• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Kinh Sách Phật Pháp
    • Bản Nguyện Niệm Phật
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Phật Pháp & Cuộc Sống
    • Góc Tu Tại Gia
  • TẢI PDF
  • Bố thí & Cúng dường
  • Ấn Tống Kinh Tượng Phật
    • Phật Pháp
  • Giới Thiệu& Liên hệ
    • Bảo mật Thông tin
  • 0 - 0 ₫

kinhnghiemhocphat.com

Tuệ Tâm - Bản nguyện Niệm Phật Vãng Sanh

Trang chủ » Phật Pháp & Cuộc Sống » Con người sinh ra để làm gì?

Con người sinh ra để làm gì?

23/11/2021 23/11/2021 Tuệ Tâm 6 Bình luận

Con người sinh ra để làm gì? Đây là câu hỏi không ai không đôi lần tự hỏi mình. Và như một lẽ của tự nhiên: Ta hỏi cũng chỉ để hỏi trong một thoáng bâng quơ vậy thôi. Ta không biết gì hơn bởi chẳng có câu trả lời, rồi mọi thứ lại đâu vào đấy: Cuộc sống với muôn vàn bận buộc, cuốn chúng ta đi theo mớ bòng bong hỗn độn của nó.

Ta quay cuồng trong danh vọng, trong cơm áo, gạo tiền..Đua tranh, vật lộn với đời như thế, cho đến ngày ta giật mình thảng thốt trên giường bệnh: Bốn bức tường một màu trắng xóa, xung quanh ta, cháu con đông đủ…Ta nằm đó, bất lực như con cá nằm trên thớt, thoi thóp chờ tử thần và tự nhủ với mình: Ta đã đã làm chi đời ta? Ta sinh ra để làm gì? Rồi ta tặc lưỡi tự nhủ với mình: Ai rồi cũng chết, rồi cũng sẽ phải về với Tổ Tiên!

*

Nhưng thật lạ lùng và đau đớn làm sao, ta chẳng hề biết Tổ tiên mình ở nơi đâu? Cũng như bao người khác, ta mặc định rằng: Họ đang ở suối vàng! Thế nhưng suối vàng ở đâu, nơi ấy sướng hay khổ thì ta không biết! Rồi thì ta chết, bỏ lại mọi thứ ở phía sau, chết như muôn vàn người trên thế gian này. Và dù ta có cao sang đến cỡ nào, mọi chuyện cũng hệt như bao người khác: Một cái hòm dưới ba tấc đất, giầu khó cũng như nhau! Một chiếc hòm đẹp, cỗ bàn to lớn, khách khứa viếng đông…Tất cả chỉ đẹp mặt con cháu, chớ chẳng lợi lạc chi cho ta!

Rồi cũng rất tự nhiên của kiếp sống nhân sinh: Mọi thứ dần trôi vào quên lãng. Một thời gian sau, chẳng ai còn nhớ và bận tâm đến ta là ai. Bởi cũng như ta trước đây, họ còn biết bao nhiêu thứ phải làm! Vậy con người sinh ra để làm gì? Chẳng nhẽ con người sinh ra chỉ để sống, già rồi chết thôi ư?

  • Cách chữa khóc Dạ đề linh nghiệm nhất.
  • Vô Thường là gì.
  • Tham Sân Si là gì.
  • Chuyện tâm linh ở Việt Nam.
  • Dấu hiệu của bậc đắc quả Tu Đà Hoàn.
  • Dấu hiệu của người đắc quả A La Hán
  • Cách thai giáo cho bé tại nhà tốt nhất.
Con người sinh ra để làm gì
Con người sinh ra để làm gì

Con người sinh ra để làm gì?

Nhà khoa học bảo: “Chết là hết! Con người sinh ra để tiến hóa.” Nhưng tiến hóa cái gì và để làm gì thì chẳng ai trả lời được. Mà tiến hóa xong, chết đi, thì cái tiến hóa ấy để cho ai? Nhà tâm linh bảo: Con người sinh ra để học những bài cần phải học. Nhưng học cái gì, học để làm gì, thì họ không biết. Bởi đơn giản “mọi thứ vẫn đang trong quá trình tìm hiểu”…

Thế đấy, chúng ta vô thỉ kiếp đến nay chẳng biết đến sanh tử luân hồi nên chẳng biết mình sinh ra để làm gì! Cứ mơ mơ màng màng, sống một cuộc đời vô nghĩa: Sanh ra rồi chết đi, xuống lên bất tận trong sáu nẻo mà chưa từng biết rằng: Mình hoàn toàn có thể thoát được khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy. Con người sinh ra là để trả nợ cho những nghiệp duyên thiện ác đã gieo. Nếu chẳng biết Phật pháp thì vay vay trả trả, vô lượng kiếp luẩn quẩn trong sanh tử luân hồi. Còn như biết đến Phật pháp ắt sẽ biết rằng: Mục đích lớn lao nhất của đời người là liễu thoát khỏi tam giới, vĩnh viễn ra khỏi sanh tử. Bởi vậy cổ nhân dạy: “Sanh tử sự đại là như thế”!

Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Chúng ta sanh ra ở thế gian nầy, đa số là không biết sanh ra để làm gì; chúng ta hồ đồ sanh ra, rồi lại hồ đồ chết đi. Trong khoảng thời gian sanh tử, chúng ta vì danh mà điên đảo, vì lợi mà đảo điên, vì sắc mà nghiêng ngã, vì muốn ăn ngon mà ngả nghiêng, vì hưởng thụ mà điên điên, đảo đảo.

*

Vì sao chúng ta điên đảo? Bởi chúng ta không nhận thức được cái bổn phận làm người, cho nên bỗng chốc thì sanh thiên, hốt nhiên lại xuống địa ngục. Từ khi sanh cho đến lúc chết, chúng ta không bao giờ nghĩ đến chuyện cầu mong để biết rõ về sự chân chánh, hiểu cho rõ cái ý nghĩa căn bản của sự làm người là gì. Mà chúng ta lại chạy theo thanh, đuổi theo sắc, rồi mặc sức quay chuyển trong thanh, sắc, danh, lợi.

Chúng ta chỉ biết ngày ngày đi kiếm tiền để duy trì sự sống, nhưng chúng ta đâu có hiểu một cách rốt ráo là mình sống vì cái gì. Nếu chỉ đơn thuần là vì ăn, mặc, ngủ nghỉ như thế thì mình sống có giá trị gì? Bởi ai nấy cũng không đem vấn đề nầy ra để làm cho rõ ràng, cho nên sống hồ đồ, rồi lại chết hồ đồ. Đến lúc chết mà người ta vẫn còn vướng mắc cái nầy thứ nọ, nào là con trai, con gái, tài sản lại bỏ không đành. Nhưng, dù không thể buông bỏ, họ cũng chẳng làm gì được. Đến lúc chết thì cũng phải chết!

Học Phật là để hiểu rõ về tiến trình sanh tử, rồi sau đó chúng ta tu hành hầu giải thoát sanh tử. Chuyện sống chết nếu chưa hiểu rõ thì chúng ta làm việc gì cũng đâu có ý nghĩa.

*

Cho nên quý vị là người học Phật, trước hết nên nhận rõ về vấn đề căn bản nầy. Quý vị phải hiểu rõ sống như thế nào, chết như thế nào, nên hiểu rõ nhiệm vụ làm người như thế nào. Nếu quý vị hiểu rõ những nhiệm vụ nầy rồi, tức là quý vị sẽ không hồ đồ. Người xưa nói:

Lai thời hoan hỷ khứ thời bi,

Không tại nhân gian tẩu nhất hồi,

Bất như bất lai diệc bất khứ,

Diệc vô hoan hỷ diệc vô bi.

Nghĩa là:

Đến thì vui vẻ, đi thì buồn,

Dạo một vòng đời rồi cũng không,

Chi bằng không đến cũng không đi,

Để không vui vẻ, cũng chẳng buồn.

Lai thời hoan hỷ: Khi sanh con, trong bất cứ gia đình nào, mọi người cũng đều rất vui mừng.

Khứ thời bi: Lúc có người chết, ai nấy trong gia đình đều rất bi ai, khóc lóc kêu vang. Khi đến thời cười, khi ra đi thời khóc. Nhưng lúc đứa nhỏ ra đời thì nó khóc, đến lúc ra đi nó cũng không quên khóc. Chúng ta vui khi thấy trẻ con chào đời, đến khi thấy người ta chết thì mình khóc, đứa bé chết mình cũng khóc, người già chết mình cũng khóc, người trung niên chết mình cũng khóc. Vợ chết thì chồng khóc, chồng chết thì vợ khóc. Xét cho cùng thì khóc có dụng ý gì? Đó gọi là hồ đồ.

*

Không tại nhân gian tẩu nhất hồi: Trong cuộc đời nầy, chuyện gì chúng ta cũng không hiểu rõ. Khi đến thì không, khi đi cũng không, chúng ta cũng chẳng được lời thêm hoặc là bị lỗ vốn một chút nào. Mà lỗ vốn gì đây? Người sống ở đời mà làm công đức tốt thời được thăng lên, nếu tạo ác nghiệp thì sẽ bị hạ xuống. Người không làm việc thiện công đức, hoặc cũng không gây nghiệp ác thì họ sẽ không đi lên, cũng không đi xuống. Họ sẽ  không  lên  thiên  đường, mà cũng không xuống địa ngục, nhưng họ vẫn còn tiếp tục xoay chuyển ở trong công xưởng hóa học của cõi nhân gian.

Con người chúng ta là một công xưởng hóa học nhỏ. Khi mình bỏ thêm một chút gì trong tư tưởng thì một chút đó sẽ biến thành tư liệu. Nếu mình gia tăng công đức thiện, mình sẽ thăng lên cao, lên tới trời để làm người trời, hoặc làm người ở cõi nhân gian, hay là trở thành A Tu La. Nếu mình gây nghiệp ác, mình phải đọa vào địa ngục làm ngạ quỷ hoặc làm súc sanh.

Nếu mình không lên trời mà cũng không xuống địa ngục, thì mình sẽ ở nhân gian mà sống một cuộc đời bình thường. Trong cuộc đời nầy, chúng ta ăn cũng không ít, mặc cũng không ít, ngủ cũng không ít, vậy cuối cùng rồi mình được cái gì? Thì cũng vẫn là tay không mà đến, tay không mà đi. Cho nên câu kệ nói: Dạo một vòng đời rồi cũng không.

*

Bất như bất lai diệc bất khứ: Đối với cuộc đời như thế, rốt cuộc rồi chúng ta sống có ý nghĩa gì? Chẳng có nghĩa lý gì cả. Bởi vậy: “Chi bằng không đến cũng không đi.”

Diệc vô hoan hỷ diệc vô bi: Nếu chúng ta không đến thì sẽ không có cái hoan hỷ, cũng không có cái bi ai. Như vậy không phải là bình yên quá lắm hay sao? Nhưng con người đâu có cam chịu cảnh vắng lặng. Không có chuyện, người ta cũng ráng kiếm chút chuyện để làm. Cho nên ai nấy cứ ở trong sáu nẻo luân hồi, chuyển tới chuyển lui, sanh rồi lại tử, tử rồi lại sanh, và cứ ở đấy mà làm người hồ đồ.

Quý vị nói là họ đã hiểu rồi. Nhưng mà họ hiểu cái gì? Tôi không tin là họ đã hiểu. Họ chỉ hiểu cái tướng hư vọng vô thường của thế gian, cho nên tâm họ thường có phiền muộn, thường thường không an vui. Quý vị thử nói đi, người sống như thế rốt cuộc có mục đích gì? Nếu chúng ta có thể hiểu rằng làm người không có ý nghĩa, vậy chúng ta nên tìm cho ra cái ý nghĩa chân chánh về cách làm người là gì.

Con người sinh ra để làm gì: Sanh tử sự đại

Riêng bản thân tôi cảm thấy: “Mạng người vô thường như trong khoảng thở ra hít vào.” Ngày xưa có ba ông lão. Một vị chín mươi tuổi, một vị tám mươi tuổi và một vị bảy mươi tuổi. Ba ông lão cùng hợp mặt chung vui trong bữa tiệc liên hoan.

Vị bảy mươi tuổi nói: “Năm nay hội đủ trước bàn tiệc, không biết sang năm sẽ thiếu ai?” Ông bảo là năm nay ba người chúng ta vui vẻ cùng nhau ăn cơm, uống rượu, nhưng không biết sang năm, trong ba chúng ta sẽ vắng ai.

Vị tám mươi bèn nói: “Ông nói chi quá xa vời vậy! Hôm nay cởi được giầy và vớ, chẳng biết ngày mai có mang vào nổi không?” Nghĩa là tối nay tôi cởi giầy vớ ra rồi, nhưng không chắc rằng ngày mai tôi vẫn có thể được mang nó.

Ông lão chín mươi tuổi bảo: “Ông cũng nói chuyện quá xa xôi đi. Hơi thở tôi vừa thở ra, nó có trở lại hay không, tôi cũng chẳng biết!”

Nói được thế, bởi vì ông nầy đã chín mươi tuổi rồi. Chúng ta mỗi người hãy nên suy gẫm về những lời bàn luận của ba ông lão nầy. Chúng ta có chắc chắn được rằng, mình sẽ chẳng chết hay không?

*

Có một người trung niên sau khi chết, anh chàng bèn đến gặp Diêm Vương và nói rằng: “Tôi còn trẻ, sức khỏe lại cường tráng, vậy Ngài gọi tôi xuống đây để làm gì? Tôi vẫn còn làm được nhiều việc lắm đó. Tại sao Ngài gọi tôi xuống đây mà cũng không thông báo trước cho tôi một tiếng nào? Hoặc là Ngài đánh điện tín hay viết thư cho tôi, để tôi chuẩn bị chớ. Bây giờ Ngài bắt tôi đến đây, thật là vô lý!”

Diêm Vương bèn nói: “Ta đã gởi thơ cho ngươi mấy lần rồi, mà ngươi lại lơ đãng đâu thèm để ý đến.”

Người trung niên thưa: “Ngài gởi thơ cho tôi hồi nào?”

Diêm Vương đáp: “Ta gởi cho ngươi lá thơ thứ nhất là lúc người hàng xóm của ngươi mới sanh con, nhưng qua hai hôm sau thì đứa bé chết. Ngươi có nghĩ là ngươi cũng sẽ chết hay không?

Anh trung niên thưa: “A! Lá thư đó là gởi cho tôi sao? Tôi không nhận ra những chữ như thế, mà tôi cũng không biết đọc thơ. Thế còn lá thơ thứ hai?”

Diêm Vương nói: “Ngươi đã thấy nhiều người ở lứa tuổi ngươi cũng chết mà, đó là thơ thứ hai đấy.”

“Nhưng tôi không hề nghĩ là tôi cũng sẽ chết. Còn lá thơ thứ ba?”

Diêm Vương tiếp: “Ngươi đã nhìn thấy người già, tai thì điếc, răng thì rụng, vậy sao ngươi không cẩn thận một chút. Ngươi có nghĩ rằng, tương lai cũng sẽ tới phiên mình hay không?”

Người trung niên nghe xong thì cúi đầu ủ rũ, không nói một lời nào.

*

Mỗi người chúng ta rồi cũng sẽ nhận được những lá thơ nầy, nhưng mọi người đều không chú ý đến. Nếu chú ý đến thì có lợi ích gì? Chúng ta có phương pháp gì không? Chúng ta nên cố gắng học Phật, học liễu thoát sanh tử. Đối với sanh tử, chúng ta phải nắm chắc là mình sẽ được tự do sống chết. Có nhiều người nói đến tự do, nhưng đó là tự do giả tạo thôi. Còn sanh tử tự do, tức là mình muốn sống thì sống đến bao lâu cũng được; nếu mình muốn chết thì chết lúc nào cũng xong. Nói đến thì đến, nói đi thì đi. Mình từ đâu đến, mình cũng biết; mình đi về nơi nào, mình cũng hay.

Chúng ta học Phật Pháp là vì muốn được tự do đi lại – sanh tử do mình quyết định, Diêm Vương cũng không quản chế nổi. Dù ổng có gởi bao nhiêu điện tín, bao nhiêu lá thơ, mình cũng không cần màng tới. Muốn được tự do sanh tử, chúng ta phải bắt đầu từ đâu? Chuyện nầy rất đơn giản, chứ đâu có gì là huyền diệu. Chúng ta cũng không cần mỗi ngày phải đọc bao nhiêu bài chú để gởi cho Diêm Vương. Ở đây tôi có Lục Đại Tông Chỉ. Nếu quý vị lấy sáu đại tông chỉ nầy làm cơ sở, và rèn luyện thân tâm, tức quý vị sẽ được tự do sanh tử.

*

Lục Đại Tông Chỉ là:

– Không tranh: Không tranh là kể cả không nổi nóng. Một chút nóng giận cũng không được. Với ai mình cũng không phát cáu. Không nổi nóng thời phiền muộn vô minh cũng sẽ giảm bớt đi. Phiền não dứt rồi thì trí huệ sẽ phát sanh, và chúng ta cư xử với mọi người bằng tấm lòng từ bi.

– Không tham: Không tham tài cũng không tham sắc; không tham danh cũng không tham lợi, cái gì mình cũng không tham muốn. Mà hãy nên: Anh cần cái gì thì tôi sẽ cho anh cái ấy.

– Không cầu: Không truy cầu bên ngoài, những thứ không nên có thì mình tuyệt đối không cần đến.

– Không ích kỷ: Nguyên nhân chúng ta không thể thành Phật và bị đọa xuống tam ác đạo cũng là vì tự tư ích kỷ. Nếu chúng ta không có lòng ích kỷ, thời bất kỳ tội nghiệp gì cũng không có.

– Không tự lợi: Chúng ta không nên vì lợi ích cá nhân mà bất chấp thủ đoạn để làm lắm chuyện phi pháp, hoặc làm những việc tổn hại đến kẻ khác.

– Không vọng ngữ: Tức là nói thật. Chúng ta tuyệt không dối gạt kẻ khác, hay nói những lời nghe như thiệt nhưng lại là giả.

Tôi cũng vì hai thầy Tam Bộ Nhất Bái, đi ba bước lạy một lạy mà nói Lục Đại Tông Chỉ của Vạn Phật Thành. Nhưng cho đến hôm nay, dù họ đã ngừng Tam Bộ Nhất Bái rồi mà họ vẫn chưa thực hành được bao nhiêu.

*

Tại Vạn Phật Thành, tất cả mọi người đều nói về Lục Đại Tông Chỉ nầy. Ai có thể thực hành theo một cách đầy đủ thì người đó sẽ ra khỏi tam giới, sẽ thành Phật. Nếu tự mình không thể thực hành theo, mình cũng không nên oán trách người khác đã không giúp đỡ mình.

Chỗ hiểu biết của tôi là ở Lục Đại Tông Chỉ nầy. Bất luận làm việc gì, nếu quý vị có thể giữ đúng theo Lục Đại Tông Chỉ thì quý vị sẽ không tạo nghiệp đâu. Đó là điều kiện tối cơ bản để thành Phật. Nếu chúng ta có thể làm được thì thế giới sẽ được thái bình. Khi người và người không có sự tranh giành với nhau, thế giới nầy làm sao mà không hòa bình cho được. Giữa người và người không có sự tham lam, như tôi không muốn những gì của quý vị, cũng chẳng tham các tài vật không chánh đáng, tức lúc đó mọi người sẽ cùng nhau chung sống trong hòa bình.

Một khi mọi người đều không tham, không cầu, không tranh, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ, thì thế giới tự nhiên sẽ hòa bình và vĩnh viễn sẽ không có sự phân tranh. Quý vị là những người học Phật, trước tiên hãy nên nhận thức rõ ràng về những điều kiện cơ bản nầy. Như vậy đối với việc học Phật, quý vị mới được nhiều lợi ích lớn lao.

( Con người sinh ra để làm gì – Theo Hòa Thượng Tuyên Hóa)

4.5/5 - (8 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

Giải thoát là gì? Chết có phải là sự giải thoát không?
Giải Thoát là gì? Chết có phải là sự giải thoát không?
Công đức tiền nơi đền chùa thế nào là đúng
Công đức tiền ở Đền Chùa như thế nào là đúng?
Văn khấn ngày giỗ, Chúng ta đã bất hiếu như thế nào
Văn khấn ngày giỗ: Chúng ta đã bất hiếu như thế nào?

Chuyên mục: Phật Pháp & Cuộc Sống

Bài viết trước « Tuyệt Vọng là gì? Đừng bao giờ Tuyệt Vọng!
Bài viết sau Phật và Ma Vương là chuyện không thể so sánh »

Reader Interactions

Bình luận

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. Xin thường niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật 🙏 viết

    08/04/2023 lúc 15:40

    Em mới xem trên mạng thấy họ tìm được thầy tu hành ngồi thiền trên núi rồi đem về xem thử chết chưa thì vẫn chưa chết và tuổi thọ của thầy đã gần được 300 tuổi tuệ tâm giải thích giúp em với ạ thầy ngồi thiền lâu như vậy với mục đích gì và chúng ta đã đem thầy về có nên không ạ thầy đã lên tận núi từ hành mà chúng ta lại vô duyên đem thầy về lúc đó thần thức của thầy đang ở đâu ạ và tuổi thọ đến bao nhiêu là hết cỡ ạ

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      10/04/2023 lúc 08:18

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Đấy là tình trạng các Thầy “Nhập Định”. Người nhập Định có thể cả ngàn năm hoặc lâu hơn, tùy vào sở nguyện của các Ngài. Như Tôn giả Ma Ha Ca Diếp hơn hiện vẫn đang nhập định tại Kê Túc, Vân Nam, Trung Quốc chờ đức Di Lặc thành Chánh giác. Với những bậc chứng Thánh thì không còn bị sanh tử chi phối, các Ngài muốn ở cõi này bao lâu cũng được.

      Trả lời
    • Xin thường niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật 🙏 viết

      10/04/2023 lúc 13:34

      Tôn giả Ma Ha Ca Diếp hơn hiện vẫn đang nhập định tại Kê Túc, Vân Nam, Trung Quốc chờ đức Di Lặc thành Chánh giác.
      Vậy giờ chúng ta tới tìm ngài có gặp được không ạ

      Trả lời
      • Tuệ Tâm viết

        12/04/2023 lúc 15:06

        Nam mô A Di Đà Phật!

        Tổ Nhập Định bên trong cửa Hoa Thủ, bên trong, ngoài, trên dưới, bốn phương tám hướng đều có chư Long Thần Hộ Pháp hộ trì. Cổ kim đến nay duy chỉ có Tổ A Nan đến thì cửa này mới mở, còn lại thì ngay cả bậc Long Tượng như Ngài Hư Vân, lúc đến cũng chỉ nghe có tiếng Đại Hồng Chung phát ra mà thôi.

  2. Xin thường niệm sáu chữ hồng danh Nam mô A Di Đà Phật 🙏 viết

    10/04/2023 lúc 13:35

    Bạn em thờ Phật A Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát bạn ấy hỏi em nên để đâu em nói để chổ cao nhất trong nhà và em nói để Phật A Di Đà Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát đúng không ạ

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      12/04/2023 lúc 15:07

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Bạn nên bảo bạn ấy lập ban thờ Phật riêng, chỗ cao ráo và thanh tịnh nhất trong nhà là được.

      Trả lời

Sidebar chính

Phá mê & Sanh tín

Cách cúng đầu năm mới, cúng tất niên

Cách Cúng Đầu Năm Mới

01/12/2021 47 Bình luận

Niệm Phật Tông Yếu-Pháp Nhiên Thượng Nhân

Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân

24/10/2021 32 Bình luận

Trùng Tang chỉ là trò lừa bịp

Trùng Tang: Là thật hay cú lừa xuyên thế kỷ nhân danh Tâm Linh

27/09/2021 25 Bình luận

Đồng bóng còn gọi là Đồng cốt

Sự thật về Đồng bóng

13/04/2021 18 Bình luận

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

06/04/2021 21 Bình luận

A La Hán

A La Hán và 18 La Hán là ai

16/01/2021 4 Bình luận

Phật tử tại gia

10 điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.

31/12/2020 6 Bình luận

Cách thay đổi vận mệnh

Cách thay đổi vận mệnh

11/03/2020 23 Bình luận

Hạn tam tai

Sự thật về hạn Tam Tai

05/01/2020 32 Bình luận

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

28/05/2019 92 Bình luận

Bài viết nổi bật

Mang thai nen tung kinh dia tang

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

30/10/2020 580 Bình luận

Cách niệm Phật tại nhà

Cách niệm Phật tại nhà

09/04/2020 427 Bình luận

Cách giải nghiệp phá thai

Cách giải nghiệp Phá thai

22/05/2019 374 Bình luận

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất – Pháp sư Huệ Tịnh soạn

12/08/2019 202 Bình luận

Chép hồng danh Phật

Chép Hồng Danh Phật – Công đức lớn, dễ thực hành

24/09/2021 167 Bình luận

Cách tụng kinh tại nhà

Cách tụng kinh tại nhà

11/05/2020 148 Bình luận

Ấn Tống Kinh Tượng Phật

  • Ấn Tống Tượng Phật A Di Đà Thờ Cúng Tại Nhà Tượng Phật A Di Đà Thân Vàng Tịnh Tông - 70 cm
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn Tống Kinh Vô Lượng Thọ Phật Kinh Vô Lượng Thọ 0 ₫
  • Ấn tống Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Tượng Phật A Di Đà để trên xe Ô Tô Tượng Phật để xe Ô tô cực đẹp
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Máy niệm Phật đặt nghĩa trang Máy niệm Phật ngoài trời
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫

Bản quyền © 2023 · Kinh Nghiệm Học Phật