• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Kinh Sách Phật Pháp
    • Bản Nguyện Niệm Phật
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Phật Pháp & Cuộc Sống
    • Góc Tu Tại Gia
  • TẢI PDF
  • Bố thí & Cúng dường
  • Ấn Tống Kinh Tượng Phật
    • Phật Pháp
  • Giới Thiệu& Liên hệ
    • Bảo mật Thông tin
  • 0 - 0 ₫

kinhnghiemhocphat.com

Tuệ Tâm - Bản nguyện Niệm Phật Vãng Sanh

Trang chủ » Bản Nguyện Niệm Phật » Giải đáp nghi vấn – Phần 1: Chánh niệm lúc Lâm Chung

Giải đáp nghi vấn – Phần 1: Chánh niệm lúc Lâm Chung

20/02/2023 20/02/2023 Tuệ Tâm 4 Bình luận

Chánh niệm lúc lâm chung có được là do Phật A Di Đà cùng chư Thánh Chúng hiện ra tiếp dẫn, chớ không phải do người niệm Phật có chánh niệm thì Phật cùng Thánh chúng mới hiện ra. Nhiều người nghĩ rằng phải niệm Phật để tích lũy công đức, công phu đắc lực thì khi lâm chung chánh niệm mới hiện tiền. Thật vô cùng sai lầm và tự chướng ngại mình vãng sanh!

Tự chướng ngại như thế nào? Bởi họ không thể xác định được công phu ở mức nào đó mà mình có thể đạt tới được. Đông thời họ cũng không thể biết công đức tích lũy cả đời có hợp với tiêu chuẩn hay chưa. Vì thế mà trong lòng luôn bất an lo sợ. Thường ôm cái tâm lo sợ này, đến lúc lâm chung sẽ tự mình chướng ngại mà thôi.

Người niệm Phật nhiều mà người vãng sanh thì ít là bởi người ta không chuyên xưng danh hiệu của Phật A Di Đà mà lại tu tạp hạnh, cho nên vãng sanh không chắc chắn. Nếu như họ hiểu rõ đạo lý của niệm Phật vãng sanh, nguyện sanh Di Đà Cực Lạc, chuyên xưng Di Đà Phật danh, thì 100 người niệm Phật vãng sanh cả 100, 1000 người vãng sanh cả 1000, không sót một ai.

*

Tại sao thế, bởi Phật A Di Đà đại từ đại bi, đại nguyện đại lực, muốn cứu độ chúng sanh trong mười phương pháp giới. Họ sở dĩ không thể vãng sanh là do tự mình chướng ngại chính mình. Họ cho rằng: Chấp trì danh hiệu là chánh hạnh, các việc thiện khác là trợ hạnh, cùng phải chánh trợ song tu mới có thể vãng sanh được. Điều sai lầm này không thuận theo kinh văn, không thuận theo giáo lý của Đại Sư Thiện Đạo. Kinh văn dạy: “Chánh nhân vãng sanh chỉ có một, đó là chấp trì danh hiệu.” Bản thân của chấp trì danh hiệu chính là đa thiện căn, đa phước đức, chứ không nói phải làm thêm các việc thiện lành khác để hồi hướng công đức…

Chướng ngại thứ hai là họ nghĩ rằng chỉ niệm Phật không chưa đủ, công phu niệm Phật nhất định phải đạt đến cảnh giới nào đó, nếu không thì không thể vãng sanh được. Đây là sai lầm cực phổ biến với người tu Tịnh Độ. Nếu chấp vào kiến giải lầm lạc này rất khó được vãng sanh…

Tuệ Tâm 2023.

5/5 - (6 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter
  • Share on LinkedIn

Bài viết liên quan

48 Đại Nguyện của đức Phật A Di Đà
Đại nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà giảng giải – Phần 2.
48 Đại Nguyện của đức Phật A Di Đà
Đại Nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà giảng giải – Phần 1.
Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo
Tư Tưởng Tịnh Độ của Đại Sư Thiện Đạo – Phần 22.

Chuyên mục: Bản Nguyện Niệm Phật

Bài viết trước « Niệm Phật là Pháp Siêu Độ – Phần cuối – Pháp sư Huệ Tịnh
Bài viết sau Giải đáp nghi vấn – Phần 2: Thế nào là Chánh Hạnh và Tạp Hạnh »

Reader Interactions

Bình luận

    Trả lời Hủy

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  1. LH viết

    23/02/2023 lúc 12:30

    Nam mô A Di Đà Phật
    Con có điều này chưa hiểu, mong thầy giải đáp giúp con. Người niệm Phật thì lúc chết thần trí không bị điên đảo do chánh niệm lúc lâm chung có được là do Phật A Di Đà cùng chư Thánh Chúng hiện ra tiếp dẫn. Vậy tại sao có người chuyên niệm Phật, khi lâm chung họ lại không theo sự tiếp dẫn của Đức Phật mà về Cực Lạc, sao họ lại tiếp tục tái sinh để hưởng phước….để rồi đời sau bị đoạ lạc ạ ?

    Trả lời
    • Tuệ Tâm viết

      24/02/2023 lúc 09:39

      Nam mô A Di Đà Phật!

      Những người chuyên niệm Phật mà khi lâm chung, Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng hiện ra mà chẳng chịu theo Ngài về Cực Lạc đều bởi “Tin Chưa Sâu, Nguyện Chưa Thiết”. Họ đều là những người niệm Phật thiên về Tự Lực, không tin sự cứu độ bình đẳng vô điều kiện, không phân biệt của Phật A Di Đà. Bởi thế trong hành trì hàng ngày, họ thường niệm Phật cầu Nhất Tâm Bất Loạn, cầu Tam Muội Hiện Tiền và gắng làm các việc thiện để hồi hướng Tây phương cầu vãng sanh. Vì không tin sự cứu độ vô điều kiện của Phật nên họ khởi nghi nan rồi tự mình chướng ngại vãng sanh, chớ chẳng phải Phặt chẳng từ bi không tiếp dẫn.

      Nghi nan như thế nào? Nghi nan là tâm khởi niệm rằng: Mình niệm Phật chưa được nhất tâm, Phật có đến đón mình hay không? Mình tu tạo nhiều công đức để hồi hướng “Trang nghiêm Tịnh Độ”, nhưng đã đủ để trang nghiêm hay chưa? Liệu vị Phật hiện ra trước mắt có đúng là Phật hay là do Thiên Ma biến hiện?…Khi Phật A Di Đà cùng Thánh Chúng hiện ra, giúp họ được chánh niệm, nhưng họ do nghi tâm sanh khởi nên tự chướng ngại, làm mất chánh niệm của chính mình. Mà trong sức khủng khiếp của Cận Tử Nghiệp, một niệm nghi khởi lên thì nặng không khác gì núi Tu Di, người ta không cách chi phá được nó để vào được chánh niệm! Đây là lý do tại sao chư Tổ thường khăng khăng khuyên người nương hoàn toàn vào Tha Lực Nhiếp Hộ của Phật để nắm chắc phần vãng sanh. Trong loạt video đã đăng, Pháp sư Huệ Tịnh đã giảng rất tường tận, bạn chịu khó nghe thường xuyên để phá sạch nghi cho mình nhé!

      Trong nguyện thứ 18, đức Phật A Di Đà nguyện rằng: “Nếu ta thành Phật, mười phương chúng sanh, chí tâm tin ưa, muốn sanh về cõi nước ta, xưng danh hiệu ta cho đến mười niệm, nếu chẳng vãng sanh, ta thề không ở Ngôi Chánh Giác.” Điều kiện của Ngài dễ như thế cơ mà? Ngài có bảo chúng ta phải được nhất tâm bất loạn, có bắt ta phải hồi hướng công đức để “Trang nghiêm Tịnh Độ” đâu? Ngài cũng nào có bắt ta phải tụng thêm bao nhiêu bộ kinh, hay tịnh nghiệp tam phước…đâu?

      Thế giới Cực Lạc được cảm thành bởi nguyện lực của Phật A Di Đà, cõi ấy vô cùng trang nghiêm, thanh khiết, chút công đức ta làm ở cái cõi uế trược này chỉ nên hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, chớ làm sao mà “Trang Nghiêm Cõi Tịnh Độ” cho được? Mà ngay cả từ “Nhất Tâm Bất Loạn”, nhiều pháp sư giảng kinh ngày nay cũng giảng không đúng với ý Phật. Điều này Tổ Thiện Đạo cũng đã nói rất rõ ràng, bạn chịu khó nghe các video ấy sẽ nắm chắc được đường về, tuyệt chẳng còn nghi vậy!

      Trả lời
      • LH viết

        24/02/2023 lúc 12:20

        Nam mô A Di Đà Phật
        Con đã hiểu rồi ạ. Do thiên về tự lực, Vậy là họ tự chướng ngại bằng cách khởi tâm nghi ngờ không biết các việc mình làm đã đủ để được về Cực Lạc hay không, không biết có được tiếp dẫn hay không ?. Không biết vị đang hiện ra tiếp dẫn họ là Phật hay ma ( điều này con nhớ không lầm thì có vị sư thuyết giảng bảo khi Phật hiện ra có ánh sáng mát dịu, còn ma thì nóng…con nghĩ do chấp vào điều này nên mới có sự nghi ngờ về việc vị đang tiếp dẫn là ai). Thì ra mọi chuyện là như vậy, chứ con băn khoăn mãi là người niệm Phật, Đức Phật cứu độ vô điều kiện, khi chết ngài hiện ra tiếp dẫn, sao lại có người không chịu đi theo ? Mà đã là cứu độ vô điều kiện, khi chết chắc chắn ngài tiếp dẫn, mà ngài xuất hiện sao ma quỷ có thể hiện ra được đúng không thầy ?

      • Tuệ Tâm viết

        25/02/2023 lúc 14:44

        Nam mô A Di Đà Phật!
        Trong ánh quang minh của Phật A Di Đà và chư Thánh Chúng, ma nào có thể bén mảng lại gần cho được! Chỉ người tu thiên về tự lực, tạp hạnh, không tin đạo lý niệm Phật nhất định được vãng sanh nên khởi nghi nan rồi tự chướng ngại chính mình. Vì tự chướng ngại vãng sanh nên không vào được chánh niệm, kết cục chỉ được hưởng phước nhân thiên, uổng phí một kiếp làm người!

        Hòa Thượng Tuyên Hóa kể lúc Ngài còn trẻ thì mẹ bệnh nặng. Lúc ấy ở vùng lân cận có con Hồ Ly chuyên cho thuốc cứu người, bệnh gì cũng khỏi. Ngài trị cho mẹ không được bèn đến chỗ nó cầu thuốc. Cầu suốt 3 ngày mà chẳng được gì bèn đi về. Sau này khi Ngài xuất gia, nó đến xin quy y, Ngài mới bảo: “Năm xưa mẹ bệnh, ta đến chỗ ngươi xin thuốc không được, nay còn dám đến đây xin quy y nữa ư?” Nó bạch: “Lúc Thầy đến đó, ánh hào quang vàng chói khắp cả một vùng, con không cách chi mở được mắt ra nên không thể nào cho thuốc được.”
        Hòa Thượng dùng nhục thân mà năng lực còn bất khả tư nghì như vậy, chư Phật và Thánh Chúng chẳng nhẽ uy lực lại đến mức để ma quỷ có thể biến hiện được hay sao?

        Còn chuyện “Phật hiện ra có ánh sáng mát dịu, còn ma thì nóng…” là nói về cảnh giới biến hiện khi hành giả tinh tấn dụng công. Đây là Đại Ninh Bồ Tát giảng cho người ta biết để tránh lạc vào ma đạo khi cảnh giới biến hiện ra. Sau này một số người không biết lại đem lời ấy nói về cảnh giới lúc lâm chung, thật cô phụ ơn Bồ Tát quá thể!

Sidebar chính

Phá mê & Sanh tín

Cách cúng đầu năm mới, cúng tất niên

Cách Cúng Đầu Năm Mới

01/12/2021 47 Bình luận

Niệm Phật Tông Yếu-Pháp Nhiên Thượng Nhân

Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân

24/10/2021 32 Bình luận

Trùng Tang chỉ là trò lừa bịp

Trùng Tang: Là thật hay cú lừa xuyên thế kỷ nhân danh Tâm Linh

27/09/2021 25 Bình luận

Đồng bóng còn gọi là Đồng cốt

Sự thật về Đồng bóng

13/04/2021 18 Bình luận

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

Lời Phật dạy về Hiếu đạo

06/04/2021 21 Bình luận

A La Hán

A La Hán và 18 La Hán là ai

16/01/2021 4 Bình luận

Phật tử tại gia

10 điều quan trọng Phật tử tại gia cần biết.

31/12/2020 6 Bình luận

Cách thay đổi vận mệnh

Cách thay đổi vận mệnh

11/03/2020 23 Bình luận

Hạn tam tai

Sự thật về hạn Tam Tai

05/01/2020 32 Bình luận

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

Học Phật pháp bắt đầu từ đâu

28/05/2019 90 Bình luận

Bài viết nổi bật

Mang thai nen tung kinh dia tang

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

30/10/2020 576 Bình luận

Cách niệm Phật tại nhà

Cách niệm Phật tại nhà

09/04/2020 427 Bình luận

Cách giải nghiệp phá thai

Cách giải nghiệp Phá thai

22/05/2019 374 Bình luận

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất

Nghi thức niệm Phật chuẩn nhất – Pháp sư Huệ Tịnh soạn

12/08/2019 202 Bình luận

Chép hồng danh Phật

Chép Hồng Danh Phật – Công đức lớn, dễ thực hành

24/09/2021 165 Bình luận

Cách tụng kinh tại nhà

Cách tụng kinh tại nhà

11/05/2020 148 Bình luận

Ấn Tống Kinh Tượng Phật

  • Ấn Tống Kinh Vô Lượng Thọ Phật Kinh Vô Lượng Thọ 0 ₫
  • Máy niệm Phật đặt nghĩa trang Máy niệm Phật ngoài trời
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn Tống Kinh A Di Đà Kinh A Di Đà 0 ₫
  • Ấn Tống Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Địa Tạng
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫
  • Ấn tống Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật
    Được xếp hạng 5.00 5 sao
    0 ₫

Bản quyền © 2023 · Kinh Nghiệm Học Phật