Ganh tị là một tập khí xấu của rất nhiều người. Đây là cảm giác khó chịu dấy lên trong tâm khi thấy người khác hơn mình. Người bị cảm xúc xấu ác này dày vò, đôi khi cũng tự chán ghét mình, nhưng không thể sửa được vì chẳng biết nguyên nhân: Tâm cống cao ngã mạn.
- Cách thay đổi vận mệnh
- Khẩu nghiệp là gì
- Âm đức là gì.
- 10 chuyện Tâm linh có thật.
- 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
Thói đời hiếm kẻ thấy người khác hơn mình mà không sanh tâm ghen tị. Tập khí xấu này từ trẻ lên ba cho đến ông cụ tám mươi, chỉ là nhiều hay ít, còn thì không ai không có.
Người ta mặc tình để nó điều khiển, dày vò mình năm này qua tháng nọ mà chẳng biết rằng: “Nếu động niệm ganh tị, nói lời khinh chê, thì bên trong chân tánh đã bị nhiễm ô, bên ngoài lại chuốc lấy việc oán thù tranh chấp”. Cổ nhân dạy: “Tâm sinh tướng”, tướng do tâm sinh. Nên phàm những ai mang nặng tật ghen tị này đều có thần sắc hôn ám, khó gần và khó nói chuyện.
Tâm ganh tị
Người không tin nhân quả bị tâm ganh tị hành hạ thì chẳng nói làm chi. Nhưng Phật tử nhiều người không để ý, vẫn bị tập khí xấu này sai sử như thường. Chúng ta nhiều khi tu theo hình thức mà quên mất chẳng tu tâm. Tiếng chê bai do lòng hơn thua ganh ghét, với sự cố tâm trả oán, hoặc dìm kẻ có nhiều phương diện hơn mình.
Tánh ưa nói nhiều và tâm tật đố thị phi, nhứt là phái nữ, rất dễ khởi phạm. Khi họ kính thương, thì người đó mau thành tiên Phật, lúc họ khinh ghét, kẻ ấy cũng dễ hóa yêu ma. Một sư cụ thuộc bậc tiền bối đã nói: “Mấy bà mấy cô có nhiều đức tin hơn phái nam, việc hành đạo phần đông siêng năng tinh tấn. Nhưng công đức tu niệm được bao nhiêu, đều bị cái miệng nó đốt hết cả!”(Tổ Thiền Tâm)
Một đôi lúc nào đó tĩnh lặng, xin hãy ngẫm nghĩ lại xem: “Tâm nhơn ngã hơn thua ganh tị của ta thực là đầy rẫy. Hễ mở miệng ra là phê bình chỉ trích, nói điều hay dở của thế gian, cách với đạo rất xa. Bởi thế, khi còn thấy lỗi người rồi khinh báng chê bai, tất nhiên tỏ ra mình đã kém dở trước nhất. Vì tâm hãy còn vọng động phân biệt, thiếu đức trí huệ từ bi, sẽ chiêu cảm lấy tội báo về sau.
Đừng khởi tâm ganh tị
Người quấy mặc người, ta đừng quấy. Nên học bậc trí nhơn, để lòng trong sáng như gương. Việc sắp đến không đón trước, việc đã qua chẳng luyến mơ. Tâm linh sáng suốt bình đẳng khắp mọi nơi, sẽ có sự diệu ứng vô cùng!
Nếu động niệm ganh tị, nói lời khinh chê, thì bên trong chân tánh đã bị nhiễm ô, bên ngoài lại chuốc lấy việc oán thù tranh chấp, sự sai lầm tội lỗi càng thêm. Cho nên muốn được an nhàn khỏi phiền não, đừng ghen tị, đừng phê luận việc phải quấy của người”. Ganh tị, xét đến cùng, cảm xúc này chỉ hại mình chớ nào tổn hại chi đến ai. Người ta giàu sang, thành đạt, tài giỏi…hết thảy đều là do phước báo đời trước mà có. Can chi đến nồi cơm nhà ta đâu mà phải nhọc lòng ganh hờn ghét bỏ?
Tâm ganh tị và mười đứa con khuyết tật
Sách An sĩ toàn thư có chép lại câu chuyện về quả báo của tính ganh tị, rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Triều Tống có quan đại phu Tưởng Viện, sinh được 10 đứa con. Đứa thứ nhất gù lưng, đứa thứ hai chân thọt, đứa thứ ba thân hình co quắp. Đứa thứ tư què cả hai chân, đứa thứ năm điên loạn. Đứa thứ sáu si độn, đứa thứ bảy tai điếc, đứa thứ tám mắt mù. Đứa thứ chín câm không nói được, đứa thứ mười chết trong lao ngục.
Công Minh Tử Cao thấy vậy hỏi rằng:
– “Đại phu đã từng làm những gì mà chiêu cảm tai họa đến mức này?”
Tưởng Viện đáp:
– “Tôi cả đời chẳng làm điều gì xấu ác, chỉ hay ganh tị. Thấy người tài ba hơn thì tôi ghét, được người nịnh hót thì tôi vui. Nghe điều tốt lành của người khác thì sinh nghi ngờ. Nghe điều xấu ác của người khác thì tin ngay. Thấy người khác có được điều gì thì buồn bực như mình bị mất. Thấy người khác bị mất cái gì thì vui như mình được vậy.”
*
Tử Cao than rằng:
“Đại phu mà còn giữ mãi tâm tánh như thế. Sợ rằng phải chịu đến đại họa tuyệt diệt cả dòng họ chứ không chỉ như thế này thôi đâu!”
Tưởng Viện nghe như thế hoảng hốt lo sợ. Tử Cao liền nói: “Trời tuy cao nhưng xét việc rất gần. Nếu có thể bỏ điều xấu trước đây mà từ nay sửa đổi thì sẽ chuyển họa thành phước. Kết quả đến không lâu.”
Tưởng Viện từ đó tu tâm sửa tánh, thay đổi hoàn toàn ngược hẳn với những tâm niệm nhỏ nhen trước đây. Chẳng mấy năm sau, những khuyết tật của các con dần dần được khỏi.
(Ganh tị là gì – Theo Ấn Quang Văn Sao)
Tuệ Tâm 2020.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, tâm ganh tỵ là cái tâm nhiễm ô xấu ác, mong muốn người khác luôn có hại- chỉ bản thân ta được lợi ích thôi. Cái tâm này lúc chưa chân chính học phật ai cũng có, chỉ khác nhau là nhiều hay ít. Học phật rồi phải nên tu tâm, sửa đổi dần…. Bởi Đức Phật dạy: “tất cả do tâm tạo ”
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật