• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Kinh Sách Phật Pháp
    • Bản Nguyện Niệm Phật
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Phật Pháp & Cuộc Sống
    • Góc Tu Tại Gia
  • TẢI PDF
  • Bố thí & Cúng dường
  • Ấn Tống Kinh Tượng Phật
    • Phật Pháp
  • Giới Thiệu& Liên hệ
    • Bảo mật Thông tin
  • 0 - 0 ₫

kinhnghiemhocphat.com

Tuệ Tâm - Bản nguyện Niệm Phật Vãng Sanh

Trang chủ » Bản Nguyện Niệm Phật » Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo – Phần 19.

Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo – Phần 19.

15/07/2023 15/07/2023 Tuệ Tâm 4 Bình luận

Phật Quang hay Ánh Hào Quang của Phật A Di Đà tràn ngập hư không pháp giới nhưng chỉ nhiếp thủ bảo vệ người niệm Phật. Quán Kinh nói: “Khi đức Phật A Di Đà cử động thân liền phóng ra vô lượng ánh sáng. Ánh sáng chiếu khắp đến mười phương thế giới, nhiếp thủ không bỏ chúng sanh niệm Phật.”

Đại sư Thiện Đạo giải thích như sau: “Ánh sáng của đức Phật chiếu khắp nơi, chỉ nhiếp người niệm Phật.” “Chỉ” nghĩa là chuyên môn, “Nhiếp” là nhiếp thủ cứu độ, duy nhất cứu độ chúng sanh niệm Phật. Trong Vãng Sanh Lễ Tán, Đại sư Thiện Đạo giải thích: “Phật Quang của đức Phật A Di Đà vô lượng, chiếu khắp mười phương không bị chướng ngại, chỉ thấy chúng sanh niệm Phật liền nhiếp thủ không bỏ, cho nên gọi là A Di Đà.”

Đức Phật A Di Đà có ánh sáng vô lượng, ánh sáng vô biên, ánh sáng vô ngại. Những ánh sáng này khởi tác dụng ở đâu? Chỉ riêng quán sát tìm kiếm bảo hộ, không bỏ những chúng sanh niệm Phật nên mới gọi là A Di Đà. Nếu không phải chỉ nhiếp chúng sanh niệm Phật thì Ngài không được gọi là A Di Đà. Nếu chúng ta niệm Phật mà Phật Quang của Ngài không nhiếp thủ chúng ta thì Ngài không được gọi là Phật A Di Đà…

Tuệ Tâm 2023.

5/5 - (1 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

48 Đại Nguyện của đức Phật A Di Đà
Đại nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà giảng giải – Phần 2.
48 Đại Nguyện của đức Phật A Di Đà
Đại Nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà giảng giải – Phần 1.
Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo
Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo – Phần 22.

Chuyên mục: Bản Nguyện Niệm Phật

Bài viết trước « Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo – Phần 18.
Bài viết sau Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo – Phần 20. »

Reader Interactions

Bình luận

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. T viết

    15/07/2023 lúc 17:11

    Nam Mô A Di Đà Phật con xin chào thầy con là người sơ cơ mới niệm Phật con có thắc mắc về cách niệm Phật
    Con nghe các thầy khác giảng về niệm Phật như Hòa Thượng K và một số thầy khác thì khi niệm Phật cần phải nhất tâm bất loạn không được tạp niệm như vậy mới có thể vãng sanh nếu không thì chỉ như miệng niệm Phật tâm tán loạn đau mồm rát họng cũng bằng không
    Vậy ở đây lại nói là tạp niệm vẫn vãng sanh chỉ cần niệm Phật là được Phật tiếp dẫn không sợ tạp niệm những người này họ lấy căn cứ vào đâu mà giảng như vậy và cũng không phải là những nhà sư giảng
    Con rất muốn thoát khỏi luân hồi sinh tử ngay trong kiếp này nhưng con đang mẫu thuẫn quá kính mong thầy hoan hỷ chỉ dạy.Nam Mô A Di Đà Phật

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      16/07/2023 lúc 07:11

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Cũng đồng một mục đích ra khỏi sanh tử luân hồi mà đức Phật Thích Ca vì căn tánh của chúng sanh chẳng đồng nên phải thuyết giảng tới 84.000 pháp môn, đường tu có nhiều pháp chớ đâu riêng gì một pháp! Pháp có khó, có dễ, có sâu, có cạn. Ví như đi từ Hà Nội vào Sài Gòn, bạn có nhiều cách: Đi Bộ, đi xe đạp, xe máy, ô tô, tàu hỏa, máy bay…Nếu đi bộ thì vừa nhọc sức vừa lâu xa, vất vả trăm bề. Nếu đi xe đạp và xe máy, tuy có nhàn hơn đi bộ, nhưng cũng gian nan khổ cực. Nếu đi tàu hỏa hoặc máy bay thì chẳng nhọc sức tốn công, cứ lên ngồi rồi sẽ tới.

      Đường về Cực Lạc Tịnh Độ cũng vậy, có người tụng kinh cũng về được, có người trì chú cũng về được, có người tham thiền cũng về được và có người niệm Phật cũng về được. Hết thảy các pháp ấy được chư Tổ phân ra làm 2: Tự Lực và Tha Lực. Tự lực nghĩa là chỉ nương nơi sức của mình, còn Tha Lực thì nương nơi lực nhiếp hộ và Bản nguyện tiếp dẫn của Phật A Di Đà. Ở đây chỉ có khó và dễ chớ không có đúng sai.

      Như pháp tự lực niệm Phật mà bạn nghe các pháp sư ấy giảng thì phải giữ giới tinh nghiêm, tu hành miên mật, niệm Phật cho thành phiến, đắc tam muội… mới có khả năng vãng sanh.
      Còn pháp Tha Lực thì chỉ nương nơi Phật lực, do đó mà an nhiên trên thuyền Đại Nguyện của Phật A Di Đà, nắm chắc được phần vãng sanh, vì trong nguyện thứ 18 đức Phật A Di Đà nguyện: “Nếu ta thành Phật, 10 phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, xưng danh hiệu ta cho đến 10 niệm, nếu chẳng vãng sanh, ta thề không ở ngôi Chánh Giác.”

      Pháp này là do Tổ Thiện Đạo, hóa thân của đức Phật A Di Đà thuyết, được các pháp sư Huệ Tịnh, Pháp sư Tịnh Tông nỗ lực hoằng dương giảng dạy, để cứu vớt chúng sanh thời mạt. Bạn sao không chịu nghe đọc cho kỹ, lại vội vàng đến mức bảo là “những người này họ lấy căn cứ vào đâu mà giảng như vậy và cũng không phải là những nhà sư giảng”.
      “Những người ấy” là pháp sư Tịnh Tông, là Pháp Sư Huệ Tịnh, các Ngài chẳng phải là Sư thì bạn gọi bằng gì? Còn “căn cứ” là căn cứ nơi Quán Kinh Tứ Thiếp Sớ của Tổ Thiện Đạo và nơi Tịnh Độ Tam Kinh. Người học Phật chân chánh ai cũng biết rằng vọng ngữ là tội đặc biệt nặng, cho nên nếu chẳng phải bậc Tổ Sư, ai dám lộng ngôn mà Khai Tông Lập Giáo hả bạn?

      Người học Phật ngày nay rất kỳ lạ, họ tin và chấp chết cứng vào lời pháp sư giảng kinh mà chẳng chịu xem lại xem những lời ấy có hợp với kinh văn, có y cứ nơi chư Tổ dạy hay không. Ví như “Phải nhất tâm bất loạn mới được vãng sanh” – Tịnh Độ Tam Kinh Phật đâu có dạy như thế? Chuyện vãng sanh cũng vậy, Tịnh Độ Tam Kinh chỉ duy nói về 9 phẩm vâng sanh nơi Báo Độ Cực Lạc, có dòng nào Phật dạy về cái cõi lạ lùng là “Phàm Thánh Đồng Cư Độ” đâu?

      Trả lời
      • T viết

        16/07/2023 lúc 14:25

        Nam Mô A Di Đà phật.nghe những lời thầy khai thị như ánh mặt trời tỏa sáng phá tan mây đen trong lòng con con xin tri ân công đức của thầy đã giúp con phá tan tà kiến con xin sám hối về những tà kiến đã nói ra
        Nam Mô A Di Đà Phật

      • Tuệ Tâm viết

        17/07/2023 lúc 06:17

        Nam mô A Di Đà Phật.

        Mong bạn vững tâm và tinh tấn hành trì!

Sidebar chính

Phá mê & Sanh tín

Cách cúng đầu năm mới, cúng tất niên

Cách Cúng Đầu Năm Mới

01/12/2021 47 Bình luận

Niệm Phật Tông Yếu-Pháp Nhiên Thượng Nhân

Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân

24/10/2021 32 Bình luận

Trùng Tang chỉ là trò lừa bịp

Trùng Tang: Là thật hay cú lừa xuyên thế kỷ nhân danh Tâm Linh

27/09/2021 25 Bình luận

Đồng bóng còn gọi là Đồng cốt

Sự thật về Đồng bóng

13/04/2021 18 Bình luận

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

06/04/2021 21 Bình luận

A La Hán

A La Hán và 18 La Hán là ai

16/01/2021 4 Bình luận

Phật tử tại gia

10 điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.

31/12/2020 6 Bình luận

Cách thay đổi vận mệnh

Cách thay đổi vận mệnh

11/03/2020 23 Bình luận

Hạn tam tai

Sự thật về hạn Tam Tai

05/01/2020 32 Bình luận

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

28/05/2019 90 Bình luận

Bài viết nổi bật

Mang thai nen tung kinh dia tang

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

30/10/2020 576 Bình luận

Cách niệm Phật tại nhà

Cách niệm Phật tại nhà

09/04/2020 427 Bình luận

Cách giải nghiệp phá thai

Cách giải nghiệp Phá thai

22/05/2019 374 Bình luận

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất – Pháp sư Huệ Tịnh soạn

12/08/2019 202 Bình luận

Chép hồng danh Phật

Chép Hồng Danh Phật – Công đức lớn, dễ thực hành

24/09/2021 165 Bình luận

Cách tụng kinh tại nhà

Cách tụng kinh tại nhà

11/05/2020 148 Bình luận

Ấn Tống Kinh Tượng Phật

  • Ấn Tống Kinh A Di Đà Kinh A Di Đà 0 ₫
  • Ấn Tống Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Địa Tạng
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn Tống Kinh Vô Lượng Thọ Phật Kinh Vô Lượng Thọ 0 ₫
  • Ấn tống Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn Tống Tượng Phật A Di Đà Thờ Cúng Tại Nhà Tượng Phật A Di Đà Thân Vàng Tịnh Tông - 70 cm
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫

Bản quyền © 2023 · Kinh Nghiệm Học Phật