bản thân người đó, thuộc về thọ uẩn xí thạnh.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Tưởng uẩn thế nào? Luôn luôn trong tâm niệm mình có sự suy tư, suy nghĩ, đưa đến sự tưởng tượng. Tưởng tượng suy tư gây ra nhiều phiền muộn lo lắng đủ thứ. Do đó, khi tưởng uẩn khởi lên thì làm mình khổ.
Hành uẩn là những gì? Hành uẩn là tất cả tâm sở của mình, ngoại trừ thọ tâm sở, tưởng tâm sở. Hành do sự biến động, luôn luôn biến đổi, vừa vui đó, lại giận đó, thương đó, ghét đó; nó khởi lên đủ thứ. Tất cả tâm niệm khởi lên, dù là tâm sở thiện hay tâm sở bất thiện, đều thuộc về tâm sở. Tất cả tâm sở đó thay đổi, như vậy dù là tâm sở lành cũng làm cho con người không được yên. Huống chi những tâm sở thuộc phiền não, nó làm người ta phải nóng bức.
Do đó kỳ thực hành uẩn luôn luôn phát khởi, không lúc nào dừng. Hễ mình có tâm niệm là có tâm sở. Như vậy, tâm luôn luôn loạn động, nên tạo ra sự bức bách, phiền não khổ.
Thức uẩn là gì? Là sự thấy, nghe, nếm, ngửi, có cảm giác, đến ý nghĩ, suy tư biết được quá khứ, hiện tại, vị lai. Nhưng phân biệt, hiểu biết được việc hiện tại là nhờ thấy, nghe. Thấy nghe thì nhiều, mà còn thêm cái phân biệt phải quấy, tốt xấu, chánh tà, Thánh phàm, v.v… Tất cả phân biệt chánh tà đó là do thức uẩn.
*
Từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 5 uẩn đó bộc phát, sanh khởi lên, đó là ngũ uẩn xí thạnh, không lúc nào nó đứng yên, mà cũng không lúc nào nó chìm xuống cả. Như ngọn lửa bừng lên hoài nên gọi xí thạnh mà mình mang nơi thân, nên trong kinh gọi nó là gánh nặng trọng đại.
Ngũ uẩn còn có tên gọi là ngũ ấm. Uẩn là cái tích tụ một khối, một nhóm lại. Thí dụ như sắc uẩn có con mắt, lỗ tai, có da, có thịt; sắc có một khối như vậy.
Thọ cũng có khổ vui kết lại một khối. Tưởng là xét biết. Biết bao sự suy tư, tưởng tượng hằng ngày của mình cũng là một khối, chứ không phải là một. Có nhiều thứ hợp lại một đống, một khối, gọi nó là uẩn.
Hành cũng vậy, biết bao nhiêu là tâm sở, hàng chục tâm sở kết thành một khối là hành uẩn. Thức cũng vậy, nhưng cái biết thấy, biết nghe, cũng kết thành một khối, gọi là thức uẩn.
Từ uẩn là một khối kết hợp lại, nhưng nó lại làm cho mình mê muội, không sáng suốt nhận lấy thể tánh bổn lai thanh tịnh của mình, sẵn có chính nơi đó.
*
Tại sao mê muội, không nhận được? Bởi vì nó luôn luôn không nhìn lại cái gì mình sẵn có, mà nó duyên theo cái không phải là mình. Cũng giống như đại chúng nhìn lên, đây là bàn tay của Hòa thượng. Rõ ràng là đại chúng duyên theo cái không phải của mình. Cái của mình thì quên đi, không bao giờ trụ lại, mà chỉ nhận đại khái. Tôi lấy thí dụ như vậy để quý vị suy nghĩ, coi kỹ thì thấy đúng hằng ngày mình duyên theo cái không phải là mình, sống trong cái không phải là của mình. Vì báo thân ngũ uẩn này mà nó như vậy, cho nên nói ngũ uẩn là ngũ ấm.
Ấm là che dậy, trùm kín, không cho phát sáng; nó không cho nhận thật. Duy Thức muốn cho rõ, gọi là ngũ thủ uẩn. Chữ “thủ” là chấp lấy, nắm lấy, lấy. Hễ chấp lấy là sai, vì chấp lấy là có năng, có sở, tất nhiên là nhận lấy cái gì không phải của mình, nên sai lầm.
Thân người dù là Thánh hay phàm đều gọi là ngũ uẩn. Thân Bồ tát, Bích chi, La hán, thân Phật cũng gọi là ngũ uẩn. Nhưng phàm phu lại sai lầm, mê muội, che đậy, nên Duy Thức cho nó là ngũ thủ uẩn (5 thứ thủ uẩn), vì nó duyên lấy, chấp lấy, thủ lấy, nhận lấy, sai lầm. Thủ là nắm lấy, có chỗ gọi là kiến chấp, nói cho sát là luôn luôn sống trong kiến chấp.
*
Mê lầm, che đậy là ấm, và muốn cho rõ nghĩa cái lỗi của nó, thêm chữ “thủ”. Thủ rồi uẩn, đó là sai lầm chấp kiến, gọi là ngũ thủ uẩn, có từ chung là ngũ uẩn. Riêng phàm phu sanh tử mình là ngũ ấm. Nếu dùng chữ uẩn cho phàm phu sanh tử, thì thêm chữ “thủ”đứng trước. Duy Thức học dùng chữ đó như vậy rồi thì thân mình đang mang là gánh nặng, gánh khổ, là chỗ che đậy làm cho mình không nhận được chân tánh, cũng như làm cho thể tánh của không khởi lên được. Chân tánh có nguyên, không bị tổn giảm, nhưng không phát hiện được vì bị thân ngũ uẩn che đậy.
Đại chúng nên biết rằng muốn không bị thân ngũ uẩn che đậy là điều không đơn giản. Người ta thường nói hễ còn thân thì còn khổ, chết mình hết khổ. Nhưng phải biết không bao giờ không có thân. Nếu thân này hoại thì nó có thân kế, không bao giờ gián đoạn; gián đoạn là thời gian ngắn còn không có. Thí dụ trong đại chúng hiện giờ có một người nào ngã ra không thở nữa là chết. Nếu người đó thực chết thì liền có thân khác, không bao giờ không thân. Nếu thân kế chưa thành được (chưa đầu thai) thì nó có thân chân giữa là trung ấm thân. Lúc đó, nó liền hiện ra trung ấm thân.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Trung ấm thân là gạch nối trung gian để có thân chánh báo ở đời kế. Thân chánh báo đời kế đó sớm hay muộn, mau đầu thai hay chậm tùy theo nghiệp hoặc, tùy theo duyên kết hợp; mà khi chưa có thì không phải không có thân, nó có trung ấm đặt trung gian. Cái thọ của thân trung ấm mắt Phật thấy rõ ràng.
Thân trung ấm đã đầu thai thì thân ở cái thai đó, nên thân trung ấm chết. Nhưng nếu không có duyên và nghiệp chưa kết thành quả được thì thân trung ấm chỉ sống 7 ngày thôi. 7 ngày chết thì liền có thân trung ấm thứ hai. Trong kinh Phật dạy 7 ngày phải làm tuần thất để hồi hướng phước đức cho người chết. Lúc đó người chết không phải là chết, vì có thân trung ấm. Họ là người sống nhưng sống với thân trung ấm. Làm tuần thất để thân trung ấm chưa đi đầu thai, nó chết đi, thì thân trung ấm thứ hai thế vô, nhờ phước đức đó mà thân trung ấm thứ hai của họ được tốt hơn.
*
Nếu ngược lại, bà con, quyến thuộc, con cháu vì người chết mà sát sanh, làm những việc tội thì thân trung ấm thứ hai cũng bị ảnh hưởng xấu hơn. Theo kinh dạy, thân trung ấm thay đổi không quá 7 thân, thân trung ấm thứ 7 là thân trung ấm cuối cùng. Sau khi thân trung ấm thứ 7 đó trải qua 7 ngày 7 đêm, nó phải chết, không thể kéo dài hơn được, nó cũng không có thân trung ấm thứ 8, thứ 9 nối tiếp; nên người đó nhất định phải đầu thai. Lúc đó, nếu cái duyên đúng cái nghiệp để có thân sau, đúng cái nghiệp để có cái báo. Nếu không có thì đụng đâu tạm bợ đó để có cáí thân trong lục đạo.
Vì vậy, đến 49 ngày mà mình làm tuần thất thứ 49 là cuối cùng của thân trung ấm thứ 7. Nhờ phước đức của người sống hồi hướng thì quyết định đầu thai tốt.
Nếu cái duyên không đúng theo nghiệp đầu thai, mà tạm đầu thai, thì thường tạm bợ ở loài mau chết, hoặc tạm bợ vào chỗ ẩm ướt, thành cái gì đó để rồi 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày, 7 ngày, rồi chết thân thực trong lục đạo. Khi chết rồi, bắt đầu có thân trung ấm thứ 1, rồi cứ tuần tự như vậy,khi nào thực theo để mà cảm thân sau, gọi là đầu thai thật sự để có thân trong lục đạo.
*
Như vậy tuần thất 49 rồi có cần tiếp tục làm phước nữa không? Nếu không kịp đầu thai, duyên đâu tạm đó thì hoặc làm con trùng ở nơi ẩm ướt, lúc đó tạm bợ mà thôi. Rồi trong thời gian ngắn, 5 – 7 ngày gì đó, mạng con trùng chết đi, tức nhiên bắt đầu có thân trung ấm lại.
Do đó, sau 49 ngày cũng vẫn làm phước đức hồi hướng cho người thân của mình đã chết; không phải làm phước sau 49 ngày là vô ích, trừ khi người đó đi đầu thai rồi. Nếu đầu thai làm trờí, được thân trời. Tuy trời vẫn còn ở trong lục đạo, nhưng mình làm phước đức thì ông trời thấy cho vui vậy thôi, chứ không thêm gì. Vì phước đức thêm cho trời cũng cả vấn đề. Còn người chết được vãng sanh thì không làm được gì, họ không cần gì nữa. Mình làm phước đức gì cũng không bằng phước đức ở Tịnh độ họ tạo ra.
Nếu tái sanh làm người cũng không ảnh hưởng gì, chỉ trừ đầu thai làm quỷ, ở địa ngục thì sự cầu siêu có ảnh hưởng, còn loài thú không ảnh hưởng. Chúng ta lưu ý trong Phật pháp gọi là ngạ quỷ cũng có nhiều hạng. Hạng đại phước đức thì mình cũng phải kính trọng, gọi là ông thần, ông thánh chẳng hạn. Có những vị phước đức không nhiều như ông thần hoàng, thổ địa, thần nhà, thần cây chẳng hạn và cũng có loài kém phước đức hơn nữa.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Nhưng tất cả những hạng đó, dầu là ông thần lớn đại phước đức trong loại quỷ, đều phải có cái khổ đói. Tùy theo phước đức ít hay nhiều mà bị khổ đói ít hay nhiều. Trong kinh thuật lại có loại quỷ thấy đồ ăn mà không ăn được, như gần tới miệng thức ăn biến thành lửa than.
Như trong kinh Vu Lan, bà Thanh Đề đọa vào ngạ quỷ. Ngài Mục Kiền Liên đem bát cơm tới, bà thấy cơm thì mừng. Trong kinh nói rõ khi cơm tới miệng, nó biến thành than lửa. Ở xa thấy nước uống được, lại gần thấy toàn là lửa hay thứ gì đâu, không uống được, tại nghiệp của họ làm cho họ không ăn, không uống được. Đói khát làm cho nó khổ, đó là những loại quỷ mà đói khát nó lớn, nhiều.
Như trong Lục đạo tập, có ông Tú tài thấy người bạn đến thăm mình. Người bạn đó chết lâu rồi. Thấy người bạn ăn mặc như ông quan ở địa phương, cũng có năm, ba người lính theo hầu. Những người theo hầu đứng ngoài, ông bạn vào trong nhà ngồi nói chuyện. Anh ta nói rằng sau khi chết mới được làm chức quan nhỏ, bị sai đi công tác chỗ này chỗ kia. Hôm nay đi ngang đây nhớ tình bạn ghé thăm ông. Ông kia mới hỏi anh là ông quan nhỏ sao mà sắc mặt như người đói, xanh xanh vậy?
Anh kia mới nói ở trong loài này, dù các ông lớn ở trên cũng không thoát khỏi cái khổ vì đói. Chúng tôi thì đói ít hơn hạng dưới. Hạng dưới còn đói khổ nhiều hơn chúng tôi.
*
Chúng tôi còn có dịp được ăn uống, còn các hạng dưới có món ăn mà ăn không được, có thức uống cũng không uống được; cho đến có hạng thân mình thật to lớn mà cuống họng nhỏ như kim, nên không nuốt thứ gì được hết.
Ông Tú Tài mới hỏi có thể nào khỏi khổ đó không. Anh kia trả lời rằng người ở dương gian cúng cho, cúng đúng pháp, nếu được ăn một bữa thì khỏi khổ vì đói một năm. Ông Tú Tài hỏi thế nào là cúng cho ăn đúng pháp. Anh kia nói:
- Trước nhứt là đồ ăn đó không phải thuộc về người nào khác.
- Quyết định món đồ ăn đó là để cúng cho người đó.
- Những món ăn đó phải tinh khiết.
- Phải có chỗ ăn được. Nếu chỗ đó có một vị thuộc loài chúng tôi mà vị đó có quyền không cho chúng tôi vô, thì chúng tôi cũng không vô được để ăn. Thí dụ trong nhà có ông thần nhà (trạch thần) không cho các con quỷ khác vô thì chúng cũng không vô ăn được. Như vậy, cúng ở gốc cây lớn hay bên bờ suối là cách tốt nhất; ở chỗ đó thong thả, không ai ngăn cấm.
- Điều kiện sau cùng là phải vái đúng tên họ người đó là tôi dâng cúng cho người đó, thì người đó mới được ăn. Còn đem ra đó để thì không thuộc của ai, ai cũng có thể giành được. Cũng xưng tên họ của mình là ai, là người gì đang cúng cho người đó.
*
Thủ tục như vậy cũng không đơn giản. Cho nên mình cúng sơ sơ cũng khó khăn lắm, không biết làm sao nói được. Trong Lục đạo tập, ông đó nói rõ cách cúng đúng pháp cho quỷ thần. Quỷ thần đó đó không phải hồn ma bóng quế gì. Họ có thân rồi, nhưng là thân quỷ, là một đạo trong lục đạo. Nếu cúng đúng pháp, họ hưởng một lần như vậy khỏi khổ một năm, khỏi khổ vì đói.
Câu chuyện của ông thần đến thăm người bạn vừa nói cho thấy rõ việc cúng tế cầu siêu thí thực của chúng ta trong tuần thất đúng theo Phật dạy. Trong kinh Địa Tạng, Phật cũng nói rõ ràng. Đừng nghe những người tà kiến bất tín rồi sanh nghi ngờ.
Mình chỉ tin lời Phật. Nhiều kinh khác cũng nhắc chuyện đó. Trong Phạm Võng có nói 1 tuần thất đến 7 tuần thất làm những việc phước đức, thứ nhất là tụng kinh, hồi hướng phước đức cho hương linh hưởng. Người sống hưởng phước nhiều hơn vong. Như kinh Địa Tạng nói 6 phần thuộc người sống, 1 phần thuộc người chết. Cả người sống và người chết đều được nhờ.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Có người nói với tôi rằng có người bài bác việc đó. Hạng tà kiến nói bậy, mình đừng tin. Tin những gì Phật nói vì Ngài là bậc vô thượng chánh đẳng chánh giác. Phàm phu mê muội nói theo ý riêng của họ làm sao đúng được. Đưa tờ giấy che ngang mặt là họ không biết gì hết, không thấy gì hết, làm sao biết mà nói cho trúng. Vì vậy, mình nói gì y theo kinh pháp mà thôi. Mình biện luận thì phải theo giáo lý, lời trong kinh làm bằng cớ cần thiết nhứt dẫn chứng ra, gọi là thánh giáo lượng; thiếu không được. Vì vậy, các vị cổ đức giảng giải thường nhắc là trích trong bộ luận nào, rút ra từ bộ kinh nào.
Bồ tát thấy chúng sanh sống trong vòng khổ như vậy. Bồ tát không phải Phật, nên ít nhiều gì cũng có khổ; trừ Phật ra, tất cả đều là chúng sanh. Như vậy, Bồ tát thệ độ chúng sanh vô biên, mà Bồ tát cũng là chúng sanh, nên Bồ tát phải tự độ, độ tha.
Muốn khỏi khổ của thân ngũ ấm trong vòng lục đạo, phải tìm ra nguyên nhân của nó. Nguyên nhân đó được Phật dạy trong kinh, gần nhất là nghiệp do thân khẩu ý tạo ra, kết thành.
Đại chúng đã biết thân có 3 nghiệp, miệng có 4 nghiệp, ý có 3 nghiệp; cộng lại 10 nghiệp. Nếu sai lầm là nghiệp ác, nếu chuyển đổi, đừng cho sai lầm là nghiệp thiện. Nhưng nghiệp thiện hay ác đều tạo nên chánh báo, y báo trong sanh tử luân hồi, đều chịu khổ ít hay nhiều. Nếu thiện nhiều thì khổ ít, ác nhiều khổ càng nhiều.
*
Do đó trong lục đạo luân hồi đều khổ, kể cả chư thiên cũng khổ. Đối với loài người thì chư thiên vui hơn, chứ không phải hết khổ. Vì còn ở trong vòng sanh tử vẫn là khổ. Cái khổ của chư thiên ít so với cái khổ của mình quá nhiều, nên mình cho là chư thiên rất vui. Cái vui đó thuộc về đối đãi, không phải vui tuyệt đối. Trong các loài cũng có sự so sánh khổ ít nhiều như vậy.
Nguyên nhân khổ vui, gần nhứt là do 10 nghiệp lành hay ác của thân khẩu ý phát sinh. Nhưng chủ động tạo các nghiệp đó là từ đâu? Riêng về thân, thì thân như khúc gỗ, như cây, như cọng cỏ. Miệng cũng vậy. Cái gì điều khiển nó? Chính tâm điều khiển. Nói thông thường gọi là lòng của tôi, cái tâm của tôi. Nếu nói một chữ tâm thì dễ bị lộn, thêm vô chữ “thức” để thấy đó là cái tâm phân biệt, điên đảo vọng tưởng. Từ nơi tâm thức đó tạo ra cái gì? Lúc nó ham muốn, lúc nó giận hờn, lúc thương, lúc ghét…, nó có đủ thứ như vậy.
Do tâm thức đó điều khiển thân khẩu ý này tạo thành mười nghiệp, nên tâm thức quan trọng nhất. Theo kinh nói có năm loại phiền não điều khiển mà thành cái nghiệp trong vòng sanh tử gọi là ngũ trụ phiền não.
*
Kiến hoặc phiền não chia ra 88 thứ. Kiến hoặc phiền não này do nơi đâu? Do vì không thấy được tánh lý chân thật mà có quan niệm sai lầm (quan niệm sai lầm có 88 thứ). Như vậy, nếu thấy tánh lý chân thật thì 88 thứ ấy sẽ mất.
Vì vậy, hoặc phiền não này do thấy tánh lý chân thật mà mất.
Thấy là kiến, nói tắt là kiến; nói cho đủ là thấy tánh lý chân thật, trong kinh gọi là đế (đế nghĩa là chân thật). Nhờ thấy được tánh lý chân thật, nên các phiền não này mất, gọi là kiến sở đoạn hoặc.
Khi dứt được kiến sở đoạn hoặc thì mới có thể đụng chạm đến những món hoặc khác sâu hơn thường được gọi là tư hoặc hay tu hoặc. Nhờ sự suy tư tu tập dày công theo pháp môn Phật dạy mới có thể dứt các phiền não này, chứ không phải đơn giản như trên là thấy tánh lý chân thật.
Các thứ phiền não này do tư duy tu tập mà dứt, nên gọi là tư sở đoạn hoặc (tư là tư duy tu tập). Trong các phiền não do tư duy tu tập dứt được, có loại ở dục giới, gọi là dục giới tư hoặc; có loại do sắc giới tư hoặc mà dứt, nghĩa là phải trụ ở thiền định sắc giới mới dứt, không phải do tán tâm này mà trừ được nó.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Tư hoặc nằm ở các vị có báo thân ở cõi Sắc, gọi là tứ thiền. Có những tư hoặc của những vị có báo thân ở cõi Vô sắc thì phải tu tập từ định vô sắc là pháp của Phật mới dứt được nó ở cõi Vô sắc.
Có 3 loại tư hoặc: tư hoặc ở cõi Dục, tư hoặc thuộc cõi Sắc và tư hoặc ở cõi Vô sắc; cộng với kiến hoặc là 4 loại. Chủ chốt nhất Phật nói là vô minh hoặc, cái hoặc phiền não mà tên nó là vô minh. Đến đây phải tu quán hạnh của các đại Bồ tát, tuần tự mới dứt được nó; phàm phu sanh tử hay nhị thừa không thể động đến nó được.
Như vậy, phải đi suốt qua quan ải kiến hoặc và 3 quan ải khó khăn nữa của tư hoặc, mới động đến phần vô minh hoặc này. Nếu kiến tư hoặc còn nguyên, không lay động được, là còn phàm phu thì làm sao dụng đến vô minh hoặc này được. Phải là Bồ tát đại thừa, tức đại Bồ tát mới đối trị được vô minh hoặc.
Theo kinh nói, vô minh hoặc có nhiều phẩm, nhiều từng. Hễ dứt được một từng thì đó là một bực của Bồ tát. Như trong kinh Lăng Nghiêm Phật phân tích rõ từng bực của Bồ tát và mỗi từng bậc thì cảnh giới tu tập như thế nào.
*
Với bực Bồ tát Càn huệ địa, rồi bước lên là các bực Bồ tát là 10 bực Tín, 10 bực Trụ, 10 bực Hạnh, 10 bực Hồi hướng. Rồi lướt qua 4 bực gia hạnh với 10 bực Địa, gọi là Thập Địa Bồ tát và cuối cùng là bực Đẳng giác Bồ tát. Qua bực này mới là Phật hoàn toàn.
Qua mỗi từng như vậy, phải dứt được một tầng vô minh, cả vấn đề lớn, không phải thường. Cho nên khi vào bực Đại thừa Bồ tát rồi, không phải phàm phu như mình, thời gian không kể được. Từ bực Bồ tát đến Phật, phải trải qua a tăng kỳ kiếp, không phải thời gian tầm thường như mình.
A tăng kỳ là vô số. Nói vô số vậy, nhưng thực nó có con số. Quý vị chịu khó mở phẩm A tăng kỳ của kinh Hoa Nghiêm, ta thấy rõ hơn con số a tăng kỳ bao nhiêu vạn… na do tha… rồi đến a tăng kỳ.
Theo Phật nói năm tháng thế gian của mình, cứ lấy 100 năm làm 1 tuổi thọ của con người để lượng định con số. Lấy số 84.000 là tuổi thọ cao nhất của loài người. Cứ 100 năm giảm 1 tuổi, giảm lần đến còn 10 tuổi thọ, gọi là kiếp giảm. Từ 10 tuổi thọ tăng lên 100 năm thì thêm 1 tuổi thọ lên đến 84.000 tuổi thọ, gọi là kiếp tăng. Một giảm, một tăng là 1 tiểu kiếp. 20 lần tiểu kiếp là 1 trung kiếp. 4 lần trung kiếp là 1 đại kiếp. Đại kiếp là 80 lần giảm, 80 lần tăng.
*
Nếu trong kinh nói tắt là “kiếp” thì đó phải là đại kiếp, nếu nói”trung”là trung kiếp, nói”tiểu”là tiểu kiếp. Phàm phu mà vào được Bồ tát vị là việc không đơn giản. Như mình đây, biết chừng nào vào được Bồ tát vị. Từ Bồ tát vị cho đến Phật, tính bằng A tăng kỳ kiếp, không phải tính bằng số thường. Từ vô minh hoặc phải trải qua thời gian tính bằng A tăng kỳ.
Nếu trong kinh nói vị nào vượt thời gian để thành Phật, thì không phải vị đó thành liền, không cần mất thời gian. Nói như vậy là không đề cập đến thời gian tu tập, mà chỉ nói thời gian thành công thôi. Nói tốn ít thời gian nhằm sách tấn người tu không bị chán ngán vì thấy thời gian lâu dài quá; thực ra phải tuần tự tu như vậy. Nếu vượt thời gian thì làm sao có 57 bực như kinh Lăng Nghiêm nói.
Qua mỗi từng bực phải dứt cái gì, thành công cái gì, được tam muội gì, được Đà la ni nào, phát được trí huệ thế nào, rồi mới dứt được phần vô minh nào, lên bực Bồ tát nào, mà tới 57 bực Bồ tát như vậy. Không phải bực cầu thang của mình mà bước đi liền liền được! Lên một bực được bao lâu rồi, rèn luyện thế nào rồi, thành công thế nào, rồi bước lên nữa đến năm mươi mấy bực vào Bồ tát địa thì có Càn Huệ địa, 10 Tín, 10 Trụ, 10 Hạ, 10 Hồi hướng, 4 Gia hạnh, 10 Địa, Đẳng giác, Phật.
*
Tất cả là 57 bực. Quý vị thấy thời gian như thế nào, không phải xa như vậy rồi chán ngán. Được Càn huệ địa Bồ tát là quý lắm rồi.
Như Ngài Thiên Thai Trí Giả là vị Tổ Pháp Hoa tông. Khi ngài sắp lâm chung, Ngài nói đáng lẽ tôi vào vị Thập tín, nhưng vì tôi lãnh đạo chúng sớm quá, làm lợi cho người mà mình bị thiệt. Vì lãnh đạo chúng thì công phu tu tập thiền định phải gián đoạn, lo lắng mọi việc, tạo tượng, làm chùa này, chùa kia, đủ thứ hết, rồi lo điều hòa chúng như thế nào; nên tôi chỉ đến bậc Càn huệ địa mà thôi.
Kinh Pháp Hoa nói ở bực Càn huệ địa thì lục căn thanh tịnh, từ đó lên bực Sơ tín. Càn huệ địa hiện thân Phật ở 100 thế giới không có Phật, cũng hiện 8 tướng thành đạo và thuyết pháp như Phật.
Phật thì phải đủ 10 đức hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri… Phật Thế Tôn, không phải tự vỗ ngực xưng tên mình là Như Lai…
Có người nói được Thế Tôn rồi mới Chí Tôn. Chí Tôn là từ rỗng, không chỉ cho cái gì hết. Thế Tôn là bậc tôn quý của phàm phu mà cả các bậc thánh. Thế Tôn là bậc tôn quý riêng, Chí Tôn thì các ông vua tự xưng cũng được.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Ở sanh tử khổ lớn, phải gánh chịu quả báo. Quả nào cũng có nhân, đó là thế gian nghiệp. Muốn hết quả báo khổ, phải dứt nghiệp nhân của nó. Nhân không thì tất nhiên không có quả. Nhân là phiền não, phiền não thì vô tận.
Vì thế, muốn ra khỏi sanh tử của vô lượng vô biên chúng sanh là việc rất khó, nhưng phải quyết định dứt trừ cho hết. Đại chúng biết phiền não là nhân gây ra nghiệp, gây ra quả khổ như vậy, nên phải dứt nó. Phiền não thì vô tận gồm có 1 kiến hoặc, 3 tư hoặc, cùng với vô minh hoặc. Nay muốn dứt nó, không phải muốn là được, mà phải làm cái gì để dứt nó. Những cách đó là phương tiện mà Phật đã dạy kỹ. Chỉ vì không thấy biết tâm tánh bổn lai thanh tịnh, nên tạo ra biết bao nhiêu là vô minh phiền não như vậy. Nghe đơn giản, nhưng khi có phiền não hoặc rồi thì rất phức tạp, vì nó bắt đầu sanh thêm vô số phiền não khác.
Nếu phân tích kỹ, trong kinh nói có 84.000 trần lao. Trần lao là tên khác của phiền não. Phiền não nghĩa là làm phiền nhiễu, não loạn, làm khổ cho chúng sanh. Ngoài ra, phiền não cũng là sự biến đổi, ô nhiễm, nên gọi nó là “trần” tức là bụi. Nó biến đổi, ô nhiễm, rồi nó làm cho khó khăn, chướng ngại, khổ não, gọi là “lao”. Trần lao còn gọi là “hoặc” nghĩa là mê lầm, cũng là phiền não.
*
Phân tích thì có 84.000 phiền não trần lao, nên Phật cũng có 84.000 pháp môn để đối trị. Đại khái, nếu lấy loài người làm tiêu chuẩn, nói về sai phạm, thì có 250 thứ tội lỗi (Tỳ kheo). Thí dụ như không được sát sanh để đối trị việc sát sanh. Vì vậy phải có pháp môn để ngăn chặn những gì liên quan đến sát sanh; còn ngăn khơi khơi không thể được. Phải tu đại bi tâm, phải luyện tập đại từ tâm.
Từ một sai lầm nhỏ suy ra các sai lầm lớn, đại khái là 250. 250 sai lầm đó cũng có mặt trong 4 oai nghi: lúc đi, lúc đứng, ngồi, nằm tạo thành 1.000 lỗi lầm (4 oai nghi x 250 = 1.000).
Chính thân mình có lỗi lầm thô hiện ra mà có giới cấm ngăn. Nói về giới có giới tụ. Tụ thứ nhất là nhiếp luật nghi có 1.000 pháp lành phải rèn luyện. Đối tượng của pháp lành là pháp ác. Pháp lành hay thiện pháp ở tụ thứ hai là nhiếp thiện pháp, gồm 2.000 pháp lành. Ngoài ra, còn có những lỗi lầm đối với chúng sanh, nên tụ thứ ba là nhiêu ích hữu tình. Như vậy 3 tụ tịnh giới có 3.000 pháp.
Lấy loài người làm tiêu chuẩn và lấy người xuất gia làm chuẩn rõ hơn 1 người tại gia, để thấy hết cái lỗi lầm lộ ra. Nghiệp thân có 3, khẩu có 4, tất cả là 7. Lấy 3.000 pháp (vừa nói) x 7 = 21.000.
*
Động cơ từ đâu có tên phiền não? Động cơ chủ chốt có 4 : tham dục, sân hận, ngu si và đẳng phần. Đẳng phần nghĩa là 3 thứ: tham dục, sân hận, ngu si đều có phiền não bằng nhau, không coi cái nào nặng hơn cái nào.
Lấy 21.000 x 4 = 84.000 trần lao phiền não. Đối trị phiền não phải có pháp môn. Nếu tham dục thì phải quán bất tịnh… và còn cần quán thêm nhiều nữa mới đối trị được. Đọc kinh Đại Bửu Tích thấy có nhiều hạnh của Bồ tát, mỗi hạnh là một pháp môn.
Pháp môn rèn luyện đã thành hạnh Bồ tát thì đối tượng phiền não mới hết. Mình hiểu rõ ràng tất cả, gọi là hiểu biết đúng và có thể dò biết được là công phu tu hành của mình đúng. Nếu đối trị được phiền não là đúng, đối trị không được là thực hành sai. Cũng giống như mỗi phiền não trần lao là người bệnh, mỗi bệnh phải dùng một thứ thuốc. Mình dùng thuốc không hết bệnh, mà còn bệnh thêm, nghĩa là đã dùng thuốc sai. Nếu bệnh hết hay giảm là dùng đúng thuốc.
Vì vậy, có hiểu biết chính xác, nhưng phải thực hành. Thực hành là thước đo sự hiểu biết của chúng ta và làm được là cả một vấn đề. Nhiều khi một người bình thường không hành đạo gì cả, mà lúc họ lâm chung, có đủ điều tốt hiện ra. Dù ta không thấy họ hiện tướng tu hành, nhưng thiệt họ đã tu, đã rèn luyện khắc phục thân tâm họ hằng ngày.
*
Có người làm như tu hành tinh tấn lắm, có danh vọng lắm, được gọi là ông Thượng tọa; nhưng khi ông ta lâm chung, không có gì tốt cả và mê muội. Có người bào chữa tại nghiệp đổ. Không phải nghiệp đổ gì cả. Nếu họ tu hành chân chánh, uống thuốc đúng mà bệnh sanh nhiều là nghĩa thế nào? Tu hành như uống thuốc mà lại thêm bệnh rồi bào chữa tại dồn nghiệp, dồn quả.
Tu chân chánh thì không nên thốt lời đó; để lời bào chữa đó cho người không hiểu, vì mình càng bào chữa là càng sai lầm. Phải xét xem mình có uống thuốc đúng hay không, tu hành chân chánh trang nghiêm hay không. Kết quả không tốt là biết thuốc không đúng rồi. Tôi nói như vậy là có cả tôi trong đó nữa. Khó lắm!
Cho nên phải biết phiền não trần lao cho rõ, thuốc phải cho đúng. Hễ biết bệnh mà dùng thuốc đúng thì nhứt định bệnh bớt dần dần rồi hết. Đó là điều quan trọng đối với người tu trong Phật pháp, phải chú trọng điều đó hơn hết. Nếu không, hàng ngày ở trong chánh pháp mà mình đi sai là thực hành tà pháp, không hiểu thuốc, không biết bệnh, chỉ phớt qua theo danh từ. Nói cho người khác nghe hấp dẫn, nhưng thực hành mổ xẻ bệnh thì mình khó biết lắm; nên cần phải nắm rõ pháp môn là vậy.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Thí dụ trong lúc thực hành hạnh từ bi, nhưng chưa hẳn là biết rõ hạnh từ bi. Không biết rõ hạnh từ bi, làm sao thực hành trúng được. Mà trong đạo Phật lấy hạnh từ bi làm chánh. Thiếu hạnh từ bi không gọi là Bồ tát, Phật; thiếu từ bi là chúng sanh mà thôi. Từ bi trong phạm vi hạn hẹp chỉ là từ bi của Thanh văn nhị thừa, không phải từ bi của Bồ tát Đại thừa.
Như vậy bước đầu vào từ bi tâm, thấy đã khó, không phải chuyện dễ. Phải tập trung tư tưởng, dần dần vào chánh định về “từ”, nghĩa là được Từ tâm tam muội, không phải tán tâm mà tham thiền. Từ là ban vui, bi là cứu khổ; từ bi là tình thương muốn cho người an vui, khỏi khổ. Vui là vui thế nào?
Tình thương bình đẳng là tình thương mà không có thương. Phải như vậy mới được. Vì tình thương mà có thương là đối với ghét. Tình thương không có thương là không có đối với ghét, gọi đó là tình thương bình đẳng. Điều này phải nắm cho được rồi thực tập như thế nào? Phải luyện từ từ, như đối với thân của mình, đối với người thân của mình, có bạn tu, đồng học.
*
Tập luyện tình thương này với người nào mình thương nhứt, rồi từ đó khai triển lên. Chọn một người chưa thương để tập luyện tình thương cho họ, thì khó lắm. Chọn người nào mình thương nhứt rồi mình tập trung tư tưởng, làm sao cái thương đó không có lợi dụng gì cả, không có sự luyến ái gì cả. Luyến ái là ái, không phải thương của từ bi.
Ái là có dục nhiễm, đó là ô trược, phiền não, không phải đức tánh thanh tịnh của Thánh. Đem tất cả cái vui của mình cho người đó, lấy cái vui của người đó làm cái vui của mình, không còn chút gì trở ngại trong việc làm đó. Và người đó hơi khổ là mình khổ. Với tình thương như vậy, không có nâng niu chiều chuộng, không có lợi dụng, không có danh tiếng. Phải tập trung tư tưởng nhiều để luyện được tâm mình như vậy.
Và kế đó, đến người thứ nhì mà ta thương nhứt. Ta phải rèn luyện tình thương giống như với người thứ nhứt, rồi đến người thứ ba cũng thế. Lần lượt nâng tình thương đến nhiều người, phải tập trung tư tưởng nhiều lần lên đến tột đỉnh từng người như vậy, cho đồng nhau, mới có sức nóng của chánh định từ tâm, như cây cọ lửa đã nóng lên.
Như Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát tập luyện, phải có thời gian, không cho thụt lùi, không cho mất. Mình cũng vậy, phải tập luyện, đừng gấp, tùy căn cơ của mình.
*
Từ người hợp tánh, hợp ý, ta tạo tình thương với họ dễ nhứt, cho đến phải tập trung tư tưởng để tạo tình thương với người mà ta không thương được. Tình thương tiến từ số không đến đỉnh cao là cả vấn đề.
Tiếp theo, mình nghĩ đến những người hơi khó thương. Tập trung tư tưởng để tạo tình thương với họ. Đến đây tập luyện gần thành rồi thì cũng phải tập đi tập lại cho tất cả các người ta hướng đến đều có đồng một tình thương như nhau.
Sau cùng đến hạng người mình ghét, cũng chia ra 3 hạng: ghét nhiều, ghét vừa, ghét ít. Trước nhứt, mình chọn người ghét ít để tạo tình thương với họ. Mình cũng tập trung tư tưởng tạo tình thương giống như người thứ nhứt (bậc thượng). Những người mình ghét cũng như gai trong mắt, tạo tình thương với họ khó lắm. Gặp người ghét ít xong, mới tiến đến người ghét nhiều. Với người ghét ít, cũng tập trung tư tưởng tạo tình thương lên đến bằng như thương người dễ thương nhứt (thượng thượng). Trong cuộc sống thế nào cũng có những hạng người như vậy.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Rồi mình nhắm đến người ghét như đại thù, cũng thương họ như người dễ thương nhất. Ví như những người ngư phủ nghèo ở nước mình, họ gặp ác thú thì nhập Từ tâm tam muội làm cho ác thú cũng phải gục đầu theo và họ bước lên đầu nó để đi. Mình đem tình thương cho người đại thù đưa lên đến tình thương bậc thượng thượng được, thì Từ tâm tam muội thành tựu. Lúc đó lên đến chánh định từ tâm, chứ không phải diệt trừ ác được. Không tập trung tư tưởng thì không thể lên chánh định từ tâm.
Ở đây chỉ mới nói Từ tâm tam muội, chưa phải là chánh định từ tâm. Người tập trung tư tưởng đem Từ tâm tam muội cho tất cả chúng sanh. Người tại gia tu tập cũng được, nghĩa là tình thương cho gia đình, hàng xóm mà không có phân biệt gì cả. Đem Từ tâm tam muội cho đến cả tỉnh, cả nước, cả thế giới, rồi đến tất cả pháp giới. Cả chúng sanh loài người, rồi đến loài khác như chó, mèo là loài chúng sanh mà ta dễ tập nhứt và phải thương cho được cả những loài vật khó thương.
Rất khó, phải luyện công phu lắm mới được, như những con ruồi, muỗi, kiến khó thương. Như con muỗi, ta đuổi mà nó cứ bay đến hoài, khó thương, hay con kiến cắn mình.
*
Tuy nhiên, quán thân của mình khi chết, nó thúi, không giúp ích gì cho chúng sanh nào. Nếu cho muỗi hút máu, nó no thì cũng không làm ác gì; mà mình nhờ thân này làm lợi ích cho chúng sanh, ban vui cứu khổ được cho con muỗi. Ông trời không thể cho máu, không ban vui cứu khổ được cho con muỗi. Mình làm như vậy thì lần lần được đại bi tâm của Đại thừa.
Nhị thừa cũng có từ bi tâm, đối với vật cũng có tình thương. Bồ tát Đại thừa cũng thấy nhàm chán chúng sanh, nhưng không xa lìa. Cái khổ không riêng mình, mà tất cả chúng sanh đều chưa thoát hết khổ, nên Bồ tát cũng dấn thân vào, không bỏ. Bồ tát ở trong khổ mà làm cho chúng sanh thoát khổ, làm không giới hạn cho đến cùng tận đời vị lai.
Nhị thừa thấy khổ, nên muốn mình và người cùng thoát khổ, mà người không thoát khổ thì mình thoát khổ. Bồ tát thấy chúng sanh khổ vì phiền não, mà phiền não của họ không bao giờ hết. Thấy thế mà Bồ tát vẫn ở trong đó, nhưng không nhiễm.
Do đó, Bồ tát luôn được tự tại. Ở trong lục đạo, Bồ tát cũng sanh ra, lớn lên, làm việc, rồi chết. Nhưng Bồ tát nguyện tự tại để không trầm luân sanh tử theo nghiệp hoặc như phàm phu.
*
Việc độ sanh rất khó, vì không phải lúc nào chúng sanh cũng nghe lời. Vui thì họ làm, lúc thì họ chống không làm. Nhưng Bồ tát vẫn tiếp độ dẫn dắt. Người nào chưa dẫn dắt được thì để đó, lần lần rồi dẫn dắt và mãi mãi như vậy cùng tận vị lai.
Như Bồ tát Địa Tạng nguyện: “Chúng sanh chưa thành Phật thì tôi chưa thành Phật”. Như vậy là Bồ tát Địa Tạng thành Phật sau chúng sanh. Nhưng sự thật, Ngài không thành Phật sau chúng sanh đâu. Tâm hạnh Địa Tạng vẫn độ chúng sanh và chúng sanh thấy ông vẫn là Bồ tát. Khắp pháp giới đều thấy, như Phổ Môn Quan Âm. Bồ tát hiện 32 thân ứng hóa, khắp pháp giới đều có thân Quan Âm. Sức tự tại của Ngài do từ bi tâm mà thành tựu.
Mình luyện tâm từ bi đối với các loài chúng sanh, gọi là chúng sanh duyên từ bi; nghĩa là nhờ có chúng sanh làm đối tượng mà người hành đạo luyện được tâm từ bi vô lượng đối với khắp các loài trong pháp giới. Từ đó, ta trở thành vị Bồ tát. Thành Bồ tát không còn có nghiệp nữ nhân. Tuy nhiên, vì nguyện lực mà Bồ tát hiện thân nữ nhân. Bồ tát không có nghiệp người nữ, nghiệp nữ thì có báo của nữ.
*
Từ và bi đi đôi với nhau. Có tâm từ thì không sân, hận, thù; dễ sanh ra tình thương. Tâm từ trong sạch không có ái nhiễm, không lợi danh. Thực hiện lòng từ hướng về các đối tượng: thượng, trung, hạ. Về đối tượng mà mình dễ khởi lòng thương (bậc thượng) cũng có 3 hạng: người mình thương nhất (bậc thượng), người mình thương vừa (bậc trung), và người mình thương (bậc hạ). Về đối tượng bậc trung cũng có 3 hạng và với đối tượng là người thù, cũng có 3 hạng: thượng, trung, hạ. Đối với loài vật, tâm từ cũng hướng đến 3 đối tượng: thượng, trung, hạ.
Như vậy, có tất cả 9 phẩm đối tượng để mình luyện tâm từ. Đối với người mà mình hận thù nhất cũng đều khởi tâm từ đưa họ đến an vui, khỏi khổ. Lấy chúng sanh (người, vật) làm đối tượng để phát tâm từ bi.
Lòng từ bi của bậc Thánh không có ngã, không có nhân (không có đối tượng). Mình còn đối tượng là từ bi thế gian, nên chưa phải Thánh.
Muốn được từ bi của bậc Thánh, phải tu tập xóa bỏ ngã chấp, phải sáng tỏ, ngộ nhập vào thể tánh của tất cả pháp. Vì thể tánh của các pháp là vô ngã. Chưa nhập thể tánh thì ngã chấp chưa dứt được. Thể tánh của các pháp bình đẳng, không sai biệt (đồng nhất), còn tướng của các pháp có sai biệt. Người đã nhập vào thể tánh thì ngã không còn, tướng người cũng không có.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Muốn dứt trừ ngã chấp để được vô ngã cứu cánh, phải nhập vào thể tánh không sai biệt của tất cả pháp. Đối với tam thừa, từ “vô ngã”có khác nhau. Theo tiểu thừa, phải vô ngã để thành Thánh, trừ được chấp tướng ngã. Muốn vậy, trước hết trừ phân biệt vọng kiến (phân tích việc này việc kia). Thí dụ chấp có thân mình, có tên tuổi mình và cho ngã là mình. Có cái ngã là nhiều đời cho ngũ uẩn là của mình, là mình (câu sanh ngã chấp). Trừ được câu sanh và phân biệt ngã chấp là vô ngã theo nhị thừa.
Theo Đại thừa không phải chỉ bao nhiêu đó, vì muốn vô ngã phải nhập vào thể tánh bình đẳng do tu học tứ hoằng thệ nguyện của đại Bồ tát.
Có thể đi tắt, không đi từ phân biệt, câu sanh mới vào thể tánh rốt ráo bình đẳng vô ngã, để không còn nhân tướng, ngã tướng. Đi thẳng, để vào được vào thể tánh bình đẳng của tất cả pháp, gọi là đốn giáo Đại thừa. Như Thiền sư tu Thiền thấy tánh, thấy tâm, là minh tâm kiến tánh. Thấy tâm thấy tánh nghĩa là nhập vào thể tánh bình đẳng. “Nhập vào” thể tánh là “minh”, là “kiến”. Còn năng, còn sở, nghĩa là còn có “cái thấy”, “cái sáng”, “cái bị thấy”, “cái bị sáng”, hay còn đối tượng là chưa nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt. Có hai thứ là có sai biệt rồi, không phải bình đẳng vô sai biệt.
*
Chú ý ở mức tu, nếu một niệm sai thì tu nhứt định thành sai, không thành đúng được. Có người hỏi tụng kinh Kim Cang là rối tâm loạn trí, vì kinh Kim Cang phá tướng, phá ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả v.v…
Ý nghĩa trong kinh Kim Cang là vô tướng, mà nếu còn có tướng, nghĩa là thấy những cái sai biệt, có đây có kia, là trái ngược với kinh, thì tụng kinh Kim Cang như vậy không hạp rồi. Nếu người tụng kinh Kim Cang, lòng không để ý chấp việc này việc kia, tâm bình thường, không nghĩ việc gì hết, không nặng lòng về mình và người, không thắc mắc thì tốt. Còn có nặng lòng, chấp tướng thì không tốt. Gặp cảnh trái lòng sanh thắc mắc, gặp cảnh thuận lòng sanh ái nhiễm, không được lợi ích gì, mà lại sanh tật bệnh. Đó là mình phá mình, không phải kinh phá. Từ đó suy ra các việc khác.
Tụng kinh thì mình phải có ít nhiều tương ưng. Tụng như vậy mới lợi ích, mặc dù thực hành không đúng trọn vẹn ý kinh, nhưng cũng phải có phần nào tương ưng. Nếu không được một chút tương ưng nào thì cũng có gieo hạt giống phước cho tương lai, chứ không được lợi ích thiết thực.
*
Tất cả pháp Phật dạy đều đem lại lợi ích cho chúng sanh. Tại sao không đem lợi ích, mà có hại? Vì tâm khẩu trái nhau, nên không được lợi ích, đó là mình tự hại, chứ không ai hại mình. Như thuốc có loại thoa ngoài da, mà mình uống là làm ngược, làm cho mình bệnh thêm.
Phật nói pháp là thuốc, phải dùng đúng mới lợi ích. Pháp Phật có 84.000 pháp môn để trị bệnh 84.000 phiền não chúng sanh. Bệnh gì có thuốc nấy, phải biết rõ bệnh mới dùng thuốc đúng, hết bệnh. Vì vậy, người tu hành phải gần gũi thiện tri thức, không gần họ thì có hại; vì họ biết đúng bệnh và biết chỉ cách dùng thuốc.
Mình ở thời này thiện căn kém, không có phước đức nhiều, thời mạt pháp đã vào sâu rồi. Nếu gặp ác tri thức hay tri thức thường, có hại, không được lợi ích.
Thiện tri thức khó gặp, phải là bậc Thánh hiện thân, như xưa có Thiền Tổ gặp thầy đắc đạo. Bây giờ đi sâu vào mạt pháp rồi, thầy thiện tri thức là Hiền, là Thánh khó gặp lắm, không phải các vị bỏ mình tại mình phước kém, chướng sâu. Các vị hiện thân phải theo nhân duyên. Duyên chúng sanh đáng được gặp mới gặp, còn chúng sanh không có duyên gặp, dù các vị có đến, mình cũng theo người tầm thường. Mình thích người tà, người sai hơn, còn người chánh mình không thích.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Như vậy muốn không lạc đường thì nương theo kinh mà thôi, nhứt định theo kinh, vì bây giờ kinh có nhiều rồi. Ngày xưa còn khó vì kinh phải chép tay, in bảng gỗ. Nhưng lúc ấy thiện tri thức đầy dẫy mà đến với các vị thầy đó, không cần kinh gì cả; họ chỉ dạy mình là được. Bây giờ kinh phổ thông rồi, không có thiện tri thức thì mình phải siêng, tìm hiểu kỹ lắm mới được; nếu sai một chút là có hại lớn. Như kinh A Di Đà nói “chấp trì”, ít ai hiểu được. Phật nói không sai, tại mình không hiểu rõ. Nếu chấp trì đúng như kinh nói, nhứt định có kết quả.
Phải biết rõ bệnh mình, biết rõ pháp môn Phật dạy, biết rõ phương thuốc. Rồi phải siêng năng dùng thuốc đúng cách. Phải siêng năng lắm mới được. Không siêng năng là dùng thuốc không đúng cách. Thí dụ 6 giờ uống thuốc mà 10 giờ mình uống là không đúng cách.
Bởi vậy, siêng năng là đúng phương pháp. Phật dạy pháp môn nào cũng phải tinh tấn, thiếu tinh tấn là không được rồi. Nên nhớ kỹ, biết rõ điều đó, biết rõ bệnh, biết rành thuốc, biết cách dùng, rồi phải siêng năng.
Giải đãi, phóng dật là tối kỵ với người học đạo. Giải đãi là không chịu làm cho nó tiếp tục thăng tiến, phóng dật là chạy theo sai quấy, trái ngược với thanh tịnh. Như vậy thì khó được lợi ích theo pháp Phật dạy.
*
Nếu người hành đạo có thể nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt của các pháp giới, lúc đó tự nhiên như vậy, mình và pháp chỉ là một mà thôi, là một thể tánh bình đẳng.
Do đó, từ tình thương rộng lớn, trong sạch, đem lợi ích an vui và cứu khổ cho mọi loài cũng như cho chính mình. Ảnh hưởng đó khi nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt rồi thì tác dụng của sự ban vui cứu khổ không có giảm, mà nó mất tướng đối tượng mình và người; nên chúng sanh khổ thì tự nhiên đại bi làm cho hết khổ. Nếu chúng sanh muốn an vui thì tự nhiên sức từ lực làm cho an vui; không có sự phân biệt, suy xét, tâm niệm, nên gọi là pháp tánh duyên từ hay pháp tánh duyên từ bi.
Nói chung, từ bi là một, vì lấy pháp tánh là tánh thể của tất cả pháp bình đẳng vô sai biệt làm duyên để nó thể hiện tác dụng đại từ đại bi, cho nên gọi là pháp tánh duyên từ bi. Đó là mức đại từ đại bi thứ hai. Mức đại từ đại bi này mà thành là đạt đến địa vị của các Địa thượng Bồ tát, Pháp thân Bồ tát, không phải bậc thường.
*
Như đại chúng nghe nói bố thí tam luân không tịch chẳng hạn, không thấy người bố thí, không thấy người thọ nhận, không thấy vật, tiền của, hay phương tiện gì để mà bố thí. Không thấy ba cái đó, vì người bố thí luôn luôn ở trong pháp tánh, thể tánh bình đẳng vô sai biệt của tất cả các pháp. Vì thế, cũng có đầy đủ những việc như: mang đồ đem cho, cho người cần một cách tự nhiên, cần mặc thì cho mặc; nhưng vị đó không thấy người cho, người nhận, món đồ.
Như vậy người đó bố thí không ngã, không nhân, không có ngã sở, vì họ nhập vào nơi tự nhiên, sống trong thể tánh bình đẳng vô sai biệt; không phải gắng gượng mà được. Nói theo Thiền tông, phải mình tâm kiến tánh, sống trong tâm tánh đó.
Minh tâm kiến tánh chưa phải đủ đâu, phải làm sao sống trong tâm tánh đó, không phải sống ở giả tướng. Mình bây giờ sống trong giả tướng, điều này thấy rõ; nên cần cố gắng làm sao để minh tâm kiến tánh rồi sống trong tâm tánh. Đầu tiên là không thấy giả tướng nữa, rồi thấy tâm tánh, rồi phải hòa vào tâm tánh mà sống trong đó.
Khi đã vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt rồi thì tác dụng nó rộng lớn lắm; vì thể tánh vô lượng vô biên như hư không vậy, cho nên chỗ nào cũng có tác dụng của nó.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Còn nếu có ngã, có nhân là hữu hạn, vì làm cho người này thì không làm cho người kia được, làm ở đây thì không làm ở chỗ khác được. Vào thể tánh vô sai biệt thì như hư không, chỗ nào cũng có hư không, nên tác dụng của nó bao trùm khắp tất cả.
Như quý vị tụng phẩm Phổ Môn thấy đức Quán Thế Âm Bồ tát, đối với chúng sanh đáng được độ thì có Bồ tát đến độ, độ đúng theo chỗ đáng độ. Như vậy trong khắp pháp giới, người cần thì vô lượng vô biên, Ngài đều thấy chỗ họ cần. Và Bồ tát Quan Âm đáp ứng cho tất cả chúng sanh được toại nguyện theo đúng cầu xin của họ.
Thí dụ như chúng sanh rớt xuống nước, nếu nhứt tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát thì không bị nước cuốn trôi nhận chìm. Nếu khắp chúng sanh bị rớt xuống nước, tất cả chúng sanh ấy nhứt tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm, thì tất cả cũng đều được thoát nạn. Nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt tất cả pháp có tác dụng lợi ích không hạn lượng, không thể dùng tâm ý suy nghĩ được, không thể nói cho cùng được; nên trong pháp gọi là bất khả tư nghì.
Bất khả tư là không thể suy nghĩ được, bất khả nghị (là nghị luận) nghĩa là không thể lấy lời, lấy văn, lấy chữ mà mô tả, mà đến với nó được. Chữ nghị mình đọc là nghì. Dùng từ đó chỉ rõ tác dụng của các thù thắng mà người ta có được.
*
Tác dụng bất khả tư nghị do đâu? Do nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt của tất cả pháp, nên không có hai, như hư không. Vì thế trong kinh lấy hư không làm thí dụ.
Trong kinh Kim Cang, Phật nói Bồ tát bố thí không cầu quả báo thì phước rộng lớn như hư không vậy. Câu đó mô tả Bồ tát sống, nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt của tất cả pháp; nên nhất cử nhất động gì đều như hư không bình đẳng vô sai biệt có ảnh hưởng rộng lớn, kết quả rộng lớn và phước đức của vị đó cũng rộng lớn, không có sai biệt hữu hạn.
Cho nên đường tu của mình đủ thấy nó rất xa, cần phải hiểu biết để làm mục tiêu hướng đến. Nhờ đó mình không có tâm tăng thượng mạn. Nếu không, thì mình có phước đức một chút ít gì, rồi tự đắc, tự cao, sanh kiêu mạn. Được chút ít tưởng là nhiều, được nhỏ tưởng được lớn, được thấp tưởng mình được cao…Như vậy là tăng thượng mạn. Tăng thượng mạn thì nhứt định chướng đạo. Nó ngăn trở đường đạo không thể tiến được.
Tăng thượng mạn trong đạo chỉ là giả dối, không phải chân chánh. Trong kinh nói rõ như vậy. Khi nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt, tạo thành pháp tánh duyên từ cho đến viên mãn cứu cánh, thì đó là “vô duyên từ bi”. Mình nghe chữ “vô duyên” thấy kỳ, nhưng đến vô duyên từ bi thì chỉ có Phật mới được; ngoài ra không bậc nào được từ vô duyên.
*
Từ vô duyên nghĩa là không cần duyên gì hết, nó tự nhiên được như vậy. Tác dụng tự nhiên trong kinh nói là vô tâm ý, vô thọ hành. Không có tâm ý, không có thọ hành mà có thể thành tựu việc cứu độ hằng hà sa chúng sanh ở thế giới vô lượng vô biên.
Muốn rõ tác dụng của vô duyên từ bi, nên coi lại kinh Duy Ma Cật, bài kệ tán thán ở đầu kinh này như câu “Dĩ vô tâm ý, vô thọ hành, hàng phục tất cả ngoại đạo…”. Như vậy, chỉ dùng một âm thanh, một lời nói mà tất cả chúng sanh đều tùy theo loại mình hiểu được. Như ông trời thì hiểu Phật nói tiếng trời, đâu phải Đế Thiên Đế Thích mà nghe tiếng người. Cõi trời Quang Âm dùng ánh sáng làm tiếng nói thì thấy Phật dùng ánh sáng để nói. Cũng như loài người, mỗi nước đều có một thứ tiếng riêng, thì tiếng của Phật cũng theo tiếng của mỗi nước.
Nhưng Phật đâu có nghĩ phân biệt thế nào, chỉ nói một thứ thôi mà mỗi người hiểu biết được theo tiếng của mình. Trình độ hiểu cũng tùy theo căn cơ của mình Người ngồi gần, người ngồi xa cũng vừa nghe. Đó là mục tiêu mình biết để tiến tu, vì mình là Phật tử cũng sẽ thành Phật, giống như đứa trẻ rồi sẽ thành người lớn.
*
Như Ngài Mục Kiền Liên ngồi gần Phật nghe như vậy, ngồi xa cũng nghe giống như vậy, ra khỏi Ta Bà cũng nghe như vậy. Cái gì của Phật đều bất tư nghì như vậy cả. Các vị Bồ tát nhập vào thể tánh bất khả tư nghì đều như vậy cả, nhưng giữa Phật và Bồ tát có hơi khác biệt một chút mà thôi. Thấy pháp môn Phật dạy được như vậy, mình phải cố gắng sao tiến tu giống như vậy.
Từ bi tâm có từ bi của thế gian và từ bi xuất thế gian, nghĩa là từ bi của phàm và từ bi của Thánh. Từ bi của thế gian là còn ngã, còn nhân, thấy có mình, có người. Mình luyện Từ bi tam muội còn nhân, còn ngã là từ bi thế gian. Nếu phá được ngã kiến, nhân kiến (ngã chấp, nhân chấp), được từ bi của tiểu Thánh (Tiểu thừa). Còn nhập vào thể tánh bình đẳng vô sai biệt là tâm từ bi của bậc Thánh Đại thừa, Bồ tát Địa Thượng; viên mãn cứu cánh đến vô duyên từ bi của Phật.
Vì thế, việc tu hành của mình phải nhận cho rành rẽ, mục tiêu, mục đích, thì bước đường tu của mình không sai, không ngã mạn, không có tăng thượng mạn; vì mình biết rõ đang đến vị trí nào, không phải ở thấp mà thấy mình cao, chưa được mà thấy mình được.
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Đây là ảnh hưởng của Từ tâm tam muội mà tôi nói trong kinh. Tình thương thì lúc nào cũng thương, nhưng Từ bi tam muội mà luyện được thì tác dụng của nó khó có thể lường lắm. Nhân như thế nào mà chúng sanh khỏi khổ được vui, trong trường hợp này tác dụng của Từ bi tam muội tự hiện lên, khả năng và kết quả của Bồ tát hành đạo tự nhiên như vậy.
Trong kinh nói Ngài Văn Thù nhập Từ tâm tam muội, ma vương thấy cung điện của họ đều lung lay, muốn sập, họ đứng không vững. Lần lần họ biết là do Ngài Văn Thù nhập định. Họ chạy đến nơi Văn Thù ở thì mới được yên, vui vẻ, an tâm. Từ tâm tam muội có tác dụng như vậy.
Tác dụng làm cho thiên ma, ma vương kinh sợ chạy đến khẩn cầu tha cho nó, nhân đó mới thuyết pháp cho nó nghe được. Gọi đến không đến, bảo nghe không nghe, lúc đó Văn Thù nhập Từ tâm tam muội không phân biệt; cuối cùng các ma quy y Phật pháp. Lợi ích như vậy. Vì nghiệp ma là nghiệp ác, vì phước báo thiên ma đã hết thì phải đọa tam đồ ác đạo. Nhờ Từ tâm tam muội mà chuyển được ma tâm, ma nghiệp thành thiện tâm, thiện nghiệp, nên hết khổ được vui. Đúng là kết quả của tác dụng từ bi. Ngài Văn Thù nhập Từ tâm tam muội không có tác dụng như vậy.
*
Quên được thân, quên được cảnh, chỉ vào một niệm đó thôi, gọi là nhứt tâm. Nhứt tâm đó là tam muội, là chánh định. Nếu còn có niệm thấy cảnh, thấy thân là chưa vào chánh định, tam muội. Phải tuần tự tu hành mới được. Nếu từng đầu mà tập trung tư tưởng quên thân, quên cảnh rồi thì về sau là vào chánh định được. Tuy nhiên, từ nhận thức như vậy đi đến kết quả là một việc khác, không đơn giản.
Vào được chánh định quên thân, quên cảnh, từ đó về sau, cứ trong định đi lần lần, chứ không phải tán tâm. Phải nỗ lực tu tập pháp Phật dạy. Niệm Phật nhứt tâm thành ra chánh định. Nhứt tâm là tên khác của chánh định.
Nhứt tâm là tâm chỉ có một, không có hai. Mình niệm tán tâm là có vô số, kể những cái sai khác. Đạt được nhứt như là cả vấn đề, phải tu luyện mới được; nếu không thì mình chỉ có ngôn ngữ, văn tự, dù có hiểu biết cũng chỉ một ít, không phải là mục tiêu trong Phật pháp.
*
Mục tiêu, mục đích của Phật pháp, pháp môn nào cũng lấy chánh định làm gốc. Bố thí, trì giới cũng vậy, cũng lấy chánh định làm gốc, đâu phải giới thường. Như trì giới có luật nghi giới, có định giới, huệ giới. Từ tán tâm, phải nương vào giới luật đầu tiên để luyện tập, dù chưa phải là cái đích trong Phật pháp.
Bố thí cũng vậy, bố thí phát xuất từ tán tâm thì khác. Từ đó luyện tập dần lên, chuyên tâm nhứt ý lại, để tiến lần lần lên bố thí ba la mật. Cái nào cũng có ba la mật đứng sau. Không chánh định, chánh huệ, làm sao thành ba la mật.
Tất cả pháp môn Phật dạy từ hình tướng thông thường, từ tán tâm đưa đến chánh định, chánh huệ theo phạm vi pháp môn đó. Kết quả các pháp môn Phật dạy dù rằng hàng vạn hàng muôn, một pháp môn nào đi đến đích của nó thì cũng như nhau, không cần phải sử dụng tất cả pháp môn.
Tất cả pháp môn nào cũng lấy định và huệ làm kết quả. Đã vào giới, định, huệ thì đều có một vị bình đẳng. Nhưng tại sao có nhiều pháp môn vậy? Vì chúng sanh nhiều bệnh, có người nặng tình ái, nặng hận thù, có người đần độn quá, người thì lanh lợi quá, có người lơ đãng…
*** Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn giảng giải ***
Đại khái như thế, nếu nói chi tiết thì nhiều lắm. Căn cơ phù hợp với pháp môn nào thì theo đó mau thành công. Nếu không biết căn cơ của mình ra sao thì phải tập. Thí dụ niệm Phật hợp thì niệm Phật, ngồi thiền hợp thì ngồi thiền, lạy Phật hợp thì lạy, tụng kinh hợp thì tụng…
Nghĩa là nghiệm xem làm cái đó, thân tâm mình có lợi ích hay không, lợi ích như thế nào và phiền não hằng ngày của mình được nhẹ đi.
Thí dụ tôi phân tích rõ vì đã trải qua. Như gặp việc hằng ngày thấy nặng nề, phiền toái, bức rức. Mình không biết làm sao cởi mở được. Như vậy, tất nhiên bị phiền não làm cho não phiền. Mình thử niệm Phật vài bữa, nếu gặp cảnh cũ mà thân tâm được nhẹ nhàng; như vậy là hạp rồi, mình cứ tiếp tục niệm Phật.
Nếu niệm Phật đúng mà không bớt phiền não là biết không hạp với pháp này, đổi sang ngồi thiền. Yên lặng thì thấy thân tâm nhẹ nhàng, không bức rức, băn khoăn, nặng nề. Như vậy là hạp với pháp thiền thì tiếp tục áp dụng pháp này. Nếu ngồi tréo chân thấy bức rức hơn nữa là không hạp, thì qua pháp môn khác.
*
Các thiện tri thức biết rõ căn cơ của mình mà chỉ dạy thì được kết quả. Còn mình bây giờ phải nương theo kinh, đừng cố chấp. Mình tu pháp môn gì cũng không nên bài bác những người tu các pháp môn khác. Vì tất cả pháp môn đều của Phật dạy. Thiền, niệm Phật, bố thí, trì giới đều của Phật dạy. Mình bài bác là bài bác pháp, bài bác Phật, tội này không nhẹ, nên lưu ý.
Trong kinh Phật nói không có tội nào nặng bằng tội chống báng pháp. Nhất là báng pháp Đại thừa, phải đọa Vô gián địa ngục. Đọc kinh Pháp Hoa, quý vị thấy rõ quả báo của người tùy hỷ, người chê bai kinh Pháp Hoa như thế nào. Quý vị biết quả báo đó không phải một đời, mà nhiều đời như vậy, thời gian không biết lúc nào hết. Phải cẩn thận lắm đối với pháp Đại thừa, phải kính trọng. Mình không làm cũng phải trọng, vì đó là phương thuốc vô thượng của Phật dạy cho chúng sanh. Nếu sơ ý một chút, mình chê người đó, kỳ thực là mình chê pháp, chê pháp là chê Phật rồi.
*
Chê pháp, chê Phật thì tội nặng, chính cái đó làm hại mình. Vì người chê pháp, chê Phật, làm sao thành công được, phải cẩn thận. Thí dụ mình tu thiền được kết quả tốt thì cũng phải tán thành người niệm Phật. Vì biết đâu pháp đó hợp với người ta. Mình tán thán là giúp tinh tấn, tịnh tâm cho người ta. Mình tán thán, niệm Phật là tán thán chánh pháp của Phật, cũng chính là tán thán Phật. Tán thán pháp và tán thán Phật được công đức rất lớn.
( Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn – Theo Trí Tịnh Toàn Tập)
Để lại một bình luận