Nhiều người bảo: “Phải niệm Phật nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh Cực Lạc”. Đây là sự lầm lạc vô cùng tai hại, làm chướng ngại đường giải thoát của chúng sanh, bội phản lại tâm nguyện của chư Phật!
- Cách niệm Phật tại nhà.
- Bản nguyện niệm Phật – Trọng yếu đường tu thời mạt pháp.
- Thiên ma là loại ma gì.
- Cảnh giới trên bước đường học Phật.
- Hội Long Hoa là gì.
- Sự thật về hạn Tam tai.
Tại sao thế? Tổ Ngẫu Ích dạy: “Ðược vãng sanh hay chăng toàn là do có tín nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Tổ Ấn Quang bảo: “Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này”. Do vậy thì biết Tín sâu và Nguyện thiết là quan trọng bậc nhất. Nếu bạn đang niệm Phật cầu vãng sanh, xin đừng lầm lạc tin lời tà vạy này mà tự gây chướng ngại, đoạn mất đường giải thoát của mình.
Niệm Phật nhất tâm bất loạn là gì
Theo Tổ Thiện Đạo giải thích: “Nhất tâm nghĩa là thuần nhất chuyên niệm danh hiệu. Bất loạn nghĩa là không tạp loạn”. Niệm Phật nhất tâm bất loạn có nghĩa là thuần nhất chuyên niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, không tạp tu thêm tụng kinh, trì chú, lễ lạy…Chứ không phải nhất tâm bất loạn là niệm đến lý sự nhất tâm, niệm Phật thành phiến!
Sự lầm lẫn tai hại này có lẽ được bắt nguồn từ việc hiểu sai về Kinh A Di Đà. Kinh dạy: “Nếu Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào nghe nói về đức Phật A Di Đà, rồi trì niệm danh hiệu Ngài hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày cho đến bảy ngày mà nhất tâm bất loạn, người này đến khi thân mạng sắp kết thúc, đức Phật A Di Đà cùng đại chúng sẽ xuất hiện trước mắt, làm cho tâm người này không điên đảo, liền được vãng sanh về thế giới Cực lạc của đức A Di Đà.”
*
Bởi thế Pháp Nhiên Thượng Nhân(Tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản) bảo: “Mọi người đều cho rằng, khi lâm chung có Chánh niệm nên đức Phật mới đến nghinh đón. Pháp Nhiên thì không nghĩ như thế, mà là: Do đức Phật đến nghinh đón, nên người lâm chung mới được Chánh niệm. Vì thế kinh Xưng Tán Tịnh Độ mới dạy: “Từ Bi gia hộ, khiến tâm bất loạn”.
Cho nên “Chánh niệm khi lâm chung”, nghĩa là: Khi đức Phật đến nghinh đón, người lâm chung mới có Chánh niệm. Cho nên, cần phải luôn tinh tấn niệm Phật!
Bạn đọc lại đoạn kinh văn ở trên một lần nữa xem Tổ nói có chính xác hay chăng?
Nếu niệm Phật nhất tâm bất loạn mới được Vãng sanh thì cõi Cực Lạc chỉ có một mình đức Phật A Di Đà
Nếu hiểu niệm Phật đến Nhất tâm bất loạn theo ý: Niệm Phật đến lý sự nhất tâm hay niệm Phật thành phiến. Tất cõi Cực Lạc vô vàn xinh đẹp chỉ có mình đức Phật A Di Đà! Tại sao thế? Bởi để niệm Phật được thành phiến tất phải là hàng Thượng thượng căn, giới hạnh cực tinh nghiêm; Hoặc bậc Bồ Tát tái lai mới kham nổi. Phàm phu thời mạt chúng ta đây nhiếp tâm niệm Phật giây lát còn khó; Trì được giới mà niệm Phật còn chẳng mấy người…Cơ sở nào mà mong niệm Phật thành phiến?!
Lại nữa, nếu nói “Niệm Phật nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh” thì có nghĩa ta chẳng hiểu được Bi tâm của chư Phật. Bởi sự cứu độ của chư Phật là vô điều kiện. Đức Phật A Di Đà nào có yêu cầu gì để được vãng sanh đâu? Kinh niệm Phật Ba La Mật, đức Thích Ca dạy: “Muốn được vãng sanh, chỉ cần niệm danh hiệu Phật A Di Đà là đủ”. Tịnh Độ Tam Kinh nào có dạy ta phải niệm Phật nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh đâu?
Ta niệm Phật mà không tin lời Kinh, không tin lời Phật, vậy ta còn tin ai?
Bạn đọc sách Chuyện vãng sanh ở Việt Nam, mấy tập, bao nhiêu người vãng sanh để lại thoại tướng đó: Có người nào đắc “Niệm phật nhất tâm bất loạn” chăng? Không một ai!
Bạn duyệt sách “Mấy điệu sen thanh” của Hòa Thượng Trí Tịnh dịch. Trừ gương các Tổ vãng sanh Cực Lạc ra có người nào đắc “Niệm Phật nhất tâm bất loạn” chăng? Không một ai!
Nguyện thiết Tin sâu vô cùng quan trọng
Ngẫu Ích bảo: “Nếu không Tín, Nguyện, dù trì niệm câu hồng danh cho đến gió thổi không vào, mưa sa chẳng lọt, vững chắc như tường đồng vách sắt, cũng không được vãng sanh.” Người niệm Phật tinh chuyên mà thiếu Tín, Nguyện, tùy công phu sâu cạn kết quả chỉ được hưởng phước báu nhơn thiên. Khi hết phước vẫn phải bị luân hồi như cũ.
Như tại Việt Nam ta, vào đời Hậu Lê, có một vị sư ở chùa Quang Minh. Sư công hạnh niệm Phật tuy sâu mà vì Nguyện tâm không chí thiết. Vậy nên khi mãn phần chuyển sanh làm một vị đế vương triều nhà Thanh bên Trung Hoa. Về sau nhà vua nhân dùng nước giếng của chùa ấy để rửa vết chữ son ghi tiền kiếp của mình trên vai, mới cảm khái làm mấy bài thi. Trong ấy có hai câu:
Ngã bảng Tây Phương nhứt Phật tử
Vân hà lạc tại đế vương gia?
Ý nói: Ta vốn là con của Phật A Di Đà ở Tây Phương, cớ sao lại lạc vào nhà đế vương như thế này? Tuy vua biết kiếp trước mình là vị sa môn niệm Phật ở chùa Quang Minh. Nhưng vì trong ngôi vị đế vương, cảnh phước lạc quá nhiều, nên cũng không tu hành được.
*
Niệm Phật mà thiếu Tín, Nguyện kết quả là như thế! Cho nên, xét kỹ lại lời của Ngẫu Ích đại sư, ta thấy phẩm vị cao thấp không phải là vấn đề, mà vấn đề chính là: “Được vãng sanh cùng chăng.” Mà muốn được vãng sanh, Tín Nguyện là điều kiện phải có, và điểm cần yếu nhất lại là chữ Nguyện.
Đại sư lại nhấn mạnh: “Nếu Tín Nguyện bền chắc, khi lâm chung, chỉ xưng danh hiệu mười niệm hay một niệm, cũng quyết được vãng sanh. Trái lại, công hành trì tuy vững như vách sắt tường đồng, mà Tín Nguyện yếu, kết quả chỉ hưởng được phước báo nhơn thiên mà thôi.”
Lời này chỉ rõ: Không phải niệm Phật nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh. Bởi thà Tín, Nguyện bền chắc, dù phần Hạnh kém ít cũng được vãng sanh giải thoát. Xem đây ta thấy, đối với người tu Tịnh Độ, tâm Nguyện chơn thiết có tánh cách trọng yếu là dường bao!(Niệm Phật Thập Yếu)
Thuần nhất chuyên xưng danh hiệu
Pháp sư Huệ Tịnh bảo: “Thuần nhất tinh chuyên xưng niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Không thay đổi danh hiệu, không xen tạp tu các pháp khác. Nhất tâm đến tận đáy lòng, lấy thời gian trọn đời làm giới hạn. Trên đến một đời, dưới đến mười niệm, không ai không được vãng sanh”
Bởi người niệm Phật được hào quang đức Phật soi chiếu, chúng Thánh bảo hộ; Tội chướng trừ diệt, phước đức sinh trưởng, xa lìa mọi ách nạn, hiện tại được an ổn, lâm chung được vãng sanh.
Vì thế, phải từ sớm đến tối, từ tối đến sáng, nếu chúng ta có niệm thì chỉ thuần nhất chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà. Lấy thời gian trọn đời làm giới hạn. Không niệm thêm một danh hiệu nào khác, không tu thêm một pháp môn nào khác. Như thế, là chân chánh khế hợp với Bổn nguyện đức Phật A Di Đà. Đó gọi là niệm Phật nhất tâm bất loạn!
Thuần nhất xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà ta sẽ xả bỏ những quán niệm vọng động của tâm, nghĩa là: Xả bỏ những tư duy về thiện – ác, tịnh – uế; Xả bỏ những chấp trước về tin- nghi, mê – ngộ; Xả bỏ các sự phân biệt Tăng – tục, trí – ngu. Tất cả những quán niệm của tâm đều xả bỏ, chỉ duy nhất trú tâm vào một câu Nam mô A Di Đà Phật.
*
Cho đến, khi cảm ân hoan hỷ cũng Nam mô A Di Đà Phật; Khi xót thương bản thân, không cảm ân không hoan hỷ cũng Nam mô A Di Đà Phật; Khi tàm quý sám hối cũng Nam mô A Di Đà Phật; Khi rất xấu hổ cho bản thân, không tàm quý không sám hối cũng Nam mô A Di Đà Phật; Khi tâm thanh tịnh cũng Nam mô A Di Đà Phật, khi tâm tán loạn cũng Nam mô A Di Đà Phật. Không kể thiện – ác, tội – phước; Không kể trí – ngu, mê – ngộ; Không kể tịnh – uế, tin – nghi; Không kể thời gian, nơi chốn, mọi công việc; Không kể mười phương, ba đời, thanh thoát tự tại, tánh linh sáng suốt để mà xưng niệm danh hiệu.
Bởi danh hiệu tức tín tâm, tín tâm tức xưng danh hiệu, xưng danh hiệu tức vãng sanh. Trong danh hiệu vốn đầy đủ hết thảy công đức. Cho nên chỉ cần tin: “Ta niệm Phật thì chắc chắn được vãng sanh, vậy là đủ!” (Pháp sư Huệ Tịnh giảng về niệm Phật)
(Sự hiểu lầm tai hại về niệm Phật nhất tâm bất loạn)
Tuệ Tâm 2021.
VĂN HIỆP viết
Nam Mô A Di Đà Phật….!
Quả đúng thế, ngay cả nhiếp Tâm còn khó huống gì Nhất Tâm bất loạn.
Pháp sư Tuệ Tâm cho mình hỏi? Vọng Tâm là gì? Vọng tưởng là như thế nào? Vọng cảnh là như thế nào? Vọng tưởng và vọng cảnh khác nhau và giống nhau như thế nào?.
Khi mình Niệm Phật lúc nhiếp dc Tâm, thì có những cảnh hay tưởng (mình ko rõ) nó lôi mình theo, có lúc mình tự thoát ra dc, có lúc mình phải mở mắt to ra mới thoát đc.
Nam Mô A Di Đà Phật…..!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Về Vọng Tâm, vọng tưởng và vọng cảnh ấy, thô tế, sâu cạn, vô lượng vô biên. Tuệ Tâm chỉ là phàm phu niệm Phật cầu vãng sanh, không đủ trí huệ để giải thích được cho bạn, mong bạn tùy hỉ!
Về các cảnh giới bạn nhìn thấy khi nhiếp tâm niệm Phật gọi là Nội Cảnh Giới. Cảnh giới phát hiện chỉ là việc bình thường, không có chi kỳ đặc, người niệm Phật hễ tinh tấn dụng công thì ai cũng gặp. Khi cảnh giới phát sinh, dù là thiện cảnh giới hay ác cảnh giới, cũng chỉ nên tập trung niệm Phật; nếu không để ý đến thì nó sẽ biến mất, không gây trở ngại gì; còn ngược lại sẽ bị nó xoay chuyển, chướng ngại theo đó sẽ phát sanh ra, khiến đường tu thêm phần khổ nhọc…Bạn xem Niệm Phật Thập Yếu của Ngài Thiền Tâm hoặc xem bài này để biết mà tránh nhé: Các cảnh giới trên bước đường học Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
VĂN HIỆP viết
Cảm ơn pháp sư Tuệ Tâm…
Chúc pháp sư ngày mới An Lạc….
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Quê nhà cực lạc viết
Bạch thầy, con xin tri ân công đức cũng như những bài pháp mà thầy đã tâm huyết viết nên để phàm phu sát đất chúng con có duyên mà tu tập. Con có 1 câu hỏi mong thầy từ bi khai thị giúp con, cho con được đoạn nghi sanh tín : theo như con hiểu thì, trong kinh cũng như các tổ có nói, niệm phật là pháp môn tha lực, nương vào bản nguyện độ sanh vô bờ bến của phật a di đà, như vậy phàm phu chúng con chỉ cần tự lực, tức là phát tâm tin tưởng tuyệt đối, phát nguyện thiết tha tuyệt đối, khi tâm khởi lên tín và nguyện như trên thì miệng niệm hồng danh a di đà phật. Miệng và tâm tương tục k gián đoạn. Cứ mỗi khi tâm khởi lên tín nguyện thì miệng niệm câu hồng danh. Nếu như giả sử lúc đấy, tại thời điểm đó, tại niệm đó, tại sát na đó mà tín tâm được 90%, nguyện thiết được 90% thì niệm đó k phải là niệm nhất tâm có đúng k ạ, nghĩa là phải đc tròn vẹn 100% đúng k ạ ?Giả sử từ lúc đó đến khi lâm chung, khi tâm khởi và miệng niệm nhưng tín tâm và nguyện thiết vẫn chưa đủ 100%, thì tất cả những niệm đó đều k đạt đúng k ạ? Như vậy thì con sẽ k đc vãng sinh phải k ạ? Vì bản nguyện tiếp dẫn là từ 1 niệm cho đến 10 niệm, như vậy ít nhất là con phải được 1 niệm nhất tâm. Mà cả đời niệm phật cầu sanh tây phương, cả đời mong phật tiếp dẫn lúc lâm chung, mà tín nguyện khi phát khởi chỉ đc 99% thôi thì vẫn là k được vãng sinh phải k ạ? Con phàm phu sát đất tội chướng sâu dày nên cách hành văn có dài dòng vụng về, mong thầy từ bi khai thị ạ. A di đà phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Bản nguyện độ sanh của đức Từ Phụ lấy nguyện thứ 18 làm cốt lõi, nguyện ấy như thế này: “Nếu ta thành Phật, mười phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, niệm danh hiệu ta cho đến mười niệm. Nếu chẳng được vãng sanh, ta thề không ở ngôi Chánh giác.” Lời Kim khẩu của đức Phật đơn giản thế cơ mà. Ngài có yêu cầu ta phải “niệm nhất tâm bất loạn”, nào có yêu cầu ta phải tu lục độ vạn hạnh hồi hướng Cực Lạc…để được vãng sanh đâu? Nay ta tu Tịnh Độ, lại chẳng tin lời Phật, chẳng tin nguyện của Phật, lại nghe lời khai thị của các pháp sư giảng kinh để làm chi? Đức A Di Đà chỉ yêu cầu ta “chí tâm tin ưa” – nghĩa là tín sâu; “muốn sanh về cõi nước ta”-chính là phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc. Đủ hai điều kiện ấy thì chỉ “trên là suốt đời, dưới là 10 niệm là chắc chắn được vãng sanh” – Nghĩa là từ lúc biết đến nguyện thứ 18, ta phát nguyện vãng sanh rồi chuyên niệm Phật không quên. Nếu thọ mạng còn nhiều thì niệm cho đến lúc chết, nếu thọ mạng hết chỉ niệm được 10 câu, vẫn được vãng sanh. Bi tâm độ sanh của chư Phật bao la và đơn giản như thế đó!
Cái “nhất tâm” mà bạn đang hiểu là cái “nhất tâm bất loạn” theo giải thích của Thiền Tông, dùng để hướng thượng, được chư Tổ khai thị cho hàng Thượng Thượng Căn tu trì, mục đích để các vị ấy nhanh đắc Tam Muội mà sớm lãnh trách nhiệm độ sanh, chớ không phải là để vãng sanh về Tịnh Độ. Vụ này hậu thế hiểu lầm nhiều không kể xiết! Tai hại hơn nhiều vị không hiểu đối tượng khai thị của các Tổ, lại đem những lời hướng thượng ấy dạy cho Đại Chúng, khiến hàng phàm phu khởi nghi nan nên chẳng thể vãng sanh, thật cô phụ ơn Phật quá thể!
Nếu bạn niệm Phật cầu vãng sanh, muốn được chắc chắn vãng sanh thì phải đem những thứ này “Miệng và tâm tương tục k gián đoạn. Cứ mỗi khi tâm khởi lên tín nguyện thì miệng niệm câu hồng danh. Nếu như giả sử lúc đấy, tại thời điểm đó, tại niệm đó, tại sát na đó mà tín tâm được 90%, nguyện thiết được 90% thì niệm đó k phải là niệm nhất tâm có đúng k ạ, nghĩa là phải đc tròn vẹn 100% đúng k ạ ?Giả sử từ lúc đó đến khi lâm chung, khi tâm khởi và miệng niệm nhưng tín tâm và nguyện thiết vẫn chưa đủ 100%, thì tất cả những niệm đó đều k đạt đúng k ạ? Như vậy thì con sẽ k đc vãng sinh phải k ạ? Vì bản nguyện tiếp dẫn là từ 1 niệm cho đến 10 niệm, như vậy ít nhất là con phải được 1 niệm nhất tâm. Mà cả đời niệm phật cầu sanh tây phương, cả đời mong phật tiếp dẫn lúc lâm chung, mà tín nguyện khi phát khởi chỉ đc 99% thôi thì vẫn là k được vãng sinh phải k ạ? “ quẳng vào sọt rác. Những thứ ấy làm người ta tự chướng ngại đường vãng sanh của chính mình, chớ không phải đức A Di Đà chẳng từ bi tiếp dẫn chúng sanh.
Người niệm Phật chỉ cần tin chắc rằng “ta niệm Phật là thuận theo bản nguyện của đức Từ Phụ A Di Đà, chắc chắn được vãng sanh. Vì Phật không bao giờ nói dối, không bao giờ nguyện dối.” Nếu giữ được niềm tin một cách kiên định như thế, không tạp tu, không bị các pháp sư giảng kinh làm cho thối chuyển thì mười người niệm Phật mười người được vãng sanh, ngàn người niệm ngàn người được vãng sanh. Về những nghi nan của bạn, xin lạm trả lời thế này:
1. “Nếu như giả sử lúc đấy, tại thời điểm đó, tại niệm đó, tại sát na đó mà tín tâm được 90%, nguyện thiết được 90% thì niệm đó k phải là niệm nhất tâm có đúng k ạ, nghĩa là phải đc tròn vẹn 100% đúng k ạ?”. Ta tin nhận lời Phật mà niệm Phật cầu vãng là đã trọn vẹn rồi, đừng quan tâm đến chuyện “nhất tâm”” và cũng không có chuyện được 50% hay 90%. Người niệm Phật phải tin chắc chắn như thế mới là đúng ý của Phật!
2. “Giả sử từ lúc đó đến khi lâm chung, khi tâm khởi và miệng niệm nhưng tín tâm và nguyện thiết vẫn chưa đủ 100%, thì tất cả những niệm đó đều k đạt đúng k ạ? Vì bản nguyện tiếp dẫn là từ 1 niệm cho đến 10 niệm, như vậy ít nhất là con phải được 1 niệm nhất tâm. Mà cả đời niệm phật cầu sanh tây phương, cả đời mong phật tiếp dẫn lúc lâm chung, mà tín nguyện khi phát khởi chỉ đc 99% thôi thì vẫn là k được vãng sinh phải k ạ?”. Bạn hiểu như thế là không đúng, không bao giờ có chuyện ấy! Bản nguyện tiếp dẫn của Phật, như đã nói ở trên, là tiếp dẫn những người “chí tâm tin ưa trì danh hiệu”. Người phát được cái tâm nhàm lìa cõi Ta Ba cầu vãng sanh Cực Lạc mà niệm Phật thì trong mỗi câu “Nam mô A Di Đà Phật” đã bao gồm tín và nguyện. Bởi nếu không có tín và nguyện thì danh hiệu Phật do đâu mà khởi được. Tin chắc như thế mới là đúng ý của Phật! Lại theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ: “Đức Phật Vô Lượng Thọ có tám vạn bốn ngàn tướng, mỗi một tướng có tám vạn bốn ngàn vẻ đẹp, mỗi một vẻ đẹp có tám vạn bốn ngàn tia sáng, mỗi một tia sáng chiếu khắp các thế giới ở mười phương, nhiếp thủ chúng sanh niệm Phật, không bao giờ lìa bỏ”. Do đó bạn nhớ Ngài, niệm Ngài, lạy Ngài, sám hối với Ngài…Ngài đều rõ biết. Cho đến việc lâm chung, dù bạn có chết bất đắc kỳ tử đi chăng nữa Ngài cũng đều biết trước cả. Cho nên theo bản nguyện của mình, trong một sát na, Ngài sẽ cùng chư Thánh Chúng tiếp dẫn bạn về Tịnh Độ.
Tin như thế mới gọi là tin sâu, mới đúng với bản hoài của Phật Thích Ca và Bản nguyện từ bi tiếp dẫn của Phật A Di Đà. Tuệ Tâm dám khẳng định mà không sợ vọng ngữ rằng: Người giữ được tín tâm như thế mà niệm Phật, không ai không được vãng sanh! Bạn tham khảo thêm hai bài này để nắm vững tông chỉ hành trì nhé:
Cách niệm Phật tại nhà và Niệm Phật Tông Yếu-Pháp Nhiên Thượng Nhân.
Mong bạn tinh tấn hành trì. Nam mô A Di Đà Phật.