Có cách làm giàu nào không? – Nhân buổi trà dư bạn hỏi. Tôi trả lời: “Nếu thực sự tồn tại một cách làm giàu thì thế gian giàu có hết rồi, chẳng có ai là người nghèo nào nữa cả. Mà lịch sử loài người tự cổ chí kim, chẳng có nơi nào, thời đại nào lại không có kẻ giàu người nghèo”.
- Sự thật về hạn Tam tai.
- Hội Long Hoa là gì.
- Âm đức là gì.
- Chuyện Tâm linh có thật.
- 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
- Cách thay đổi vận mệnh.
Lại hỏi: “Vậy nếu có một cơ hội tốt, ta nỗ lực hết sức mình, thì có thể giàu được chăng?”
Trả lời: “Không thể, bởi nếu nỗ lực hết sức mà giàu được, thì thiên hạ cũng nỗ lực hết cả rồi, ai muốn lười biếng làm chi? Thế gian bao nhiêu người vắt kiệt sức sớm hôm, mà nghèo vẫn y nguyên nghèo đấy thôi!”.
Lại hỏi: ” Vậy phải chăng giàu nghèo là do số định sẵn, vốn chẳng thể thay đổi được đấy ư?”
Trả lời: “Tuy chuyện giàu nghèo có số là có thực, nhưng phước do ta cầu, mạng do ta lập. Hiểu được điều này thì số mạng của ta, giàu hay nghèo, do ta tự quyết định.
*
Lại hỏi: “Ông nghiên cứu Phật pháp đã lâu, vậy theo quan điểm của Phật pháp, có cách làm giàu không?”
Trả lời: “Có, chỉ sợ ông không làm được”.
Bảo: “Thì ông cứ dạy cho một câu…” Tôi bảo: “Cách làm giàu duy nhất và nhanh thành tựu nhất là bố thí, cúng dường, ấn tống Kinh sách và hộ trì Tam Bảo.”
Y như tôi nghĩ, bạn lắc đầu không tin, bạn chỉ tin bố thí thì mất tiền, chứ không tin có thế làm giàu bằng cách bố thí!
Chắc bạn cũng chẳng tin có thể làm giàu bằng cách bố thí cúng dường đâu nhỉ? Để tôi chép lại hầu bạn đôi câu chuyện, về con đường làm giàu bằng cách bố thí cúng dường. Chỉ lưu ý bạn rằng: Chuyện hoàn toàn có thật, nếu bạn không tin thì cứ đọc chơi cho vui, nhưng chớ sanh tâm hủy báng mà mang tội.
Cách làm giàu kỳ lạ
Gia đình ông Trình có ba người, sau khi qui y Phật rồi thì giữ giới rất nghiêm. Nhà ông giàu có ngàn vạn, lại một bề trì giới chu toàn, khiến mọi người rất kính phục.
Con trai của ông là Trình Vĩ vừa mới lên cao trung. Ngày nọ tan học chàng ra về cùng các bạn. Trong nhóm có bạn X đang đói bụng, nên đã mua một cái bánh nướng. Vừa mới cắn một miếng, thì X nhổ ra ngay rồi vứt miếng bánh ra xa.
Trình Vĩ hỏi:
– Sao lại ném bánh đi?
X nói:
– Dở quá! Ăn không ngon.
Đang trả lời thì X đi đến gần cái bánh vừa ném đó. Thuận chân anh đá nó văng ra xa thêm mấy mét nữa. Trình Ví vội chạy đến lượm cái bánh lên, đưa cho bạn, ôn tồn nói:
– Đừng có vứt bỏ bánh như vậy rất uổng, bạn hãy ăn đi nha. Lãng phí lương thực là có tội nhiều lắm đó!
X cười khẩy, bảo:
– Bánh này tôi mua, không ưa thì ném đi, có tội gì chứ hả? Nếu anh sợ lãng phí thì tự mà ăn đi!
Trình Vĩ nói:
– Vậy tôi ăn thay anh nha!
Nói xong, liền ăn cái bánh đó. Khi mẹ Trình Vĩ mách Hòa thượng chuyện này, mắt bà đỏ lên. Bà nói mình đã khóc khi nghe con trai thuật lại cảnh trạng đó. Hòa thượng nghe xong, nhìn thật lâu vào cậu con đang ngồi im lặng bên mẹ, mỉm cười khen:
– Con trai ngoan, học tập giỏi, tiền đồ xán lạn vô cùng a!
*
Ba Trình Vĩ nói:
– Trình Vĩ ngày nhỏ rất ưa tĩnh tọa, có lúc nó chơi đùa trong nhà, khi tìm thì chẳng thấy đâu. Do chẳng nghe tiếng mở cổng lớn, nên con và mẹ nó cùng đi tìm thì nghe tiếng động trong tủ quần áo. Chúng con mở tủ ra, nhìn vào thấy thằng bé đang ngồi xếp bằng trang nghiêm trong đó. Nó nhắm mắt, miệng chẳng nói lời nào, nhưng giống như đang niệm gì đó. Con kéo cháu ra, hỏi:
– Ngồi trong đây làm chi?
Nó đáp:
– Con không biết.
– Thưa sư phụ, Ngài nói xem, thằng bé này có duyên với Phật phải không? Nó luôn nói tương lai mình không kết hôn, chẳng thèm chuốc phiền làm chi.
Hòa thượng bảo:
– Đúng đấy! Các ngươi ráng nuôi dạy nó cho tốt, để nó làm thiện tri thức cho Phật giáo, tương lai sẽ cống hiến rất lớn cho đạo.
Tại sao tôi giàu có
Ba Trình Vĩ nói:
– Con có một việc nghĩ hoài không hiểu, ôm thắc mắc mãi suốt bao năm nay. Xin thỉnh giáo sư phụ. Con vốn chỉ có tấm bằng cao trung. Sau đó gặp cơ hội, chỉ tính làm ăn nhỏ thôi, ngờ đâu việc hết sức phát đạt, thuận lợi mãi cho tới giờ. Sự nghiệp quá thành công có lúc khiến bản thân con cũng lấy làm lạ với cách làm giàu của mình. Vì có nhiều người bằng cấp rất cao, lại cực kỳ thông minh, thậm chí ra làm việc sớm hơn con, nhưng trước sau không phát. Hoặc có người hưng thịnh được mấy năm thì bị suy sụp.
Còn con thì không những phát đạt thuận lợi, mà còn may mắn được gặp Phật pháp. Biết niệm Phật, tụng kinh, in ấn kinh, tạo Phật tượng… Công việc làm ăn ngày càng tốt. Đây không thể nói là không có phúc báu. Sư phụ có thể giảng cho con hiểu, con đã trồng nhân tốt gì trong quá khứ mà được kết quả như hôm nay chăng?
Sư phụ nói:
– Vấn đề này phải do chính mình tự tham thiền, công phu đạt, thì sẽ hiểu minh bạch thôi. Chắc hẳn anh làm ăn, từ sáng đến tối toàn lo kiếm tiền, không có thời gian tĩnh tọa? Để cháu Trình Vĩ và mọi người hiểu rõ nhân quả, tôi sẽ kể cho nghe một câu chuyện:
Cúng dường nửa chiếc bánh
“Thời Phật Thích Ca Mâu Ni trụ thế. Lần nọ, có hơn ngàn vị đệ tử Phật đang ngồi trong giảng đường, chăm chú nghe Ngài thuyết pháp. Khi đó có một vị Tỳ kheo ngồi ở tận ngoài cùng, gần cổng lớn đói bụng. Trong bụng ông vang lên tiếng sôi rồn lột, nhưng do các Tỳ kheo quanh đó đang chú tâm nghe pháp nên không ai để ý. Vị Tỳ kheo này bỗng nghe phía sau mình có tiếng cười, liền quay đầu lại dòm, thì thấy ngoài cổng có một bé trai khoảng 9 tuổi đang cười hi hi. Thằng bé mồm đang nhai gì đó, tay còn cầm nửa cái bánh, nhỏ tiếng hỏi:
– Sư đói hả?
Tỳ kheo gật đầu. Thế là thằng bé tặng nửa cái bánh cho vị Tỳ kheo rồi xoay mình bò đi chơi tiếp”.
Hòa thượng bảo ba Trình Vĩ:
Đứa bé đó là tiền thân của anh. Do biếu vị tỳ kheo nửa cái bánh đang lúc đói lòng, giúp ông ta vững tâm nghe pháp, công đức này hết sức lớn. Đây chính là nguyên nhân khiến đời này anh giàu có sung túc. Kinh Địa Tạng nói: “Đời vị lai nếu có thiện nam thiện nữ, ở trong Phật pháp, trồng chút thiện căn bằng hạt cát, mảy tơ, sợi tóc, thì phúc lợi được hưởng không thể ví dụ. Trong đời vị lai, nếu có thiện nam thiện nữ gặp kinh điển đại thừa, hoặc nghe một câu, một bài kệ, phát tâm ân trọng, tán thán cung kính, bố thí cúng dường. Thì người đó được phúc báu lớn vô lượng vô biên, nếu có thể hồi hướng cho pháp giới, thì phúc này không thể ví dụ’.
Được phước báu vô lượng
Đứa bé kia do hiếu kỳ mà đến cổng giảng đường nghe mấy câu Phật pháp. Có thể bé chẳng hiểu rõ nghĩa lý, nhưng trong nhiều đời sau khi nhân duyên chín mùi sẽ trổ thành quả ngọt. Bé không những thảnh đệ tử Phật, mà còn rất giàu có, chính là anh đấy.
Phải biết vị Tỳ kheo được bé tặng nửa cái bánh lót dạ lúc đói lòng, nhờ vậy mà vững tâm nghe pháp Phật, được khai ngộ và chứng quả. Nhân đây mà có duyên với anh. Biết đâu chừng đời này cũng đến tụ hội hoặc cùng anh gặp gỡ, hoằng dương Phật pháp. Chỉ cần anh không ngừng tu tinh tấn, chịu khó tham thiền tĩnh tọa, sẽ có ngày anh hiểu rõ hết.
Tại sao tôi nghèo
Những người làm ăn mà sự nghiệp không thành công, đa phần do đời trước hoặc đời này họ không chịu bố thí. Hoặc đã từng tạo nhiều chướng ngại khác. Muốn chuyển biến vận mệnh thì phải biết cách bố thí, làm nhiều việc từ thiện ích quốc, lợi dân. Trong đó quan trọng nhất là không nên sát, đạo, dâm, vọng. Thực hành trì chí bền tâm cách làm giàu này thì chắc chắn sự nghiệp sẽ thành.
Những người giàu sang mà sau đó tiền tài bị tán thất, đa số là tại họ tiêu tiền tạo nghiệp mà ra. Chẳng hạn như: Tạo nghiệp tà dâm hừng thịnh, vì muốn ăn ngon sướng miệng mà tạo lắm sát nghiệp… Hoặc là họ kiếm tiền bất chánh bằng cách tạo các nghiệp sát, đạo, dâm, vọng. Một khi nhân duyên chín mùi, ác báo sẽ hiện tiền.
Cho nên những ai làm ăn sinh sống theo nghiệp tà, thì nên sớm chuyển nghề. Phải gìn giữ thân, khẩu, ý, sửa đổi hành vi xấu, sám hối tội lỗi, bỏ ác hành thiện…thì sẽ thay đổi được ác báo vị lai”.(Theo Báo ứng hiện đời – Hạnh Doan)
(Cách làm giàu kỳ lạ)
Tuệ Tâm 2020.
Ngọc viết
Nam mô A Di Đà Phật !
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật.
Con vừa phát tâm tu hạnh bố thí chưa được bao lâu thì có chướng ngại, có người tự sử dụng đồ của con khi con không ở đó. Lúc phát hiện ra con thấy rất khó chịu, thi thoảng còn khởi lên suy nghĩ xấu ác hướng về người đó. Con biết đó là sai nên cố kìm nén và niệm Phật ít câu. Ác niệm cứ vô thức mà sanh khởi. Đến giờ thì cũng tạm ổn và không còn thấy khó chịu nữa. Con sợ sau này lại gặp phải trường hợp này thì công đức thất tán hết. Con phải làm thế nào mới được ạ.
Con cám ơn Tuệ Tâm.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Mình khởi tâm thực hành một hạnh nào đó thì sẽ có chướng ngại cùng thử thách. Nếu không có chướng ngại và thử thách, ắt chẳng biết mình có thành tựu được gì không. Như việc xảy ra với bạn là tốt, để thấy tâm mình vẫn chưa có định lực mà giữ sự khiêm hạ trong tu hành. Thông thường những ngày đầu khởi thiện hạnh, suy nghĩ và việc làm đều gượng gạo, dần dần nó sẽ ít đi, đến lúc thuần thục thì tâm chi thuần khởi lên các điều hiền thiện. Nên cố gắng mỗi ngày tiến một chút, chớ vọng cầu đạt ngay được thứ gì đó mà chướng ngại phát sanh.
Người học Phật phải luôn nhớ rằng: “Tuyệt đừng khởi ác niệm đối với người khác. Hại cho mình phần ít nhưng hại cho họ vô cùng”. Do là những người chân chánh học Phật luôn được chư Hộ Pháp trong vô hình âm thầm hộ trì. Trong vô số hộ pháp theo ta ấy, có người giác ngộ, có người tâm vẫn chấp vào thiện ác, đúng sai. Khi ta khởi một niệm ác với người là tâm trái với đạo, tuy không gì lắm cho ta nhưng sẽ gây nguy hiểm cho người ấy. Mong bạn từ nay khởi tâm động niệm nhớ giữ gìn!
Cung Kính viết
Con đã hiểu rồi ạ, cám ơn Tuệ Tâm nhiều. Quả đúng là những ngày đầu, tâm không nỡ xả một số thứ, dần dần mới có thể tạm ổn. Con có tập khí bỏn sẻn sâu nặng nên mới như thế, thật đáng xấu hổ. Nam mô A di đà Phật.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật
Tập khí bỏn sẻn thì chúng sanh cõi này ai cũng có, cũng đều sâu nặng chớ không riêng gì bạn đâu. Nếu không tu tập hạnh bố thí ta không thể nào ra được nó. Nay bạn nhận ra rồi, nên từng bước một mà hàng phục, không dễ, nhưng cố gắng từng chút thì sẽ làm được mà thôi.
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật.
Xin cảm ơn Tuệ Tâm.
Hung Nguyen viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Thưa Tuệ Tâm cho con xin hỏi việc làm giàu bằng mua đất xong bán lại kiếm chênh lệnh thì có phải là một việc tốt không ạ? Vì nhà con trước cũng có mua một mảnh đất trồng cây, giờ khó khăn muốn bán lại để trang trải, nhưng rao lâu rồi mà chưa có ai mua. Mình có nên khấn cầu Tam Bảo để nhanh bán được đất không ạ?
Nam mô A Di Đà Phật!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạn buôn bán đất để mưu sinh, không lừa gạt ai để làm giàu thì cũng tốt, không có lỗi gì. Giàu sang là ước muốn chung của mọi người, tuy nhiên, nếu trong mạng ta không có nhân bố thí cúng dường thì thật vô cùng khó mà toại nguyện.
Bạn muốn cầu Tam Bảo gia bị cũng tốt, nhưng để nhanh được cảm ứng thì phải giữ giới cũng siêng năng niệm Phật. Khi ta siêng năng niệm Phật thì Tam Bảo âm thầm gia bị, khiến nghiệp chướng chóng được tiêu trừ. Mà nghiệp tiêu thì trí rạng, chướng tận thì phước tăng, mọi chuyện không cầu mà tự được. Còn như vẫn tham sân si mà cầu gia bị thì không thể nào có được. Ý nghĩa của “Cầu” ở trong Phật pháp là như vậy.
Hung Nguyen viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Con xin cám ơn Tuệ Tâm nhiều ạ!
Con cầu nguyện đức Từ Phụ từ bi phóng quang gia hộ cho tất cả cùng lìa khổ được vui, đồng vãng sanh Tây Phương Tịnh Độ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, bố thí cúng dường đúng là thiện nghiệp giúp người ta kiếm tiền dễ dàng hơn, chỉ có cho đi với tấm lòng chân thành mới nhận lại càng nhiều… Đệ tử nghe 1 chú bán vé số kể : mỗi ngày chú bán vé số đều bỏ ra 10 ngàn gởi ở tiệm bán gạo, khi đủ tiền chú lấy 5 – 10kg gạo chở đến bếp ăn từ thiện ở bệnh viện, mong rằng những bệnh nhân nghèo được ăn no, mặc dù chú nghèo ở nhà thuê – nhưng tấm lòng chú thật thiện lương…. Nhờ vậy mà chú ấy kiếm tiền càng ngày càng nhiều….
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Công đức bố thí lớn hay không phụ thuộc nơi Tâm người bố thí, không phải ở tài vật. Vì thế người dùng tâm thanh tịnh, tâm từ bi mà bố thí thì dù chỉ chút ít thôi, phước báo cũng vô cùng lớn lao vậy.