Cổ nhân dạy: “Chớ nên chê việc thiện nhỏ mà không làm, chớ xem thường việc ác nhỏ mà phạm vào.” Bởi nghiệp báo phải trả là vô cùng lâu dài, hễ gieo nhân ắt sẽ phải đền trả. Tôi mỗi lần đọc những truyện ghi lại trong Minh Báo Ký, thấy người xưa căn tánh trong sáng, phạm chút lỗi nhỏ còn phải trả quả trong nhiều kiếp, vẫn thường cảm thán không nguôi.
Ngẫm lại ngày nay, chúng sanh nghiệp chướng sâu nặng, chẳng tin nhân quả tội phước. Nội trong một ngày, từ nơi thân khẩu ý tạo ra vô lượng vô biên tội lỗi. Lại chẳng biết sám hối hồi đầu, thật vô cùng kinh sợ! Nay trích đăng vào đây ít chuyện để cảnh tỉnh thế gian. Nguyện bạn đọc hữu duyên dù có tin Phật hay không cũng xin hãy phát tâm niệm Phật. Phòng khi rời bỏ thân này, nhỡ có phải gặp Ngài Diêm Vương, còn biết niệm lấy một câu mà được cứu độ.
- Ác giả ác báo – Lời Phật dạy về báo ứng của Thập Ác.
- Quả báo mụn ghẻ mặt người
- Từ bi là gì.
- Quả báo câu cá
- Vạn sự tùy duyên là gì.
- 12 loại quả báo của chúng sanh.
- Đời người như giấc mộng, kiếp nhân sinh như huyễn.
Nghiệp Báo phải trả rất lâu dài: Nhiều đời bị móc mắt
Theo Kinh A Dục Vương: “ A-dục có một hậu phi là phu nhân Liên Hoa, sinh được vương tử hết sức khôi ngô tuấn tú, có đôi mắt đẹp như mắt chim câu-na-la, nhân đó đặt tên là Câu-na la, vua hết sức thương yêu. Một hôm hai mẹ con Câu-na-la cùng đến chùa Kê Đầu Mạt gặp tôn giả Dạ-xa. Ngài quán sát biết được do nhân đời trước nên hoàng tử sẽ bị mù mắt, liền giảng thuyết cho nghe về tướng vô thường của mắt.
Bấy giờ, hoàng hậu của vua A-dục rất yêu thích dung mạo khôi ngô của vương tử Câu-na-la nên cố cưỡng ép chuyện dâm tà, nhưng vương tử nhất quyết không chịu. Hoàng hậu do đó ôm lòng oán hận, muốn móc mắt vương tử cho hả giận. Nhân lúc vua A-dục bị bệnh, vương tử Câu-na-la lại đang thảo phạt nước Kiền-đà-la ở phương bắc, hoàng hậu liền giả sắc thư của vua, sai người móc mắt vương tử.
Vương tử khi ấy cực kỳ đau đớn, nhưng nhớ lại lời dạy của Tôn giả Dạ-xa về tướng vô thường của mắt, liền khởi tâm chán bỏ mắt thịt ô uế, phát tâm cầu mắt tuệ thanh tịnh. Ngay khi đó, vương tử liền chứng quả Tư-đà-hàm.
*
Về sau, vương tử trở về kinh đô. Vua A-dục không biết âm mưu của hoàng hậu, khi gặp lại con bỗng thấy hai mắt bị mù, hình dung tiều tụy, áo quần lam lũ. Vua đau lòng bật khóc, gạn hỏi cớ sự.
Vương tử thưa: “Việc này là theo ý của phụ vương, sắc thư vẫn còn đó.”
Vua nổi giận, sai người truy xét mới biết sắc thư do hoàng hậu làm giả, lập tức ra lệnh xử tội chết. Vương tử hết sức khuyên can nhưng vua nhất quyết không nghe, hạ lệnh chất củi tẩm dầu thiêu chết hoàng hậu.
Khi ấy có một tỳ-kheo thưa hỏi ngài Ưu-ba-cúc-đa về nhân duyên sự việc này, ngài nói: “Ngày xưa, vương tử là một thợ săn ở nước Ba-la-nại. Do săn được rất nhiều nai trong núi, lại vì sợ chúng chạy trốn nên móc mắt hết, sau đó mới lần lượt giết thịt. Từ đó đến nay, trải mấy trăm đời vẫn thường chịu quả báo bị móc mắt. Ngoài ra, sau khi đức Phật Câu lưu-tôn nhập Niết-bàn vào thời quá khứ, vương tử này đã tu tạo chùa tháp, tượng Phật. Lại phát nguyện rằng: ‘Trong đời vị lai, xin cho con được như đức Phật này.’ Do công đức tu tạo chùa tháp, tượng Phật, nên thường được sinh vào nhà tôn quý; và nhờ đã phát nguyện nên nay được chứng quả Tư-đà-hàm.”
*
Về sau, vua A-dục nghe danh đại sư Yến Sa là một vị A-la hán ở chùa Bồ-đề, liền đưa vương tử Câu-na-la đến đó, phát tâm xây dựng lại tự viện và cúng dường Tam bảo, thỉnh cầu đại sư từ bi cứu chữa cho đôi mắt vương tử. Đại sư liền dạy vua ban chiếu cho dân trong nước ngày hôm sau đến chùa Bồ đề để nghe thuyết pháp, lại dặn mỗi người đều mang theo đồ đựng nước mắt.
Hôm sau, chư tăng cùng đông đảo nhân dân tụ hội, Đại sư thăng tòa thuyết giảng giáo pháp Mười hai nhân duyên, ai ai cũng cảm động rơi lệ. Đại sư dạy mọi người hứng nước mắt, đựng tất cả vào một chậu bằng vàng, rồi ngài phát nguyện trước đại chúng rằng: “Những điều vừa thuyết giảng nếu đúng với Chánh pháp, xin dùng nước mắt của đại chúng để rửa mắt cho vương tử, khiến được sáng lại; bằng như không đúng thì mắt vẫn mù như trước.”
Phát nguyện xong, liền dùng nước mắt trong chậu vàng rửa mắt cho vương tử, đôi mắt ấy liền sáng lại như xưa.
Nghiệp Báo lâu dài: Thánh giả Đạt-ma-mật-đa ở Tây Vức đã 500 kiếp mang thân chó.
Sau khi Đức Phật diệt, trong núi Kế Tân có một Thánh Tỷ-khưu tên là Đạt-ma-mật-đa là bậc tài tuệ siêu tuyệt, tọa thiền đệ nhất. Tại chỗ Thánh giả ở có 3 lớp hang. Bấy giờ có hai vị Tăng xa nghe danh tiếng ưu thắng của Thánh giả nên sang lễ bái. Thấy Thánh giả mặc y phục thô xấu, nhơ nháy lộ bày đang ở trước bếp dưới hang, vì muốn điều phục thân tâm nên làm vị Tăng đốt lửa.
Khi đó, hai vị Tăng ấy hỏi rằng: “Trưởng lão Đạt-ma-mật-đa đang ở tại nơi nào”.
Thánh giả đáp: “Đang ở trong phòng trên lớp hang cao tột cùng”.
Hai vị Tăng ấy bèn sang tìm. Thánh giả dùng sức thần túc bỗng chốc trở về lại phòng cũ. Hai vị Tăng ấy đã trông thấy nên đều sinh nghi ngờ quái lạ, hỏi rằng: “Đại Đức là bậc Thánh nhân oai danh vang khắp chốn Diêm Phù Đề. Cớ sao tự chịu làm vị Tăng đốt lửa?”
*
Thánh giả bảo: “Nay ông nên biết, tôi nghĩ nhớ sinh tử chịu khổ lâu dài, giả sử như đầu tay có thể được đốt cháy, tôi sẽ vì chưa Tăng mà đốt đó. Xưa trước trong 500 đời, Tôi thường làm thân chó đói khát khốn cùng, tuy trải qua lắm thân hình mà chỉ được 2 lần ăn no đủ. Một lần nọ có người uống rượu say bên vệ đường ói mửa, Tôi đi ngang qua gặp thấy bèn được ăn một bữa no nê.
Lần thứ hai tôi làm thân chó ở trong nhà người nghèo khổ, 2 vợ chồng nấu 1 nồi cháo đầy, có duyên sự nên tạm đi vắng, tôi vì quá đói nên đưa đầu vào trong nồi cháo mà ăn, khi đã được no, kéo đầu không ra khỏi, có người lại thấy vậy, tức giận nổi lên bèn nắm dao sắc bén mà chặt đứt đầu tôi. Tôi tự nhớ nghĩ 500 đời chịu làm thân chó, tuy gặp được 2 lần no đủ mà lại bị mất thân mạng, cho nên suy tư sinh tử dài lâu xoay chuyển trong sáu đường không nơi nào chẳng nhận chịu khổ. Nên nay tôi chẳng sợ lao nhọc, đâu chối từ vì chư Tăng mà đốt lửa vậy!”
Nghiệp báo lâu dài: Thánh giả Xà-dạ-đa ở Tây Vức thấy quỷ
Xưa kia, có vị Thánh giả hoằng truyền giáo pháp tên là Xà-dạ-đa dẫn các đệ tử vào thành, vừa đến nơi cửa bỗng nhiên buồn thảm không vui. Sau đó lại đi tiếp, trên đường thấy 1 con chim quả, bỗng nhiên Thánh giả mỉm cười. Các đệ tử lấy làm quái lạ thưa hỏi.
Thánh giả nhân đó mà trả lời rằng: “Mới đầu nơi dưới cửa thành, thấy con Quỷ đói khát tự nói rằng: “Mẹ tôi sinh tôi liền xong đi vào thành tìm kiếm thức ăn. Từ khi cách biệt đến nay đã trải qua 500 năm. Tôi đói khát khốn cùng, mạng sống chắc chẳng được kéo dài lâu”.
Đến khi gặp thấy Quỷ mẹ, tôi nói lại ý của Quỷ con, Quỷ mẹ nói rằng: “Tôi từ giã nó vào thành, trải qua thời gian lâu dài tìm kiếm thức ăn mà không có được. Giả sử như có được chút ít đàm giải thì bị các Quỷ lớn mạnh cướp đoạt mất. Hôm nay gặp 1 người khạc nhổ, bên cạnh không có Quỷ nào khác, Tôi muốn đem về cho con, nhưng nơi dưới cửa thành có lắm Quỷ thần. Sợ bị cướp đoạt mất nên không dám đem ra. Nguyện xin Tôn giả rủ lòng từ bi dẫn cho tôi ra cửa thành”.
Sau khi Quỷ mẹ mang các thứ đàm giải cho Quỷ con cùng ăn, Tôi lại hỏi rằng: “Từ lúc ngươi sinh con đến nay thời gian trải qua đã bao lâu?”
Quỷ mẹ đáp rằng: “Tôi thấy thành này đã 7 lần xây dựng và 7 lần hư hoại!” Tôi nghe lời nói ấy vô cùng khiếp sợ, sinh tử thật không ngằn mé, nên nhăn mày sụ mặt buồn thảm chẳng vui.
*
Lại ở trong thời quá khứ đã qua 91 kiếp. Lúc bấy giờ Tôi làm con của 1 vị Trưởng giả. Chí nguyện tôi nhàm chán thế tục muốn được xuất gia. Nếu như tôi được xuất gia thì hẳn đã dứt đoạn các kết sử thành A-la-hán. Chỉ vì song thân tôi chẳng chấp thuận theo chí nguyện. Họ cưỡng ép tôi lấy vợ, mong cầu có con cái để nối dõi tông đường. Thế rồi, không được thoát khỏi, tôi lấy vợ sinh con.
Sau đó, tôi lại mong cầu xuất gia, khi ấy con tôi vừa 6 tuổi. Song thân tôi dạy bảo con tôi rằng: “Cha của con muốn giã từ ông bà mà xuất gia. Con nên ôm lấy chân cha con mà nói: “Nếu cha bỏ con mà đi thì ai sẽ nuôi sống con? Trước tiên cha hãy giết chết con sau đó rồi đi!”. Tôi thấy con ôm chầm lấy chân và nói thế, bèn sinh luyến ái, nên bảo cùng con rằng: “Cha nay vì con mà không xuất gia nữa!”
Do vì đứa con nên chẳng chứng Đạo quả. Qua 91 kiếp lưu chuyển trong sáu đường. Vì thân sinh tử nên chưa từng cùng gặp đứa con ấy. Nay dùng Đạo nhãn thấy nó sinh trong loài chim quạ. Vì xót thương cho con trẻ ngu muội nên cười vậy!”.
Nghiệp báo lâu dài: Sa-môn Thích Tuệ Đạt ở thời nhà Tần chết đọa vào địa ngục.
Sa-môn Thích Tuệ Đạt vốn dòng họ Lưu, tên là Tát Hà, người xứ Ly Thạch, Hà Tây. Lúc còn tại gia, được sinh trưởng nơi quân lính nên chẳng nghe Phật pháp. Ông mến chuộng võ khí, khéo giỏi về săn bắn. Năm 31 tuổi, bỗng nhiên mắc bệnh dữ mà chết. Dohân thể còn nóng ấm mềm mại nên người nhà chưa dám tẩm liệm an táng. Qua 7 ngày sau, ông sống lại kể rằng:
“Lúc vừa chết bị 2 người trói buộc lấy dẫn đi theo hướng Tây Bắc. Đường đi chuyển dần lên cao. Khi đến được nơi đường bằng phẳng thì thấy 1 người cầm cung đeo kiếm. Giữa ngã tư người ấy bảo 2 người dẫn tôi đến hướng Tây. Ở đó, tôi thấy rất nhiều nhà.
Trong chốc lát thấy có hai vị Sa-môn hỏi tôi: “Ngươi biết ta chăng?”
Tôi đáp: “Không biết”.
Hai vị Sa-môn ấy bảo: “Nay ngươi nên quy mạng Đức Phật Thích-ca văn”.
Tôi nghe lời ấy rồi bèn phát nguyện. Nhân đó, theo hai vị Sa-môn cùng đi. Từ xa thấy 1 thành, trông như thành Trường An nhưng màu đen tối. Lại gần mới hay thành đó bằng sắt. Thấy nhiều người thân hình rất dài lớn, da dẻ như sơn, đầu tóc dài tới đất. Vị Sa-môn bảo: “Đó là Quỷ trong ngục ấy vậy”.
*
Xứ đó rất lạnh, có băng như đá bay tan. Dính vào đầu người thì đầu người đứt mất; dính vào cẳng chân người thì cẳng chân người đứt mất; dính vào cánh tay người thì cánh tay người đứt mất. Hai vị Sa-môn ấy bảo: “Đây là địa ngục Hàn băng vậy”.
Trong tâm tôi lúc ấy tức khắc nhớ biết về túc mạng. Biết hai vị Sa-môn ấy xưa kia ở thời Đức Phật Duy Vệ, đều là thầy của tôi. Lúc ấy tôi được xuất gia làm Sa-môn. Nhưng vì phạm tội thế tục nên không được thọ giới. Tuy ở đời có Phật xuất hiện mà Tôi trọn không được thấy! Từ đó trở lại nay, 2 lần được tái sinh trong loài người; 1 lần sinh trong giống rợ khương và nay được sinh trong đất nhà Tấn.
Tiếp đến, lại thấy địa ngục núi Đao, lần lượt trải qua, nhìn thấy lắm nhiều. Mỗi mỗi ngục khác thành chẳng cùng xen tạp. Số người trong đó rất nhiều không thể tính kể. Hệt như kinh diễn tả không sai khác. Bỗng chốc có ánh sáng sắc màu vàng ròng soi chiếu rực rỡ. Có một người thân cao 2 trượng, tướng hảo trang nghiêm xinh đẹp; khắp thân thể toàn là vàng ròng, mọi người chung quanh bảo rằng: “Đại sĩ Quán Thế Âm!”. Mọi người đứng dậy đảnh lễ nghinh tiếp. Có 2 vị Sa-môn hình chất đồng loại đều đi ở 2 phía Đông Tây. Tôi đảnh lễ xong, Bồ-tát đều vì mọi người mà giảng pháp.
*
Ngài dạy hơn ngàn lời rồi lại bảo tôi rằng: “Đáng lẽ ngươi phải trải qua nhiều kiếp chịu đủ mọi thứ tội báo. Nhưng vì từng được nghe kinh pháp mà sinh tâm hoan hỷ. Cho nên nay sẽ bị nhận chịu tội báo nhẹ, qua 1 phen bèn khỏi. Ngươi được cứu sống lại, nên xuất gia làm Sa-môn”.
Khi đó lại gặp thấy 1 người hỏi tôi rằng: “Lúc ở tại Tương Dương cớ sao ngươi cố giết hại nai?”
Tôi quỳ đáp rằng: “Người khác giết nai, tôi chỉ rập theo, lại chẳng dám ăn thịt. Bởi duyên gì mà phải chịu tội báo”.
Khi đó, Tôi liền thấy ở tại Tương Dương nơi chỗ bắn giết nai, cỏ cây rừng như tại trước mặt. Con ngựa đen tôi cưỡi đều mở lời nói được. Nó làm chứng rõ ràng ngày tháng năm giết nai. Tôi liền khiếp sợ không dám mở lời. Phút chốc có người nắm cầm chĩa đâm chích, ném tôi vào trong vạc sôi. Tôi tự cảm thấy khắp thân mình đều tan vỡ nát bấy; có gió nhẹ thổi lại, dạt tấp bên bờ sông nước, bỗng chốc cảm thấy hoàn phục lại toàn thân hình.
*
Người ấy lại hỏi rằng: “Ngươi lại còn bắn chim trĩ, giết chim nhạn”. Nói xong, liền nắm chĩa đâm vào thân mình tôi và ném vào trong vạc sôi như trước. Nhận chịu tội báo ấy xong mới sai bảo tôi đi. Đi vào trong 1 thành lớn, có người ở đó nói cùng tôi rằng: “Ngươi đã nhận chịu tội báo nhẹ, nên nay được sống lại. Do phước lực nâng đỡ, từ nay trở về sau không nên tạo tội ác nữa!” Và liền sai bảo người đưa tôi đi. Từ xa thấy thân hình cũ, tôi chẳng muốn trở lại. Người đưa tôi đi bèn đẩy dẫn, lâu sau mới gá vào thân hình mà được sống lại…”
Từ đó, Ngài kính phụng Phật pháp rất tinh cần, bèn liền xuất gia. Về sau tỏ ngộ thiền pháp, khéo giỏi hoằng hóa. Riêng có truyện ký.
Nghiệp báo lâu dài: Sa-môn Thích Đạo Quang
Sa-môn Thích Đạo Quang, Ngài người xứ Tinh Châu, vốn dòng họ Trương, gia phong tỉnh thối, thẹn ở Danh quan. Từ tuổi bé thơ, Ngài lánh xa thế tục, sớm biết trai giới. Năm 10 tuổi, Ngài giả từ thân thích, rảo bước khắp nơi cầu hỏi Đạo. Nhân đó, tự xuống tóc phiêu bạc đến ngụ ở Quang Trung, sau. Ngài phụng thờ Luật sư Đạo Tuyên, hành giải rất hiển trước, xoay chuyển chí thành tư duy, sớm tối thưa hỏi tiếp thừa, rất mực hiếu dưỡng ôn thanh, xa hẳn đồng bạn. Ngài Đạo Tuyên vì tình lễ cùng đến đấy mà siêng dạy răn. Ngài tinh chuyên tập học qua vài năm, bèn thành hồng khí.
Đến lúc vua Cao tông (Lý Trị) lên ngôi, trong khoảng niên hiệu Vĩnh Huy (650-656) thời tiền Đường, vua rất lưu tâm để ý đến Phật giáo, từng có dịp ban sắc độ người xuất gia, nhưng Ngài thường trái duyên chẳng được dự tham, trong lòng hổ thẹn hận trách, thường ôm hoài tấm tức.
Đến trong khoảng niên hiệu Lâu Đức (664-666) thời tiền Đường, ngài Đạo Tuyên do nhờ Giới Đức, bỗng cảm có thiên thần qua lại, nhiều ngày cùng đàm với danh lý, từ vài Đức Phật ở đời quá khứ trở lại, mỗi lúc và nơi chốn đi ngồi, không gì chẳng rõ biết. Ngài Đạo Tuyên nhân hỏi về kinh luật khai già, nguyên do các Thánh tích, mới trước thuật 1 bộ “Thông Ký” 10 quyển.
*
Lại nhân những lúc rảnh rỗi thong dong, mới hỏi cùng thiên thần rằng: “Đạo Tuyên tôi có đệ tử là Đạo Quang là người hiếu ái chí thuần. Không biết bởi nghiệp gì mà bị như thế?”
Thiên Thần nói: “Đạo Quang cùng Luật sư đã từng làm cha con môn đồ hơn 300 kiếp. Ân quen thân lâu dài nên đến nỗi như vậy. Ngặt vì quả báo dư thừa và các duyên khác đến nay vẫn con chưa hết”.
Ngài Đạo Tuyên lại hỏi: “Đạo Quang đã từng cầu được độ xuất gia thọ giới mà trọn chẳng toại tâm nguyện. Ấy là bởi nghiệp gì mà nên vậy?”
Thiên thần đáp: “Xưa kia vào thời Đức Phật Tỳ-bà-thi, Đạo Quang lúc đó từng làm vị chủ chùa. Có 1 Tăng giới hạnh phần nhiều bị khiếm khuyết, chủ chùa tức giận bèn bảo hoàn tục. Do duyên nghiệp ấy nên đời đời Đạo Quang vào Đạo chẳng được Quan danh. Nghiệp dư thừa ấy ương lụy đến nay vẫn còn chưa hết”.
*
Sau khi ngài Đạo Tuyên thị tịch, ngài Đạo Quang bèn chọn mộc Đông tây, nhân đó đến dừng ở tại Hà Bắc. Đến năm Chí Nguyên thứ 2 (675) thời tiền Đường, vua Cao Tông vì hiếu kính đối với vua Thái Tông (Lý Thế Dân 627-650) mà tu sửa lại chùa Bạch Mã. Chủ chùa lúc ấy là Sa-môn Sùng Nghĩa sưu tìm khắp cùng. Nhân vì tiếng tăm Ngài (Đạo Quang) đã ngời sáng từ trước, bèn ứng với sự tuyển chọn tốt lành ấy, nên tấu trình tên vào nội. Ngài cảm mắc bệnh, vua bèn ban sắc đưa đến Ngụy Châu, thì thân Ngài đã qua đời. Nghiệm xét lời nói của Thiên thần thật đáng tin vậy.
Có Thiền sư Bảo Lượng là người đã từng cùng Ngài vân du vài năm, từng tiếp nhận mọi sự nói nín của Ngài ghi nhớ ở cõi lòng. Đến khi nghe Ngài tiếng tăm vang vọng thì thân đã mất. Mới biết nghiệp mạng ấy như vậy. Thiền sư Bảo Lượng bày tỏ với tôi (Hoài Tín) đầy đủ như thế đó!
( Nghiệp báo phải trả rất lâu dài – Theo Minh Báo Ký )
Tuệ Tâm 2022.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Bài viết rất hay, cảm ơn thầy
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.