Những người không biết gì về giáo lý, chẳng biết nhất tâm bất loạn là chi, chẳng biết Tam muội hiện tiền là gì, chỉ nhất hướng chuyên xưng danh hiệu của đức Phật A Di Đà…Lạ lùng thay, họ lại chính là những người dễ Vãng Sanh bậc nhất. Câu chuyện bà Thôi niệm Phật để lại Xá lợi lưỡi hình hoa Sen dưới đây là một điển hình vậy!
BÀ THÔI LÀM KỆ, LƯỠI NHƯ HOA SEN
Vào thời nhà Tống, ở Đông Bình, có bà vú già tên Lương Thôi, người Huy Châu, là nhũ mẫu của Tuyên Nghĩa Lan Nguyên Minh. Hàng ngày bà ăn chay, là người rất dốt nát, bà không biết tranh hơn thua với người cùng lứa. Chủ nhà Triệu phu nhân là người học Thiền, bà Thôi sớm tối ở bên cạnh, chỉ hết lòng thành kính niệm Phật A Di Đà. Bà không lần chuỗi nhưng niệm Phật không ngừng nghỉ, không biết bao nhiêu nghìn muôn câu.
Niên hiệu Triệu Hưng 18 năm 1148, bà 72 tuổi, mắc bệnh nặng nằm trên giường, bà càng dốc lòng niệm Phật nhiều hơn. Một hôm bà như vô sự bỗng nhiên hát lên bài kệ:
Đường đến Tây Phương dễ tu hành
Trên không vướng núi, dưới không hầm
Khi đi khỏi phải mang giầy vớ
Dưới chân từng bước hoa sen xanh
Bà hát ngâm bài kệ trên không ngớt. Mọi người hỏi bà:
– Ai làm kệ này?
Bà đáp:
– Tôi làm.
Mọi người lại hỏi:
– Khi nào bà đi?
Bà đáp:
– Giờ Thân.
Quả đúng như thế, qua giờ Thân ngày mồng 5 tháng 10, bà mất. Mọi người làm tang lễ cho bà và hỏa táng. Khi thiêu xong, lưỡi bà còn nguyên vẹn như hoa sen.
(Nguyên Minh là bạn rể của tôi.)
(Di chuyên chí quyển 9 – Tịnh Độ Thánh Hiền Lục)
Lời bình:
Kinh Đại Tập ghi: “Nếu người chỉ niệm A Di Đà, danh hiệu này là Thiền thâm diệu vô thượng”.
Cổ Đức dạy: “Một câu Di Đà không niệm khác, chẳng nhọc phút chốc đến Tây Phương”.
Lại dạy: “Pháp môn vi diệu tùy duyên mở, dạy chúng hữu tình được đông nhiều. Thánh đạo môn nhiều điều khổ nhọc, Tây Phương bằng phẳng thẳng một đường”.
Vũ Thị Hương viết
Nam mô A Di Đà Phật
Cung Kính viết
NIỆM PHẬT THUỘC VỀ ĐỊNH THIỆN HAY LÀ TÁN THIỆN?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Tông
Người dịch: Hành Giả Tịnh Độ
———————
Trong Quán kinh, Định và Tán chỉ cho căn cơ chúng sanh. Ý nghĩa tầng cạn là, căn cơ định thiện có thể thực hành mười ba định quán, căn có tán thiện có thể thực hành tam phước cửu phẩm. Ý nghĩa tầng sâu hơn là, thông qua mười ba pháp quán, tam phước cửu phẩm, quay về với hạnh nhất hướng chuyên xưng.
Cho nên, bản thân nhất hướng chuyên xưng, “chẳng phải định chẳng phải tán, nhiếp định nhiếp tán, siêu định siêu tán”. Chúng ta niệm Phật, không thể dùng định thiện để tu hành, cũng không thể dùng tán thiện để tu hành. Bản nguyện xưng danh, có nhất định là định thiện không? Có nhất định là tán thiện không? Không phải. “Chẳng phải định chẳng phải tán”; “nhiếp định nhiếp tán”, nhiếp thọ căn cơ định thiện, cũng nhiếp thọ căn cơ tán thiện; “siêu định siêu tán”, siêu việt công năng định thiện, siêu việt công năng tán thiện.
Ví dụ như: Hành khách ngồi trên xe, hành khách có nam nữ già trẻ, xe có nam nữ già trẻ không? Căn cơ của định thiện, tán thiện là hành khách; niệm Nam-mô A-di-đà Phật, đây chính là xe. Chúng ta xưng danh, không thể nói là định hay là tán, nó là siêu việt. Tất cả người thuộc căn cơ định thiện, tán thiện, đều có thể đến niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Hành pháp niệm Phật siêu việt định thiện, tán thiện, giống như xe mà chúng ta đang ngồi siêu việt nam nữ già trẻ. Bởi vì nương nguyện vãng sanh, là đến nương dựa vào. Căn cơ định thiện có thể nương vào nguyện lực Phật, xưng danh hiệu Phật vãng sanh, căn cơ tán thiện cũng có thể nương vào nguyện lực Phật, xưng danh hiệu Phật vãng sanh. Thế nên, xưng danh hiệu Phật, nương vào nguyện lực Phật, siêu việt căn cơ chúng sanh. Đó là một pháp, dùng pháp này để nhiếp thọ chúng sanh, làm lợi ích chúng sanh, khiến chúng sanh nương vào xe, vãng sanh Tây phương. Giống như chiếc xe, hành khách nam hay nữ, già hay trẻ không bị phân biệt, hạn chế, mà có thể nhiếp thọ tất cả họ.
Câu danh hiệu này cũng như vậy, không thể coi đó là định thiện hoặc là tán thiện. Nếu coi là định thiện, tán thiện, khi chúng ta niệm Phật sẽ theo đuổi tâm cảnh, “chúng ta phải thiền định nhất tâm”, hay là “công đức thiện căn niệm Phật của chúng ta rất lớn”, như thế coi công năng siêu việt định tán của câu danh hiệu này thành định thiện, tán thiện, cùng chất liệu, giống như giảm giá, thì không phải tu hành tương ưng như thật được.
Bởi vậy, giáo lí từ định tán quay về với hạnh niệm Phật. Bản thân hạnh niệm Phật, là cao hơn, căn bản hơn nữa.
Nam-mô A-di-đà Phật.