Hủy báng Phật pháp quả báo đến tức thì. Bởi Phật pháp là dòng nước cam lộ trừ khổ não cho chúng sanh, là đại lộ đưa chúng sanh ra khỏi sanh tử, đoạn nỗi khổ luân hồi. Trên từ chư Thiên, dưới đến quỷ thần, không ai không phát nguyện hộ trì. Cho nên những người không có thiện căn, sanh tâm hủy báng, thường chịu quả báo ngay tức thì. Cổ kim nhiều vị vì hủy báng chánh pháp mà chịu ác báo cả dòng họ bị tru lục; nhiều vị thân đang sống mà một phần thần thức đã ở nơi Địa ngục, sống không được, chết chẳng xong, khổ hải vô cùng.
Trong hết thảy mọi ác nghiệp thì hủy báng Phật pháp chịu quả báo nhanh và kinh khủng nhất. Những kẻ hủy báng thường gọi là Nhất xiển đề, tức là hạng người không có lòng tin, đoạn sạch thiện căn. Rộng khuyên bạn đọc hữu duyên: Nếu chẳng tin Phật cũng xin chớ sanh tâm hủy báng Tam Bảo mà mang tội, di họa đến cả cháu con. Người hủy báng Tam Bảo, chư Phật và Bồ Tát từ bi không quở trách, nhưng Chư Thiên Long Bát Bộ cùng chúng Quỷ thần thì không đâu, họ gây đại họa tức thì.
- Chuyện về Ngài Cấp cô độc trưởng giả.
- Vi Đà Hộ Pháp, Ngài là ai.
- Kinh Duy Ma Cật
- Kinh Pháp Diệt Tận.
- Ma Ba Tuần là gì,
- Quả báo của người Tự Sát
- Cách giúp đỡ những người bị ma nhập.
Quả báo hủy báng Phật Pháp đến tức thì
Theo An Sĩ Toàn Thư: “Quan Tư đồ thời Bắc Ngụy là Thôi Hạo, học nhiều biết rộng, tài trí hơn người; được Thái Vũ Đế hết sức tin dùng, ưu ái. Nhưng ông vốn không tin Phật pháp, thường khuyên vua làm những việc hủy hoại giáo pháp, tiêu diệt Tăng-già. Ông thấy vợ là Quách thị tụng kinh Phật thì nổi giận đốt kinh. Thôi Hạo có 2 người em là Thôi Di và Thôi Mô, hết sức kính tín Tam bảo. Mỗi khi nhìn thấy tượng Phật, cho dù đang ở chỗ đất bùn cũng nhất định quỳ xuống lễ lạy. Thôi Hạo thấy vậy thì cười nhạo, hết lời bài xích.
Về sau, Thôi Hạo vì liên quan trong việc chép quốc sử mà làm cho Vũ Đế nổi giận; nhốt vào cũi trên xe đưa ra thành phía nam, bị đánh đập tra tấn cực kỳ tàn khốc. Lại cho 10 người vệ sĩ cùng lúc tiểu tiện lên người ông; nhục nhã đau đớn, than khóc rất thê thảm, người đi đường ai nấy đều nghe thấy. Từ xưa đến nay, thân làm đến trọng thần chấp chính mà cuối cùng phải chịu khổ nhục đến như Thôi Hạo thật là chưa từng có. Toàn gia tộc họ Thôi bất luận già trẻ đều bị mang ra xử tử hình; chỉ riêng Thôi Di và Thôi Mô, do không cùng chí hướng với Thôi Hạo nên đặc biệt được miễn tội.
Sách Ngụy thư ghi lại rằng: “Tháng 6 năm Chân Quân thứ 11 (450) tru diệt Thôi Hạo, họ Thôi ở Thanh Hà, họ Lư ở Phạm Dương, họ Quách ở Thái Nguyên, họ Liễu ở Hà Đông, là thân nhân với Thôi Hạo nên đều bị giết hết cả tộc.
*
Sau khi Thái Vũ Đế hủy diệt Phật pháp, có vị sa môn là Đàm Thủy chống tích trượng đi thẳng vào hoàng cung. Thái Vũ Đế sai người bắt mang ra chém, nhưng đao chém không gây được thương tích gì cho ngài. Vua giận lắm, đích thân đến tận nơi rút đao chém, vị sa môn ấy cũng không hề hấn gì. Vua sai mang ném vào chuồng cọp. Cọp vừa nhìn thấy đại sư bỗng khiếp sợ nằm mọp xuống sát đất, bất động. Vua lại truyền đưa đạo sĩ Khấu Khiêm đến, bảo đi lại gần chuồng cọp. Cọp lập tức gầm lên, nhe răng muốn cắn. Vua kinh sợ, liền thỉnh Đại sư Đàm Thủy lên đại điện, lễ bái sám hối tội trước, xin hứa sẽ khôi phục lại Phật giáo.
Các bậc thánh trong Tam giáo, vị nào cũng chỉ muốn giáo hóa con người đến chỗ hiền thiện mà thôi; lẽ nào lại có thể so sánh mà cho rằng chỗ lập giáo của mỗi đạo có sự hơn kém nhau? Tần Thủy Hoàng lầm tin mưu kế của Lý Tư, thực hiện chủ trương đốt hết sách vở, chôn sống Nho sĩ; rốt cùng bỏ mạng tại Sa Khâu, còn Lý Tư bị giết sạch cả họ. Các vua đời Đông Hán như Hoàn Đế, Linh Đế, đời Đường như Chiêu Tông, Tuyên Tông, đều do mê muội sủng ái tin lời bọn hoạn quan mà giết hại những bậc danh sĩ trong thiên hạ. Rốt cuộc những kẻ bày mưu đều gánh chịu tai họa mất mạng, các vua ấy thì chịu họa mất nước.
*
1. Ngụy Thái Vũ Đế mê muội nghe lời Thôi Hạo, phá chùa chiền, đốt kinh Phật. Chưa được 3, 4 năm thì Thôi Hạo mang họa cả họ bị tru diệt; cha con Thái Vũ Đế đều chết không an ổn.
2. Chu Vũ Đế lầm nghe theo lời Vệ Nguyên Tung mà hủy diệt giáo pháp. Chưa quá 3, 4 năm thì Nguyên Tung bị giáng tội chết; Chu Vũ Đế mắc bệnh lạ, toàn thân nóng nảy như lửa đốt, rốt lại chỉ mới 36 tuổi đã bỏ mạng; trước giờ chết nhìn thấy vô số điều xấu ác thảm thương, thật không nỡ kể ra đây.
3. Đường Vũ Tông tin theo Triệu Quy Chân, Lý Đức Dụ, phá bỏ chùa chiền khắp nơi. Chưa được một năm, Quy Chân bị tội chết, Đức Dụ cũng bị đày đến chết tại Nhai Châu. Đường Vũ Tông thì chết lúc mới 32 tuổi, không con nối dõi.
4. Các vua đời Ngũ quý, không ai tài trí hơn Chu Thế Tông, chỉ có điều là không biết tin kính Phật pháp, thậm chí về sau cho nấu chảy tượng Phật lấy đồng đúc tiền. Thế nên không quá 6 năm thì mất nước về tay Triệu Khuông Dận của Bắc Tống.
Rốt cùng xem lại, nhà Tần hủy phá đạo Nho, chỉ sau 30 năm thì Nho giáo hưng thịnh trở lại; các triều Hán, Đường có những lúc khắt khe tàn hại các bậc danh sĩ trong thiên hạ, nhưng chẳng mấy năm sau thì giới sĩ phu cũng dần dần phát triển như trước.
*
Đời Bắc Ngụy Thái Vũ Đế hủy phá Phật pháp, chỉ sau 7 năm thì đạo Phật được khôi phục; đời Chu Vũ Đế hủy phá Phật pháp, chỉ sau 6 năm thì đạo Phật cũng được khôi phục; Đường Vũ Tông hủy phá Phật pháp, không quá một năm sau thì đạo Phật lại khôi phục; đó chẳng phải là ngửa mặt lên trời phun nước bọt, hóa ra tự làm dơ mặt mình đó sao?
Lý Tư và Thôi Hạo là hai kẻ nặng tội nhất trong việc diệt Nho hủy Phật, nên ngay trong đời đã phải chịu quả báo diệt thân cực kỳ lạ lùng thảm khốc. Tống Huy Tông tuy làm việc sửa đổi chùa chiền Phật giáo thành đạo quán của Đạo giáo, nhưng chưa đến nỗi hủy diệt Chánh pháp, nên tự thân ông ta tuy chịu sự nhục nhã, nhưng vận nước vẫn được nối dài. Đó đều là những chuyện đời trước hết sức rõ ràng, có thể khảo chứng được.
Nguyện cho người người trong thiên hạ đều có thể nhận hiểu được ý nghĩa của việc thực hành rộng khắp theo Tam giáo, người theo Nho giáo, kẻ theo Đạo giáo hay người tin Phật giáo, thảy đều thực hành theo lời dạy của đạo mình, đồng tâm hiệp lực trong việc giáo hóa, mang lại sự an ổn cho xã hội, không còn xung khắc báng bổ lẫn nhau. Được như thế quả thật là vô cùng may mắn cho tất cả chúng sinh.”
Hủy Báng Tam Bảo: Còn sống mà thần thức đã ở Địa Ngục
Theo Minh Báo Ký: “Sa-môn Thích Đạo Chí, xuất gia từ thuở thiếu thời, ở chùa Đa Bảo tại Bắc Tống, từng giữ chức trong coi điện tháp. Ông ta thường trộm lấy các vật màng trướng, lọng v.v… Về sau cả gan cạy trộm viên ngọc nơi giữa chân mày tôn Tượng. Trộm xong liền đục thủng vách tường, vờ như người ngoài vào lấy trộm. Chúng Tăng do đó mà không thể phát hiện được.
Hơn 10 ngày sau, Đạo Chí mắc bệnh, liên tục nhìn thấy có người cầm đao đến đâm chém. Đạo Chí kinh sợ trào máu huyết. Mới đầu ngày chỉ một hai lần như thế. Về sau mỗi ngày thường bị đâm chém nhiều lần, thương đau lở loét khắp thân thể, rên rỉ không ngưng dứt. Chư Tăng trong chùa nghi là có tội, muốn sám hối thay cho ông ta. Nhưng Đạo Chí vẫn kiên dè chẳng chịu nói.
Đến trước lúc sắp chết vài ba ngày, Đạo Chí mới tự tỏ bày cùng chư Tăng. Ông ta khóc lóc thỉnh cầu, nói rằng: “Tôi vì ngu muội mê mờ, cho là không có sự báo ứng mà phóng ý tạo tội, nay rước lấy ương khốc này. Thân đang sống mà nhận chịu tra khảo. Nay bị dao chém, vạc sôi, thân đã nát nhừ, xin rủ lòng thương xót cứu tôi.
*
Tôi hiện không có vật gì khác, chỉ có y phục, chăn màn giày dép. Cầu thỉnh mọi người xin bán đi lấy chút tiền làm lễ sám hối giúp tôi. Ngày trước tôi trộm lấy 2 viên châu ngọc tướng tốt nơi tôn Tượng. Một viên đã thuộc về người mẹ không thể lấy lại được. Còn một viên cầm đỡ tiền tại nhà Trần Chiếu. Xin chư Tăng vì tôi mà chuộc lại”.
Nói xong Đạo Chí bèn qua đời. Khi chuộc lại được viên châu ngọc tướng tốt, và thiết lập trai hội sám hối. Mới đầu, người thợ gắn đặt viên châu ngọc lại mà cứ xoay chuyển loanh quanh trọn chẳng vừa hợp. Chư Tăng lại vì đốt hương lễ bái, mới gắn đặt được. Hơn một năm sau, các bạn đồng học đang lúc đêm tối, nghe giữa không trung có tiếng nói năng. Lắng nghe kỹ đó là tiếng của Đạo Chí, nói rằng:
“Từ khi mới chết đến nay phải chịu lắm sự thống khổ độc địa, chưa đến kỳ hạn được ra. May nhờ chúng Tăng xót thương cứu độ, chuộc lại châu ngọc tướng tốt. Cho nên trong ngục chịu hình phạt thi thoảng cũng được ngừng nghỉ đôi chút. Tôi cảm ân đức ấy, nên tạm đến tỏ bày cùng cảm tạ!” Mọi người đã nghe lời ấy phát ra cùng mùi tanh nồng hôi thối không thể tả nói. Mất một lúc lâu sau mùi hôi thối mới hết. Lúc đó là khoảng cuối niên hiệu Thái Thỉ (465-472) thời tiền Tống vậy.
Quả báo Hủy Báng Phật Pháp: Xé kinh làm áo, trả báo tức thì
Cô Ni Trí Thông xuất gia từ thuở thiếu thời ở chùa Giản Tỉnh tại Kinh Đô, tin Đạo chưa thuần. Đến năm nguyên gia thứ 9 (432) thời tiền Tống, bổn Sư thị tịch; Trí Thông bèn bỏ Đạo lấy chồng, làm vợ của Lương Tê Phủ ở Ngụy quận. Họ sinh được 1 đứa con trai. Khi đứa con ấy lớn khoảng 6, 7 tuổi, trong nhà rất nghèo khốn, không biết lấy gì để làm áo mặc.
Lúc Trí Thông đang là Cô Ni có vài cuộn lụa ghi tả các kinh Vô Lượng Nghĩa, Pháp Hoa v.v… Trí Thông bèn cắt lụa làm áo cho con mặc. Qua sau 1 năm đứa con trai ấy mắc bệnh hoảng hốt kinh sợ; khắp thân mình lở loét tướng trạng như vết bỏng lửa; trong vết lở có trùng nhỏ sắc trắng ban ngày tràn ra ngoài, đau nhức thảm thiết phiền độc ngày đêm gào khóc. Bỗng nghe giữ không trung có tiếng bảo rằng: “Phá hoại kinh làm áo mặc nên bị quả báo lắm như thế”. Hơn 10 ngày sau thì đứa con ấy qua đời.
Hủy Báng Phật Pháp: Mắng tôn Tượng bị Hộ Pháp trừng trị
Yến Thông không biết là người xứ nào, tuy dự vào hàng Đạo môn, mà chí lắm ngu đần, cậy gá việc công đức để mưu cầu tiền bạc. Ông ta từng tổ chức đúc 1 tôn tượng lớn bằng đồng. Một hôm nhân nổi sân giận cả gan lấy gậy chỉ vào tôn Tượng chửi mắng. Khi ông ta định đánh vào tượng thì thấy 1 người thân tướng cao lớn, mang giáp, cầm đao giận giữ hiện ra quát: “Tên vô lại thụ tử! Đối trước tôn tượng Phật mà dám làm điều xằng bậy như thế ư?”
Thần một tay nhấc ông ta lên, một tay dùng roi sắt mà đánh. Khắp thân mình từ đầu đến chân đều đổ máu. Yến Thông rên rỉ kêu than cầu cứu, tiếng nghe vang xa ngoài cả dặm. Các hàng Đạo tục trông thấy không ai chẳng lạnh lòng.
Sau hơn 10 ngày, các vết thương bị roi đánh sanh ra lở loét. Vết lở lớn như trái đào trái hạnh, máu mủ chảy tràn, hôi tanh. Khắp thân ông ta biến thành sắc đỏ, tướng trạng như bị lửa đốt. Người đứng gần không thể nào chịu được sức nóng toát ra từ người ông ta. Yến Thông chỉ sớm tối kêu gào lăn lóc trên máu mủ. Chịu như thế hơn trăm ngày thì mặt đất chỗ ông ta nằm sụt xuống, vùi luôn ông ta xuống hố sâu.
Hủy Báng Phật Pháp: Trộm đồ Tam Bảo bị Thần đánh
Tư Lễ người xứ Lam Điền, Ung Châu. Tánh tình ngu tiện, ưa cầu danh lợi. Tuy dự phần xuất gia mà chưa đượm nhuần chân hóa. Trong khoảng niên hiệu Hàm Hanh (670-674) thời tiền Đường, Tư Lễ đến Kiết Hạ an cư ở chùa Ngộ Chân tại Lam cốc. Bấy giờ chúng Tăng có khoảng vài mươi vị, phần nhiều đều giới hạnh tinh nghiêm.
Một hôm Tư Lễ vào chánh điện trộm lấy lụa quyên trong tôn tượng Phật. Vài ngày sau, chư Tăng mới phát hiện ra nhưng chẳng biết ai trộm cắp. Tăng chúng nhiều vị khởi tâm nghi nên trong chúng chẳng được an. Lúc đó, Thượng tọa Pháp Tạng đối trước chúng Tăng mà nói rằng: “Từng nghe tại chùa này linh tích lắm nhiều. Nay đã có người chẻ phá tôn tượng, Thần hộ trì già lam ở đâu mà im lặng vậy? Nội trong 3 ngày, xin nên chỉ bày rõ ràng việc ấy đế khiến chúng tăng được an ổn.” Nói xong mỗi người tự trở về phòng mình ở.
*
Tư Lễ ở nơi phòng dưới lầu chuông, đang nằm ngủ ngày, bỗng thấy Đại thần Bạch y đến dúi đầu xuống đất rồi dùng đá đè lên. Đến sáng sớm hôm sau, chư Tăng trong chùa không thấy Tư Lễ, bèn đến phòng hỏi tìm. Thấy phòng ấy bít đóng bền chặt, mở không thể được. Qua ngày nữa, chư Tăng càng nghi ngờ việc quái lạ nên đục lỗ hổng nơi cánh cửa, nhìn vào thấy Tư Lễ nằm nơi giường; các tấm lụa quyên trong tôn tượng chất chồng nhiều lớp trên thân mình Tư Lễ.
Chư Tăng bèn phá cửa đưa ông ta ra ngoài. Thấy ông ta hơi thở chẳng thông, sắp bỏ mạng. Chư Tăng liền vì ông ta mà lễ sám hối. Đến lúc Tư Lễ tỉnh lại liền khóc lóc mà sám hối, tự rõ bày tội ác của mình.
( Hủy báng Phật pháp quả báo đến tức thì )
Tuệ Tâm 2022.
Để lại một bình luận