Hộ niệm lúc lâm chung vô cùng quan trọng đối với người niệm Phật cầu vãng sanh. Công phu niệm Phật cả một đời có thể ngay đó được vãng sanh, siêu phàm nhập thánh; Cũng có thể do đó mà trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Nếu bạn niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, nhất định phải đọc bài này một lần!
- Bản nguyện niệm Phật – Trọng yếu đường tu thời mạt pháp.
- Tự lực và Tha lực niệm Phật.
- Cách niệm Phật tại nhà.
- Sự thật về hạn Tam Tai.
- Hành dịch bệnh quỷ vương Lệ Quỷ
- 10 Chuyện tâm linh có thật.
- Niệm Phật như thế nào để chắc chắn được vãng sanh.
- 4 điều trọng yếu về hộ niệm
Tổ Ấn Quang dạy: “Người lâm chung được trợ niệm ắt sẽ được vãng sanh. Ðã không được trợ niệm mà còn bị người thân khóc lóc, xáo động…Khiến ái tình, sân hận khởi lên làm cho người chết khó khỏi bị đọa lạc.” Lại nữa, rất ít người biết về sự đáng sợ của Cận tử nghiệp và nỗi kinh hoàng khi Tứ đại phân ly. Vậy nên hộ niệm lúc lâm chung là vô quan trọng!
Một cửa ải lâm chung thật là khẩn yếu. Ðời có kẻ ngu, lúc cha mẹ, quyến thuộc lâm chung bèn khóc lóc vật vã, tắm rửa, thay áo..Vốn chỉ mong đẹp mắt người đời, chẳng nề di hại cho người chết. Người không niệm Phật hãy khoan bàn đến. Người chí thiết vãng sanh lúc lâm chung gặp phải quyến thuộc như vậy, đa phần bị phá hoại chánh niệm, vẫn bị ở lại trong thế giới này.
Tổ Ấn Quang khai thị về Hộ niệm
“Hộ niệm lúc lâm chung ví như kẻ yếu đuối trèo núi. Sức mình chẳng đủ, may có sức của người đằng trước lôi, người đằng sau đẩy; Người hai bên nâng đỡ nên bèn có thể lên đến được đỉnh cao chót vót. Lâm chung chánh niệm rỡ ràng bị phá hoại bởi những chuyện như tình yêu thương của quyến thuộc, dời đổi chỗ v.v…
Ví như dũng sĩ trèo núi, sức mình sung mãn; Nhưng thân hữu, người quen biết đều đem những vật của họ giao cho đội vác. Đội vác quá nhiều nên sức kiệt, thân nhọc, nhìn vách núi lùi bước. Lẽ được – mất này tuy do người khác gây ra; Nhưng thật ra cũng do nghiệp lực thiện – ác của chính mình từ trong kiếp trước đã thành toàn hay phá hoại người khác mà ra.
Về Hộ niệm lúc lâm chung. Nếu có tiền tài hãy thỉnh Tăng chúng chia ban niệm Phật. Khiến cho tiếng niệm Phật ngày đêm không ngớt, hòng tai người bệnh luôn nghe Phật hiệu, có thể quyết định nhờ vào Phật từ lực vãng sanh Tây Phương. Còn như không có tiền của thì cả nhà phát tâm trợ niệm để kết duyên cuối cùng.
Phàm những người tu Tịnh nghiệp hãy nên bảo cho quyến thuộc biết sẵn về lẽ lợi – hại. Khiến cho ai nấy đều biết quan trọng ở chỗ thần thức sẽ đạt được. Chứ chẳng phải ở chỗ dễ coi thuộc về phương diện tình cảm thế gian, để khỏi phải lo lắng nữa! Đây là ý nghĩa ẩn kín của việc trợ niệm dành cho người tu Tịnh nghiệp biết.”
Những điều người thân cần biết về Hộ niệm
Người bịnh từ khi đau nặng cho đến lúc sắp tắt hơi, thân nhơn quyến thuộc phải bình tĩnh đừng khóc lóc. Có kẻ tuy không khóc nhưng lại lộ nét bi thương sầu thảm, đó cũng là điều không nên. Bởi lúc bấy giờ, bịnh nhơn đã đi đến ngả rẽ phân chia giữa quỷ, người, phàm, Thánh, sự khẩn yếu nguy hiểu khác thường, như ngàn cân treo dưới sợi tóc. Khi ấy duy nhứt tâm hộ niệm Phật hiệu là điều thiết yếu. Người dù có chí nguyện vãng sanh, mà bị quyến thuộc thương khóc làm cho khơi động niệm tình ái, tất phải bị đọa lạc luân hồi, công tu cũng đành luống uổng!
Lại khi bịnh nhơn gần qua đời. Nếu họ muốn tắm gội, thay y phục hay đổi chỗ nằm, thì có thể thuận theo. Song phải nhẹ nhàng cẩn thận mà làm. Như họ không chịu, hoặc á khẩu không nói được, rất không nên miễn cưỡng mà làm. Bởi người sắp chết thân thể thường đau nhức. Nếu ép di động, đổi chỗ nằm hoặc tắm rửa, thay y phục, thì bịnh nhơn càng đau đớn thêm.
Nhiều người tu hành phát nguyện cầu về Cực Lạc, nhưng khi lâm chung vì bị quyến thuộc di động nhiễu loạn, phá hoại chánh niệm, nên không được vãng sanh. Việc này xảy ra rất thường. Hoặc kẻ mạng chung có thể sanh về cõi lành, nhưng bị người khác không biết, xúc chạm thân thể, sửa đổi tay chân làm cho đau đớn, nên sanh lòng giận tức. Do một niệm đó, liền đọa vào đường ác, làm rồng, rắn, cọp, beo, hoặc các loài độc khác.
*
Như vua A Xà Thế tu nhiều phước lành, khi lâm chung bị người hầu cận ngủ gục làm rớt cây quạt trên mặt, nên giận chết đọa làm rắn mãng xà. Gương này không nên răn sợ ư!
Ðối với người sắp mạng chung, chỉ có đồng thanh niệm Phật là có ích. Nếu tâm thức chưa rời khỏi thân thì tắm rửa, thay y phục v.v… cho người chết gây trở ngại rất lớn. Vì thế, người tu Tịnh nghiệp hằng ngày phải nên nói cho quyến thuộc hiểu rõ duyên do ấy, ngõ hầu chẳng đến nỗi dùng lầm tình thân ái, gây trở ngại việc vãng sanh! Nếu là bậc đại nhân tột bậc, bậc cao sĩ xuất cách, bất tất e sợ sẽ mắc phải những chướng ngại ấy!
Người bịnh khi lâm chung hoặc ngồi, hoặc nằm, đều tùy tiện, chớ nên gắng gượng. Nếu cảm thấy suy nhược chỉ có thể nằm, mà muốn xem cho ra vẻ, gắng gượng ngồi dậy, là điều nguy hại không nên. Hoặc theo lẽ, phải nằm nghiêng bên mặt hướng về tây, nhưng vì thân thể đau nhức phải nằm ngửa, hay nằm nghiêng bên trái hướng về đông, cũng cứ để tự nhiên chớ nên gắng gượng. Đây là chính bịnh nhơn phải hiểu như thế mà tự xử sự.
Còn người thân thuộc cũng phải hiểu lẽ này. Chẳng nên cầu danh, bắt người bịnh nằm nghiêng bên mặt hướng về tây; Cũng chẳng nên đỡ dậy, mặt áo tràng sửa ngồi kiết dà. Đâu biết rằng chỉ vì cầu chút hư danh, mà khiến cho người chết phải đọa tam đồ, chịu vô lượng sự khổ!
4 Điều trọng yếu về Hộ niệm
Lúc bịnh nhơn sắp mãn phần, sự trợ niệm là điều rất cần thiết. Bởi khi ấy, người bịnh từ tinh thần đến thể chất đều yếu kém mê mờ, khó bề tự chủ. Đừng nói kẻ bình nhựt chưa tu không giữ nỗi câu niệm Phật được lâu bền; Mà người bình nhựt lấy câu niệm Phật làm thường khóa, nếu không nhờ sức trợ niệm cũng khó mong đắc lực. Cách thức trợ niệm phải y theo những điều kiện như ở dưới đây:
1. Thỉnh tượng Phật Di Đà
Thỉnh tượng Phật Di Đà tiếp dẫn để trước bịnh nhơn khiến cho họ trông thấy. Cắm một bình hoa tươi và đốt lò hương nhẹ, khói thơm vừa thoảng để dẫn khởi chánh niệm cho bịnh nhơn. Nên nhớ khói chỉ nhẹ thôi, đừng để nhiều vì e ngột ngạt khó thở.
2. Người Hộ niệm
Người hộ niệm tùy theo nhiều ít nên luân phiên mà niệm. Ít thì mỗi lần một hoặc hai người, chia thành ba phiên. Nhiều thì mỗi phiên có thể độ sáu hay tám người. Nên nhớ lúc ấy bịnh nhơn sức yếu rất cần thanh khí. Nếu để cho người ta vào đông, hoặc kẻ trợ niệm quá nhiều; Tất làm cho người bịnh ngột ngạt xao động, có hại hơn là có lợi. Lại, các phiên phải canh theo đồng hồ mà im lặng luân chuyển nhau. Mục đích là để cho câu niệm Phật tiếp tục không gián đoạn, đừng kêu gọi. Mỗi phiên niệm lâu ước độ một giờ.
3. Hộ niệm phải nương theo sở thích của người bệnh
Theo ngài Ấn Quang, nên niệm bốn chữ để cho bịnh nhơn dễ thâu nhận trong khi tinh thần thể chất quá suy yếu. Nhưng ý kiến của Hoằng Nhứt đại sư thì: Muốn niệm bốn chữ hay sáu chữ, tốt hơn nên hỏi bịnh nhơn. Điều này là để thuận với tập quán ưa thích thuở bình nhựt của người bịnh, khiến cho họ có thể niệm thầm theo. Nếu trái với tập quán ưa thích, tức là phá hoại chánh niệm của người bịnh, tất mình cũng có tội.
Lại cách trợ niệm, không nên niệm to tiếng quá, vì mình sẽ tổn hơi khó bền; Không nên niệm nhỏ quá, vì e người bịnh tinh thần lờ lạc khó thâu nhận. Cũng chẳng nên niệm quá mau, bởi làm cho bịnh nhơn đã không nghe nhận được rõ ràng, lại không thể theo kịp; Chẳng nên niệm quá chậm, bởi có lỗi tiếng niệm rời rạc khiến người bịnh khó liên tục nhiếp tâm.
Đại khái tiếng niệm phải không cao không thấp, chẳng chậm chẳng mau. Mỗi chữ mỗi câu đều phải rành rẽ rõ ràng; Khiến cho câu niệm trải qua tai đi sâu vào tâm thức của người bịnh, như thế mới đắc lực. Lại có điều nên chú ý: Khi bịnh nhơn tâm thức quá hôn trầm, niệm ở ngoài tất họ nghe không rõ. Trong trường hợp ấy, phải kê miệng sát vào tai họ mà niệm, mới có thể khiến cho người bịnh được minh tâm.
4. Pháp khí dùng để Hộ niệm
Về pháp khí để dùng trong khi hộ niệm, thông thường nên đánh khánh. Bởi tiếng mõ âm thanh đục, không bằng tiếng khánh trong trẻo, dễ khiến cho bịnh nhơn tâm thần thanh tỉnh. Nhưng vấn đề đó cũng tùy, vì theo kinh nghiệm riêng, Hoằng Nhứt đại sư đã dạy: “Những kẻ suy yếu thần kinh, rất sợ nghe tiếng khánh và mõ nhỏ. Bởi âm thanh của mấy thứ này chát chúa đinh tai. Nó kích thích thần kinh khiến cho người bịnh tâm thần không an.
Theo thiển ý, chỉ nên niệm suông là thỏa đáng hơn hết. Hoặc nếu có, thì chỉ nên đánh thứ chuông mõ lớn. Những món này âm thanh hùng tráng, khiến cho người bịnh sanh niệm nghiêm kính; Chắc thật hơn đánh khánh và mõ nhỏ nhiều. Thứ mõ âm thanh đục cũng không nên đánh, vì làm cho bịnh nhơn tâm thần hôn trược. Tuy nhiên, sở thích của mỗi người không đồng, tốt hơn là nên hỏi trước bịnh nhơn. Nếu có chỗ nào không hợp, phải tùy cơ cải biến, chớ nên cố chấp.”
( 4 điều trọng yếu về Hộ niệm lúc lâm chung – Theo Niệm Phật Thập Yếu)
Tuệ Tâm 2021.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, người niệm phật phát nguyện vãng sanh Tây phương cực lạc, thường biết trước ngày giờ chết của mình, lúc nào cũng có hào quang Đức Phật A Di Đà nhiếp hộ, nên luôn ở trong chánh niệm, chắc là khg cần hộ niệm phải khg thầy?
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Người niệm Phật nếu một đời chuyên tu Chánh Hạnh thì “Bình Sanh Nghiệp Thành”, nắm chắc phần vãng sanh nên không cần hộ niệm! Tuy nhiên vì ngày nay đa phần người niệm Phật tạp hạnh tạp tu, dùng Tự Lực Niệm Phật nên rất khó vãng sanh, vì thế pháp Hộ Niệm là cứu cánh cho những hành giả này.
Tuy pháp hộ niệm bất khả tư nghì nhưng pháp này có một nhược điểm vô cùng lớn: Những người không có thiện nghiệp sâu dày, rất khó được hộ niệm. Nguyên nhân chủ yếu do những người thân trong gia đình gây chướng ngại. Thông thường, chỉ cần 1 thành viên trong gia đình không đồng ý, cũng không thể nào hộ niệm được. Nhiều người không ý thức được điều này nên uổng phí một kiếp niệm Phật, bị người thân phá hoại nên chẳng được hộ niệm, kết cục vẫn ở trong sanh tử! Trong lúc cận tử nghiệp, oan gia trái chủ vô hình chưa kinh khủng bằng oan gia trong chính gia đình, họ mới là trở ngại khiến người ta không thể giải thoát.
Vì những lẽ trên đây mà hành giả nhất định phải nương vào Bản Nguyện Xưng Danh của Đại Sư Thiện Đạo để nắm chắc phần vãng sanh, không cần phải lo lắng chi đến chuyện hộ niệm. Bởi Bản Nguyện Xưng Danh thì chỉ cần miệng xưng danh thì tín nguyện đã đủ đầy, quả vãng sanh đã thành tựu, không phải đợi đến lúc lâm chung.
Nguyen Hung viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Thưa Tuệ Tâm,
Nếu với những người mà cả đời ko biết đến Phật Pháp, lúc lâm chung được hộ niệm thì liệu có phần nào đc vãng sanh ko ạ?
Nam mô A Di Đà Phật!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Người cả đời không biết đến Phật pháp mà có biệt phước được hộ niệm lúc lâm chung thì chỉ chắc chắn được một điều: Không bị đọa lạc tam đồ. Điều này được đức Địa Tạng Bồ Tát khẳng định trong kinh: “Những chúng sinh ở hiện tại hay vị lai, lúc sắp mạng chung mà nghe đặng danh hiệu của một Ðức Phật, danh hiệu của một Bồ tát hay danh hiệu của một Bích Chi Phật, thời không luận là có tội cùng không tội đều được giải thoát cả.” Còn được vãng sanh Cực Lạc hay không thì không chắc chắn. Việc ấy tùy vào thiện duyên của người lâm chung: Có niệm được danh hiệu Phật hay không. Nếu niệm theo được thì chỉ cần 1 câu thôi cũng thuận theo bản nguyện xưng danh của Phật A Di Đà, chắc chắn vãng sanh. Ngay cả lúc đã thoát ra khỏi xác, chỉ cần thần thức phát tâm niệm một câu Nam mô A Di Đà Phật thôi tâm sẽ được khai mở, liền thấy Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng hiện ra tiếp dẫn. Còn như Thần Thức chẳng chịu niệm theo thì cũng nhờ được hộ niệm mà tái sanh về các cảnh giới lành.
Nguyen Hung viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Thưa Tuệ Tâm,
Bà con tuổi cũng đã cao lại bị bệnh tim nữa, con muốn khuyên bà niệm Phật mà chưa được. Vì trong nhà con cũng chưa ai có tín tâm đó, nên con cũng sợ khuyên ko khéo lại phản tác dụng. Tuệ Tâm có thể cho con lời khuyên như thế nào là tốt nhất trong hoàn cảnh này ko?
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Vụ này khó lắm, phàm phu bọn ta không có “Lực”, nói chẳng ai tin nghe nên chỉ có thể dùng “Thân giáo”, cầu Phật gia bị chớ không có cách chi khác cả. Nghĩa là bạn phải cho người thân thấy được mình học Phật được nhiều lợi ích như: Tính tình dễ chịu, sức khỏe tăng lên, công việc và cuộc sống thuận lợi, người xung quanh yêu quý…Lâu ngày chày tháng, họ có thiện cảm với Phật pháp thì lựa lời khuyên may ra mới được.
Nguyen Hung viết
Con cám ơn Tuệ Tâm nhiều!
Nam mô A Di Đà Phật!