Chuyển đổi vận mệnh: Rộng dày, cao minh nhất trong thế gian không gì hơn thiên địa, nhật, nguyệt. Mặt trời đứng bóng rồi chênh; trăng tròn rồi khuyết, bờ cao thành hang, hang sâu thành vách núi, biển xanh biến thành ruộng dâu, ruộng dâu biến thành biển xanh. Thế gian vốn vô thường là vậy!
- Cách chữa khóc Dạ đề linh nghiệm nhất.
- Âm đức là gì.
- Thiên ma là loại ma gì
- Cách thay đổi vận mênh
- Hiểu rõ về số mệnh.
- Thập thiện nghiệp là gì.
- 10 Chuyện nhân quả báo ứng có thật
Vạn pháp trong thế gian đều là hư giả, trọn không chân thật. Như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng, như sương, như chớp, như ánh trăng trong nước. Như hoa đốm trên hư không, như ánh nước gợn khi trời nắng. Do công đức có cạn – sâu nên quả vị có cao – thấp. Hễ mê nhiễm duyên bèn sanh lên trời, sanh trong nhân gian, đọa vào Tu La, đọa trong súc sanh, đọa vào ngạ quỷ, đọa xuống địa ngục. Do tội – phước có nặng – nhẹ nên khổ – vui có dài – ngắn. Nếu là người không biết Phật pháp thì không biết phải nên làm như thế nào.
Luận về chuyển đổi vận mệnh
Xưa nay người đạo cao đức trọn vẹn nhất không ai bằng Khổng Tử. Thế mà còn bị tuyệt lương nơi đất Trần, bị vây nơi đất Khuông. Chu du liệt quốc, rốt cuộc không gặp được minh quân. Chỉ có một người con, tuổi mới năm mươi liền bị chết mất, may còn một cháu nối dõi.
Tính trở xuống thì Nhan Uyên đoản mạng, Nhiễm Bá Ngưu cũng đoản mạng, Tử Hạ bị mù. Tả Khâu Minh cũng bị mù, Khuất Nguyên tự trầm dưới sông, Tử Lộ bị bằm vụn (Tử Lộ làm quan nước Vệ. Vệ Khoái Quý và con toan chiếm nước. Tử Lộ bị chết trong nạn ấy, bị quân địch băm vụn ra).
Thế gian vô thường
Thiên địa, nhật nguyệt còn chẳng thể thường hằng bất biến, đại thánh đại hiền cũng chẳng thể chỉ có thuận không nghịch; Chỉ vui theo mạng trời thì không chuyện gì chẳng an vui. Trăm ngàn đời sau, từ thiên tử cho đến thứ dân, không ai không ngưỡng mộ. Nếu luận theo tình cảnh khi ấy, tợ hồ họ vô phước; Nhưng nếu luận trên mức độ được truyền tụng hậu thế, thì không ai có phước bằng được họ!
Người sống trong thế gian, nghĩ ngàn lối, tính muôn bề, đặt bày mọi cách, xét đến rốt ráo chẳng qua là để nuôi thân miệng, để lại của cải cho con cháu mà thôi. Nhưng thân thì vải thô cũng đủ che mình, cần gì phải lụa, là, the, đoạn? Miệng thì canh rau đủ nuốt trôi cơm, cần gì phải cá thịt, hải sản? Con cháu thì hoặc là đọc sách, hoặc cày ruộng, hoặc buôn bán tự nuôi được thân, cần chi phải cưỡng cầu chuyển đổi vận mệnh, giàu có trăm vạn?
Cổ kim phú quý như mây bay
Vả nữa, từ cổ đến nay, những kẻ mưu cầu chuyển đổi vận mệnh, phú quý muôn đời cho con cháu ai bằng Tần Thủy Hoàng. Thôn tính lục quốc, đốt sách, chôn học trò, thâu binh khí thiên hạ đúc thành chuông lớn. Không chuyện gì chẳng nhằm làm cho nhân dân ngu yếu chẳng thể nổi dậy. Nào biết Trần Thiệp vừa khởi, quần hùng đua nhau cát cứ. Sau khi nhất thống chưa đầy mười hai mười ba năm bèn đến nỗi thân chết nước tan, con cháu bị giết sạch hết, khác nào cắt cỏ trừ rễ, nào còn sót gì? Đấy là muốn cho con cháu yên vui, lại đến nỗi làm chúng mau chết sạch!
Thời Hán Hiến Đế, Tào Tháo làm Thừa Tướng, chuyên đoạt uy quyền, những việc hắn làm không gì chẳng nhằm làm suy yếu quyền thế nhà vua, tăng thêm quyền lực cho bản thân; Muốn khi mình chết đi, con mình sẽ làm vua. Kịp đến khi chết đi, Tào Phi bèn soán ngôi. Xác cha chưa liệm, Tào Phi đã dời hết cả phi tần đưa sang cung mình.
Tháo chết đi, mãi mãi đọa trong ác đạo, đến hơn một ngàn bốn trăm năm sau. Nhằm đời Càn Long nhà Thanh, tại Tô Châu có người giết heo, moi gan phổi ra, thấy đề hai chữ Tào Tháo. Xóm giềng có kẻ trông thấy sợ hãi vô cùng, liền lập tức xuất gia, pháp danh là Phật An. Ông này nhất tâm niệm Phật liền được vãng sanh Tây Phương. Chuyện này được ghi trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục.
Lạ lùng thay kiếp nhân sinh
Ôi! Tào Tháo phí sạch tâm cơ, vì con bày mưu. Dù làm hoàng đế nhưng chỉ được bốn mươi lăm năm, nước liền diệt vong. Nhưng hằng ngày cùng Tây Thục, Đông Ngô tranh chấp, có ngày nào được an lạc đâu? Sau đó, như hai nhà Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy và Lương. Đường, Tấn, Hán, Châu thời Ngũ Đại đều chẳng dài lâu. Tựu trung, chỉ có nhà Đông Tấn dài nhất, cũng chỉ được 103 năm. Những triều đại khác hoặc hai ba năm, hoặc tám chín năm, mười, hai mươi năm, bốn mươi, năm mươi năm liền bị diệt vong.
Đấy chỉ mới kể những triều đại chánh thống. Còn những kẻ chiếm cứ bừa bãi, tiếm xưng ngụy quốc, số lượng càng nhiều, thời gian tồn tại càng ngắn hơn nữa. Xét đến cái tâm ban đầu, không ai không muốn chuyển đổi vận mệnh để cho con cháu được phú quý. Nhìn vào hiệu quả thật sự, trái lại khiến cho con cháu gặp phải kiếp nạn tru lục, diệt môn tuyệt hộ!
Dù quý như thiên tử, giàu khắp bốn biển, còn chẳng thể khiến cho con cháu đời đời hưởng phước. Huống hồ kẻ phàm phu hèn mọn. Từ vô lượng kiếp đến nay đã tạo ác nghiệp dầy hơn đại địa. Sâu quá biển cả, há có thể giữ cho gia đạo thường hưng thạnh, có phước không tai ương được ư?
Luận về vận mệnh con người
Kinh dạy: “Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Bồ Tát sợ gặp ác quả nên đoạn trừ sẵn ác nhân. Do vậy, tội chướng tiêu diệt, công đức viên mãn, mãi cho đến khi thành Phật mới thôi. Chúng sanh thường gây nhân ác, muốn tránh quả ác, như dưới mặt trời toan trốn bóng, uổng công nhọc nhằn rong ruổi! Thường thấy kẻ ngu vô tri vừa làm chút điều lành nhỏ nhoi bèn mong phước to. Vừa gặp nghịch cảnh bèn nói làm thiện mắc họa, không có nhân quả. Từ đó, lui hối cái tâm ban đầu, quay ngược lại phỉ báng Phật pháp. Nào biết ý chỉ sâu huyền “báo thông ba đời, chuyển biến do tâm”!
“Báo thông ba đời” có nghĩa là đời này làm thiện, làm ác; Ngay đời này được phước, mắc họa, đó gọi là Hiện Báo.
Đời này làm thiện, làm ác, ngay trong đời sau hưởng phước, mắc họa, đó gọi là Sanh Báo.
Đời này làm thiện, làm ác, đến đời thứ ba, hoặc đời thứ tư, hoặc mười, trăm, ngàn vạn đời, hoặc đến vô lượng vô biên kiếp sau mới hưởng phước, mắc họa, đó gọi là Hậu Báo. Hậu Báo sớm – trễ không nhất định. Hễ gây nghiệp quyết định không thể không thọ báo.
Chuyển nghiệp
“Chuyển biến do tâm” là ví như có người tạo ác nghiệp, sẽ vĩnh viễn đọa địa ngục, chịu khổ bao kiếp dài lâu. Về sau, người ấy sanh lòng hổ thẹn lớn lao, phát đại Bồ Đề tâm. Cải ác tu thiện, tụng kinh niệm Phật, tự hành dạy người, cầu sanh Tây Phương.
Do vậy, đời này hoặc bị người khác khinh rẻ, hoặc bị chút bệnh khổ. Hoặc bị bần cùng đôi chút, hoặc gặp hết thảy chuyện chẳng như ý. Cái nghiệp vĩnh viễn đọa địa ngục bao kiếp chịu khổ dài lâu đã trót tạo trước kia nay liền tiêu diệt. Lại còn có thể liễu sanh thoát tử, siêu phàm nhập thánh. Kinh Kim Cang dạy: “Nếu có người thọ trì kinh này, bị người khác khinh rẻ là do tội nghiệp đời trước của người ấy đáng lẽ đọa ác đạo. Vì đời này bị người khác khinh rẻ nên tội nghiệp đời trước bèn tiêu diệt, sẽ đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”. Đấy chính là ý nghĩa “chuyển biến do tâm” vậy.
Làm thế nào để chuyển đổi vận mệnh, khi mà mới gặp chút tai ương, nếu không oán trời thì cũng trách người. Trọn chẳng có ý tưởng trả nợ, sanh lòng hối tội. Phải biết: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Trồng cỏ dại chẳng thể được hạt thóc ngon, trồng gai góc mong chi thóc nếp! Làm ác mà được phước là do đời trước tài bồi sâu xa. Nếu không làm ác, phước còn lớn hơn nữa! Ví như con cháu nhà giàu có, ăn uống phung phí, xài vàng như đất, nhưng không đến nỗi đói rét là do vàng nhiều. Nếu cứ ngày ngày như thế, dẫu giàu có đến trăm vạn, chẳng mấy năm sẽ nhà tan người chết, hết sạch sành sanh!
Vì sao làm lành mắc họa
Làm lành mắc họa là do tội nghiệp đời trước sâu dày. Nếu không làm lành, tai ương càng lớn hơn. Ví như kẻ phạm tội nặng, chưa kịp xử phạt, lại lập công nhỏ; Do công nhỏ nên chưa được tha hoàn toàn, đổi tội nặng thành tội nhẹ. Nếu có thể ngày ngày lập công, do công nhiều thành lớn nên tội hết, được tha miễn. Lại còn được phong hầu bái tướng, thế tập tước vị, tồn tại mãi cùng đất nước.
Đại trượng phu sống trong thế gian, nên có tri kiến vượt trội, há để vật ngoài thân phiền lụy, hủy hoại thân mình. Ví như vàng ngọc đầy nhà, cường đạo lại cướp, chỉ nên bỏ đó trốn lẹ, há nên giữ của đợi chết ư? Bởi lẽ vàng ngọc tuy quý, nhưng so với thân mạng vẫn hèn kém hơn! Đã chẳng thể toàn vẹn đôi bề, chỉ có thể bỏ vàng ngọc để toàn thân mạng. Tài vật hao tổn, buồn xuông ích gì?
Chỉ nên tùy duyên sống qua ngày, dốc hết sức niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Đời vị lai, vĩnh viễn lìa khỏi các khổ, chỉ hưởng các sự vui. Như thế thì do nghịch cảnh này, bèn thành đạo vô thượng. Phải cảm ân, báo đức còn không xuể; há lại oán hận, buồn phiền như thế chăng?
Cách chuyển đổi vận mệnh con người
Làm thế nào để chuyển đổi vận mệnh của mình? Câu hỏi này không phải của riêng ai. Nếu bạn đang tìm cách chuyển đổi vận mệnh, hoặc thay đổi vận mệnh của mình thì nên biết điều này. Mỗi người khi sinh ra đều đã có một số mệnh, gần như đã định sẵn mọi thứ. Tuy vậy, thế gian có hai hạng người không chịu sự câu thúc của số mệnh: Người đại thiện và người cùng hung cực ác. Phương pháp để thay đổi vận mệnh là: Tự chuyển mình vào một trong hai hạng người trên, ngoài ra không có cách nào khác.
Thế nào là cực ác
Ta thường nghĩ người ác, đại khái là: Loại cướp của giết người; Loại bất hiếu với mẹ cha hoặc phường Xã hội đen vô đức. Đúng, nhưng chưa đủ đâu. Có một loại kinh khủng hơn thế nhiều, gọi là cùng hung cực ác, họ đây: Sản xuất và cung cấp các loại ma túy; Sản xuất hoặc truyền bá tranh ảnh, phim khiêu dâm, chuyện khiêu dâm; Cổ súy phá thai. Truyền bá tà đạo hoặc truyền bá những lối sống phi đạo đức.
Những thành phần này, không cần nói bạn cũng biết: Hậu quả thảm khốc mà chúng gây ra cho xã hội, cho chúng ta và cả con em chúng ta.
Thế nào là Cực thiện
Ta thường hiểu nôm na, người thiện là những người: Biết giúp đỡ người khác, không làm hại ai, không dối gạt người. Hoặc lễ phép kính trên nhường dưới, hoặc thương người nghèo khó sa cơ, hoặc hay làm từ thiện…Tuệ Tâm trước cũng nghĩ vậy, nhưng sự thật đôi khi không phải như những gì ta nghĩ. Nhiều người cư xử tốt với người ngoài nhưng với người thân thì rất tệ, hoặc ngược lại. Hoặc đâu đó trên báo chí, ta vẫn thấy có người bòn rút tiền từ thiện…Vậy nên, thiện ấy chưa phải là Đại thiện, chưa phải là chân thật thiện.
Cách phân biệt thiện ác
Xưa có một nhóm các nho sinh đến tham vấn Trung Phong Hòa thượng, thưa hỏi rằng:
“Nhà Phật đưa ra thuyết nhân quả báo ứng như bóng theo hình, nhưng nay thấy người kia làm việc thiện mà con cháu họ không được hưng thịnh. Lại thấy người nọ làm việc ác mà con cháu họ sung túc thịnh vượng. Như vậy, thuyết của nhà Phật thật chẳng lấy gì làm bằng cứ cả.”
Hòa thường trả lời:” Khi cảm xúc trần tục chưa dứt sạch thì con mắt chân chính chưa thể khai mở. Đối với việc thiện mà xem là ác, đối với việc ác lại xem là thiện. Sao các ông không tự trách chỗ thấy biết điên đảo sai lầm của mình mà ngược lại oán trách sự báo ứng của đạo Phật, cho là sai lệch.”
Phàm bạn làm bất cứ việc gì, dù có người bảo không đúng, mà mang lại lợi ích cho người khác thì gọi là thiện. Còn nếu việc chỉ vì lợi ích của riêng cho bản thân thì đều gọi là ác. Phân biệt thiện hay ác là ở chỗ này.
Cách chuyển đổi vận mệnh – Thực hành
Hãy học Liễu Phàm Tiên Sinh ( An Sĩ Toàn Thư), xem như ta đã chết từ ngày hôm qua. Bắt đầu từ hôm nay ta sẽ sống cuộc đời hoàn toàn mới. Hết thảy những xấu xa, ích kỷ, hại người…coi như đã chết cùng ta ngày hôm trước. Từ hôm nay ta sẽ sống thiện, nhưng ta cũng cần biết: Không có việc làm thiện nào lớn bằng việc tâm bạn luôn nghĩ thiện. Nhớ nhé, tâm thiện tạo phước đức hơn vạn lần so với việc bạn làm từ thiện hay bố thí.
Khi chợt nhớ ra một việc xấu mình từng làm, hãy khởi tâm sám hối ngay. Bạn không nhìn thấy, nhưng trong vô hình có đổi thay: Khi bạn phát tâm sám hối, sớm hay muộn, mọi tỗi lỗi đều được tha thứ.
Nên âm thầm làm những việc có ích cho người, đừng để ai hay biết, đó chính là Âm Đức.
Niệm Phật! Tất nhiên rồi! Không có cách nào tiêu tội, tiêu nghiệp và tăng phước đức bằng niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Hãy đẩy nhanh quá trình chuyển đổi vận mệnh của mình bằng niệm Phật.
Sẽ rất nhanh thôi, nếu thực hành một cách chân thực, bạn sẽ thay đổi vận mệnh của mình. Có thành quả rồi nhớ mời Tuệ Tâm tôi một ly cafe nhé!
( Cách chuyển đổi vận mệnh – Ấn Quang Văn Sao).
Tuệ Tâm 2019.
Nguyễn Tiệp viết
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nhất định sẽ mời thầy Tuệ Tâm 1 ly cafe.
Hãy đợi thành quả của con.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Ngọc viết
Nên âm thầm làm những việc có ích cho người, đừng để ai hay biết, đó chính là Âm Đức.
Mặc dù khá khó nhưng con sẽ cố cho thầy dui nha !!!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Cung Kính viết
“Tuy vậy, thế gian có hai hạng người không chịu sự câu thúc của số mệnh: Người đại thiện và người cùng hung cực ác. Phương pháp để thay đổi vận mệnh là: Tự chuyển mình vào một trong hai hạng người trên, ngoài ra không có cách nào khác.”
Tinh chuyên niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ chính là việc vượt trội hơn hết thảy các việc đại thiện vậy!
Nam mô A di đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Diệu Tịnh viết
Nam Mô A Di Đà Phật!
Quá hay!! Thật hoan hỉ!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật