Chăm sóc sức khỏe tinh thần là chìa khóa quyết định chất lượng cuộc sống của con người. Sức khỏe của con người được cấu thành bởi hai chủng tử: Thân thể và Tinh thần. Thông thường, ta chỉ biết cách chăm sóc sức khỏe cho “thân” mà chưa chưa từng biết rằng cần phải chăm sóc sức khỏe cho một thứ quan trọng hơn thế: Sức khỏe cho “tâm”, hay còn gọi là sức khỏe tinh thần. Sức khỏe của tâm quan trọng và quyết định sức khỏe của thân. Cho nên “thân” ta lành lặn khỏe mạnh, nhưng chưa chắc “tâm” đã khỏe, nhưng nếu “tâm” ta ốm yếu thì “thân” ta chắc chắn sẽ bệnh!
Bằng cách tập thể dục, thuốc bổ và dinh dưỡng…ta nghĩ rằng mình sẽ khỏe mạnh, không ốm đau. Nhưng sự thực không phải thế! Sức khỏe tinh thần, tức cái “Tâm” của ta khỏe mạnh mới quyết định “Thân” khỏe mạnh hay ốm đau. Tinh thần, hay cái “nội Tâm” ta tích cực thì cuộc sống an vui, không bệnh tật. Còn tinh thần tiêu cực thì cuộc sống của ta luôn bức bách không yên, bệnh tật không sớm thì muộn cũng sinh ra.
Cho nên Phật dạy “vạn pháp duy tâm tạo”, cổ nhân cũng bảo “tâm sanh bệnh”…đều không phải là chuyện ngẫu nhiên. Ví như người người thường xuyên lo lắng sẽ mắc bệnh đau dạ dày. Người thường nóng giận không sớm thì muộn cũng bị cao huyết áp….
*
- Dấu hiệu người đắc quả Tu Đà Hoàn.
- Con người sinh ra để làm gì.
- Bát khổ là gì.
- Linh hồn người chết là gì.
- Vì sao cuộc đời là bể khổ
- Tam độc Tham Sân Si là gì.
- Dấu hiệu người đắc quả A La Hán.
Sức Khỏe Tinh Thần là gì
Tinh thần còn gọi là Nội Tâm, sức khỏe tinh thần nghĩa là sức khỏe nội tâm của ta. Người luôn bình tĩnh, lạc quan và vui vẻ trong mọi hoàn cảnh thì gọi là người có sức khỏe tinh thần tốt. Ngược lại, người luôn lo lắng, bất an, sợ hãi, tức giận cáu gắt thì gọi là người có sức khỏe tinh thần xấu.
Tin xấu là với phần lớn người trên thế gian, loại sức khỏe nghe lạ tai này, đều ở mức xấu và rất xấu. Nếu bạn tĩnh tâm suy nghiệm sẽ thấy cuộc sống thường vui ít buồn nhiều. Gia đình nào cũng phiền não liên miên không dứt. Vậy nên ngày nay những bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, hoang tưởng, tâm thần…có xu hướng tăng mạnh khắp nơi trên thế giới.
Tin tốt là bạn hoàn toàn có thể tập luyện để có một tinh thần khỏe mạnh, thông qua một số phương pháp đơn giản để tịnh hóa thân tâm.
Chúng ta đã chăm sóc sức khỏe tinh thần tệ hại như thế nào
Thay vì giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, ta lại tự mình đầu độc tâm ta bởi vô số điều tưởng như quan trọng, nhưng lại thường vặt vãnh đến mức buồn cười. Hãy xem chúng ta đã chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình một cách tệ hại đến mức nào:
Ấm ức
“Ngày nọ, mẹ tôi mắng tôi rất oan ức, tôi đau đớn và khóc. Sau đó, mỗi lần tôi kể lại cho người khác nghe, tôi cảm thấy đau đớn rồi khóc lần nữa. Thậm chí, khi không có ai bên cạnh để kể, tôi đã nhớ và “sống” lại cảnh tượng, lời nói, cảm xúc lúc mẹ tôi mắng. Rồi tôi đau đớn và khóc như sự việc vừa mới xảy ra. Sau hai tuần, tôi đã đau khổ và khóc lóc tổng cộng mười tám lần! Nếu tư tưởng trên theo tôi đến hết cuộc đời còn lại thì không biết sẽ còn bao nhiêu lần đau đớn và khóc lóc nữa. Trên thực tế thì trong quá khứ, mẹ tôi mắng tôi chỉ một lần mà thôi”.
“Cha tôi dạy con rất nghiêm khắc. Chúng tôi trưởng thành được như hôm nay chính là nhờ cái roi của cha mình. Nhà có hai anh em, và từ bé, cha tôi luôn dùng phương châm: Đánh thằng anh để dạy thằng em. Vì thế suốt một thời niên thiếu, anh luôn chịu nhiều roi hơn tôi. Điều ấy khiến anh luôn nghĩ: Cha thương và yêu em hơn mình. Một niệm chấp chặt trong tâm thức ấy, đi theo anh hết hơn nửa đời người. Ngay cả khi lập gia đình, có con và hiểu được tình thương của cha mẹ là bình đẳng, anh vẫn ấm ức kể lại mỗi khi quá chén.
Bạn thấy có lạ lùng không? Nhận ra một niệm lầm lạc mà người ta không cách chi buông bỏ được. Không biết những chuyện tương tự, nếu ta không nhận ra mình lầm, thì còn bị chúng dày vò đến mức nào nữa?! “
Buồn đau
“Lúc vợ chồng còn trẻ, chồng bà ấy có lăng nhăng tình cảm với một cô bạn. Sau lỗi lầm đó ông ấy đã sửa đổi. Ông trở thành một người chồng tốt, chung thủy và thương yêu vợ hết mực. Tuy nhiên, bà cứ nhớ và nhắc lại chuyện cũ, rồi đau lòng, khóc lóc như vậy suốt bốn mươi năm chung sống. Ngay cả sau khi ông đã mất, trí của bà vẫn không thể xóa nhòa những ký ức đau buồn kia. Mỗi lần ra thăm mộ, bà vẫn tiếp tục hồi tưởng lại chuyện cũ… Mãi cho đến bây giờ, ký ức ấy vẫn xuất hiện mỗi khi bà đi viếng mộ ông.”
Lo lắng bất an
Bà ấy lúc nào cũng đau khổ vì chuyện gì đó đã xảy ra hoặc không xảy ra trong quá khứ. Còn ông ấy thì không ngừng lo lắng về những chuyện chưa xảy ra hoặc có khả năng sẽ xảy ra trong tương lai. Họ hình như đã quên việc sống cho hiện tại.
Có lẽ bà ấy sẽ hết đau khổ nếu bà nhận thức ra rằng: Cho dù có muốn mấy đi nữa, bà cũng không thể trở về quá khứ để thay đổi được một điều gì cả. Còn ông ấy thì có lẽ cũng sẽ bớt phiền não nếu ông hiểu rằng: Đối với những gì có thể xảy ra hay không xảy ra trong tương lai, ông có lo âu hay không cũng chẳng hề ảnh hưởng hay thay đổi được gì. Sự lo âu chỉ có hại cho chính bản thân người đang lo mà thôi”.
Sợ hãi mơ hồ
“Những năm tháng trước đây tôi sống trong tình cảnh rất nghèo đói. Chúng tôi thường xuyên thiếu ăn. Giờ thì cuộc sống khá dễ chịu và luôn dư thừa thực phẩm. Thế nhưng tôi vẫn luôn nhớ lại cái cảm giác đói khổ và kinh sợ nó. Cho đến nay, khi ngồi trước một bữa ăn thịnh soạn bày ra trước mặt, tôi chợt nhớ lại lúc thiếu thức ăn. Tôi vẫn lo sợ rằng trong tương lai biết đâu có ngày bất ngờ sẽ bị đói trở lại… Tôi cứ miên man lo lắng về hai chữ “biết đâu…” Tôi cố gắng ăn tiếp nhưng thức ăn bây giờ đã không còn mùi vị gì nữa”.
Tiếc nuối
Tôi sẵn lòng hy sinh và gạt bỏ những ham muốn riêng để xây dựng tương lai. Vì bản thân tôi và gia đình cần trăm thứ phải chi tiêu. Tôi làm việc hết lòng hết sức cho mục tiêu của mình. Giờ đây tôi đã đạt đến cái “tương lai” đó. Tôi nhìn lại và nuối tiếc khi thấy tuổi thơ của con cái đã qua rồi, tuổi thanh xuân của người bạn đời cũng đã mất. Sức khoẻ của tôi không còn đủ để vui hưởng cuộc sống gia đình nồng nhiệt, ấm cúng. Những “hiện tại” tôi bỏ quên giờ đây đã trở thành quá khứ”.
Sức khỏe tinh thần mang đến lợi ích thế nào.
Khi tinh thần của bạn khỏe mạnh, nó phát ra xung quanh một trường năng lượng an lành. Đây là lý do tại sao người ta yêu quý và thường muốn gần gũi những người lạc quan. Là lý do tại sao người ta cảm thấy tin tưởng những người luôn bình tĩnh. Người giữ được tâm tịch tĩnh thì nóng giận không sanh khởi. Mà kiềm được cơn giận ắt họa chẳng đến nơi thân. Vì tâm bình an nên thân khỏe mạnh, cuộc sống ít phiền não. Lại được người xung quanh yêu quý, tin cậy nên công việc thuận lợi, sự nghiệp hanh thông. Một cái tâm tịch tĩnh đem lại vô biên lợi lạc như thế, nhưng tiếc thay rất hiếm người nhận ra.
Năm xưa, Hòa Thượng Hư Vân trên đường hành cước gặp một thổ phỉ. Tên ấy dương súng chĩa vào ngực Ngài hỏi: “Thầy đi đâu, nói nhanh không tôi bắn”.
Hòa Thượng nhìn tay ấy bảo: “Nếu phải chết trong tay ông thì cứ bắn.”
Thổ phỉ thấy Ngài thần sắc không đổi liền bảo: “Rất tốt, ông đi đi”.
Nếu như lúc ấy Hòa Thượng mà sợ hãi bỏ chạy, ắt đã lĩnh ít viên đạn mất rồi.
Lại chuyện một Thiền sư người Nhật: Ngày nọ, một phụ nữ mang thai đi cùng gia đình đến ngôi chùa gần nhà. Người phụ nữ chỉ vào Thiền sư và vu cáo rằng: Thiền sư chính là cha của bào thai trong bụng cô. Gia đình cô không tiếc lời la mắng thiền sư về những “tội lỗi” của ông.
*
Vị thiền sư lắng nghe một cách nhẫn nại và bảo họ: “Thế à!”
Họ ra về để rồi trở lại mấy tháng sau với một hài nhi và bỏ nó lại cho ông nuôi. Một lần nữa, ông đáp: “Thế à!” rồi nhận đứa nhỏ.
Vài năm sau, họ trở lại để xin lỗi ông về sự lầm lẫn của họ và đem đứa bé đi. Vị thiền sư một lần nữa điềm đạm đáp: “Thế à!” khi nhìn họ đem đứa bé đi.”
Chao ôi, người xưa xả tâm như thế nên lúc nào cũng được an yên. Còn ngày nay, chúng ta thân tâm loạn động, tinh thần yếu kém. Một việc trái ý nhỏ cũng nộ khí xung thiên. Một cái nhìn bâng quơ cũng lấy đi một mạng người với lý do nhìn đểu. Cha con, anh em, bạn bè, vì chút lợi danh mà lừa gạt, giết hại lẫn nhau. Vợ chồng chỉ vì chút mâu thuẫn mà dày vò nhau năm này qua tháng nọ…Hết thảy, đều là vì chỉ biết lo cái thân mình khỏe mạnh, mà chẳng biết chăm sóc sức khỏe cho tinh thần.
Ta mải miết kiếm tìm hạnh phúc nhưng không bao giờ có được. Ấy là vì ta chỉ tìm ở bên ngoài, chớ chẳng biết nó ở bên trong. Tinh thần lạc quan vui vẻ thì đó là hạnh phúc. Còn như giận hờn sầu muộn, có ngồi biệt thự, ăn bát vàng cũng chỉ toàn phiền não khổ đau.
*
Như phụ nữ ham sắc đẹp, dùng đủ loại son phấn, dưỡng da, thực phẩm, spa…Họ chẳng bao giờ biết được rằng: Cái đẹp của người phụ nữ do tâm phát ra, chớ chẳng phải ở son phấn hay trang phục bên ngoài. Vì thế, nếu tâm thiện lương phúc hậu thì khuôn mặt luôn rạng rỡ, còn như giữ cái tâm sân hận, hẹp hòi, ích kỷ thì mọi phương pháp làm đẹp chỉ tốn tiền chớ chẳng có ích chi.
Người giữ được tâm bình an thanh tịnh thì thân khỏe mạnh không tật bệnh. Còn như giữ tâm sân si buồn nản, dẫu có dùng thuốc tiên nó vẫn bệnh như thường. Lại khi có bệnh, người lạc quan vui vẻ thì bệnh khỏi rất nhanh, kẻ bi quan sầu thảm thì bệnh dây dưa khó dứt.
Cách chăm sóc sức khỏe tinh thần
Cái thân thể của ta cần có thức ăn để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng: Tinh thần cũng cần phải có thức ăn, chỉ khác là thức ăn cho tình thần không có hình tướng mà thôi. Thức ăn cho tinh thần có hai dạng: Thanh lương và Độc hại.
Điều kỳ lạ là ngày nay, chúng ta có khuynh hướng dùng những thức ăn độc hại. Cứ nhìn con số hơn 200,000 người theo dõi một cuộc livestream, với vô vàn lời chửi mắng, tiêu cực của một doanh nhân nổi tiếng trước đây thì biết. Ngần ấy con người, trong nhiều buổi tối sân si, đã phát lên không gian một trường năng lượng tiêu cực khổng lồ. Và kết cục cho màn luân vũ đốt phước bằng khẩu nghiệp ấy: Doanh nhân bị bắt tạm giam, chưa biết ngày được xét xử!
Cho nên, cách chăm sóc sức khỏe tinh thần tốt nhất là bạn nên cho “nó” ăn những thức ăn thanh lương, tốt đẹp. Vậy chăm sóc sức khỏe tinh thần như thế nào?
*
- Hãy tập trung vào những điều mang đến cho bạn cảm xúc tốt như: Hạnh phúc, tình yêu thương, và vui vẻ. Đừng để tâm mình bị chìm đắm trong các cảm xúc tiêu cực như: Tức giận, ganh tỵ, buồn bã, sợ hãi, đau đớn, lo lắng, cay đắng, đau thương, tiếc thương, thù oán, căm ghét, khinh bỉ, cô đơn, v.v.
- Hãy suy nghĩ và làm những công việc nào mang đến cho bạn cảm giác: An bình, đầy đủ và hài hòa. Tránh xa những vấn đề liên quan đến: Bạo lực, cần nơi người khác đáp ứng, hoang mang, hoảng loạn, bối rối hồi hộp, trốn chạy, thiếu thốn, tuyệt vọng, lo sợ, trầm cảm, v.v…
- Hãy luôn để tâm mình khởi lên thiện niệm khi ứng xử với người, như: Thân ái, bao dung và từ bi. Tránh xa việc giao tiếp bằng những việc như: Sự kềm chế và áp đặt người khác. Không phán xét, phê bình, nhục mạ, tấn công, ngược đãi, than phiền, cằn nhằn, hạ nhục v.v…
Chúng ta sanh trong cõi ngũ trược ác thế này, tâm ai nấy đều tham sân si lừng lẫy. Nói luôn dễ hơn làm, nhưng khó làm không có nghĩa là ta không làm được. Đa phần những điều bám chấp khiến tinh thần ta trở nên tiêu cực đều có nhân duyên, không có gì tự nhiên cả. Nếu bạn biết được nguyên nhân ắt sẽ phá được chấp mà thôi. Nay ta thử truy xuất một ít nguyên nhân phổ biến nhất khiến tinh thần của ta tiêu cực bất an:
1. Tôi không có được những gì tôi muốn hay tôi cần.
Ai cũng có mong cầu, mà thường thì mong cầu hiếm khi được toại nguyện. Cho nên chúng ta đau khổ phần lớn là do luôn mong cầu. Nếu biết đủ thì hạnh phúc nào có ở đâu xa? Ví như một đứa trẻ bị mất chân, mơ ước lớn nhất của nó chỉ là điều mà bạn luôn sử dụng hằng ngày: Có một đôi chân lành lặn để đi khắp muôn nơi. Một người mù bẩm sinh, mơ ước lớn nhất của họ, với bạn có khi chỉ là việc tầm thường: Được một lần nhìn thấy mặt cha mẹ, người thân. Cho nên bớt mong cầu thì bớt phiền não. Không phiền não thì tinh thần lúc nào chẳng được an yên?
2. Có người làm điều không tốt đối với tôi.
Thì bạn cũng thường xuyên làm điều đó với người khác kia mà. Nếu bạn sống tốt với người ta, chẳng nhẽ họ lại tìm cách hại bạn đó ư? Mà cho dù họ có lấy oán báo ân đi chăng nữa, bạn cũng cần biết rằng: Tất cả mọi sự đều có nhân duyên và do nhân quả chi phối. Không có gì là tự nhiên xảy ra cả. Nếu kiếp trước bạn chẳng nợ nần, lừa lọc, làm hại người ta, thì kiếp này đâu chi gánh quả báo ấy. Nếu nhận thức được điều này thì họ có đối xấu với ta thế nào đi chăng nữa, ta cũng không thấy khổ não gì. Do biết mình trả nợ cho họ vậy!
3. Có người không làm cho tôi những việc mà đúng ra họ nên làm.
Việc ai nấy làm, mình phải chủ động mọi thứ trong cuộc sống của mình. Đừng bao giời lôi trách nhiệm, nghĩa vụ ra mà bắt người khác làm thay cho mình. Ví như anh giàu em nghèo. Anh thấy thương em thì giúp đỡ, còn không giúp thì thôi. Đừng oán hận vì anh mình giàu có mà chẳng giúp mình. Đấy không phải là trách nhiệm của anh ấy!
4. Sự việc xảy ra không đúng như ý tôi muốn.
Đây là chuyện thường ngày ở huyện. Chuyện bất như ý ai cũng thế chớ đâu chỉ riêng mình. Mà thiên hạ họ có lo âu sầu thảm như mình đâu? Dù bất như ý, họ vẫn chấp nhận để vươn lên đó thôi. Cái muốn của con người thì vô lượng vô biên. Việc gì cũng đúng ý của mình, thật chẳng bao giờ có!
5. Tôi luôn sống trong sự sợ hãi canh cánh là sẽ phải mất một người hay một vật nào đó.
Phật dạy: “Mạng người dài như hơi thở và kiếp người vô thường, như huyễn như mộng.” Một hơi hít vào chẳng thở ra, một hơi thở ra chẳng hít vào, sang giàu, nghèo khó cũng như nhau. Bởi vô thường nên ta sống hôm nay thì biết hôm nay thôi, nào ai biết được ngày mai ra sao đâu? Người hay vật đều đến rồi đi, đó là quy luật của vô thường, có sanh ắt có diệt. Sao ta chẳng nghĩ đến điều gì to lớn hơn, ví như: Chết rồi thì sao? Mình chết rồi thì tái sanh ở cõi nào? Sướng hay khổ?…Lo lắng về những điều vô bổ như thế để làm gì?
6. Tôi thất bại trong mọi việc tôi làm.
Chuyện thành bại, được mất trong đời là chuyện bình thường. Nào có ai thành công mà chẳng trải qua thất bại? Nếu ta biết chấp nhận, đứng lên đương đầu với thử thách rồi sẽ có lúc thành công. Còn như buông xuôi thì cả đời nổi chìm trong thất bại nghèo cùng. Mà thiên hạ thất bại đầy, có riêng gì ta đâu. Họ vẫn mạnh mẽ đứng lên chớ đâu ủ rũ tinh thần, than trời trách đất như ta?
7. Cuộc sống không có ý nghĩa gì cả.
Không riêng gì bạn đâu, 99,9% người trên thế gian này đều chẳng biết ý nghĩa cuộc sống là gì. Bởi vậy, Hòa Thượng Tuyên Hóa bảo: “Chúng sinh sanh ra hồ đồ, chết đi cũng hồ đồ.” Suốt một đời trôi theo ngũ dục cùng tà kiến, nên chẳng biết mình sống để làm gì. Thật đáng xót thương!
Nếu ta biết được ý nghĩa của cuộc sống thì vô thỉ kiếp đến nay đã chẳng xuống lên trong sáu nẻo luân hồi. Kiếp này làm người, kiếp khác làm súc sanh, ngạ quỷ. Kiếp này làm chư Thiên hưởng phước ở cõi trời, kiếp sau đã làm chúng sanh thọ khổ nơi Địa ngục….Hết thảy đều vì không biết ý nghĩa của cuộc sống đó thôi!
(Chăm sóc sức khỏe tinh thần quan trọng như thế nào)
Tuệ Tâm 2022.
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật
Kính chào Tuệ Tâm
Con đọc được bài này đúng lúc đang bị áp lực, stress vô cùng vì điểm số, thi cử quá khó khăn, con luôn lo sợ bị điểm kém, trượt môn… Đọc xong bài viết thì cũng có bớt lo đôi chút, nhưng thú thật với Tuệ Tâm là phiền não nặng quá nên nhiều chỗ có đọc mà cũng… không vào, không “thấm” được. Con vẫn cứ bị ám ảnh về nó. Khổ sở quá.
Thêm một điều nữa con muốn hỏi là Phật pháp có cách nào giúp học bài tốt hơn không ạ?
Con cám ơn nhiều ạ
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Hết thảy những thành bại, được mất trong đời này vốn đều là do nhân từ trước chớ không phải duyên hiện tại. Cho nên mình học tập hay làm việc, cứ nỗ lực hết sức mình, còn kết quả ra sao thì tùy duyên tùy phận, cái đó không phải là thứ có thể mong cầu mà được! Bạn khổ là do mong cầu quá phận, nhiều khi buông ra thì không cầu lại tự được.
Học bài tốt được hay không là do trí thông minh cùng sự tập trung. Hai thứ ấy muốn có được đều phải bắt đầu từ cái tâm ít vọng niệm, vì tâm tĩnh thì trí huệ sanh khởi. Mà diệt vọng niệm thì không cách chi hơn được niệm Phật. Cho nên muốn học tốt thì trong ngày dù bận hay nhàn, lúc nào nhớ ra nên niệm Phật, đến lúc nghiệp tiêu trí rạng, chướng tận phước tăng, những thứ ấy không cầu tự được. Lại thêm điều này: Người niệm Phật, do tu thánh đạo nên trong chỗ u uẩn được chư Thiên Long Hộ Pháp cùng chúng quỷ thần âm thầm hộ trì, do đó thường gặp may mắn và thuận lợi. Cho nên gắng nhớ niệm Phật, không cần quá lo lắng đâu! Bạn còn trẻ mà thiện căn sâu dày quá, thật là hiếm có. Nhớ tránh xa các việc tà dâm nhé!
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật
Con cảm ơn Tuệ Tâm ạ.
Con đã từng phạm tà dâm (cụ thể là thủ dâm) và cảm thấy rất xấu hổ. Con đang cố gắng từng bước lìa xa tâm dâm. Con vốn chuyên niệm Phật, sợ muốn trừ dâm phải tu thêm quán bất tịnh thì khó quá, bữa trước được Tuệ Tâm dạy niệm Phật còn có thể trừ dâm dục, nên con càng yên tâm chuyên niệm hơn.
Còn một điều nữa con muốn hỏi, ngày nay tà kiến đầy rẫy, con đã gặp nhiều nhưng may mắn dứt ra được. Con lo rằng tuy hiện nay con có tín tâm, nhưng rất sợ trong tương lai bị chúng tà vạy làm cho lung lạc tín tâm, đoạn dứt thiện căn. Xin hỏi có cách nào giúp hộ trì tín tâm không ạ?
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Nay đã quá sâu vào thời mạt, đời vào đạo đều rối loạn chẳng yên, hàng con cháu ma vương trà trộn vào cửa Phật rất nhiều, và đúng như lời Phật huyền ký: “Những tà sư này có thế lực và được rất nhiều người tin theo”. Cho nên muốn vững tín tâm thì thì chỉ có cách siêng năng niệm Phật, đây là cách hộ trì tín tâm tốt nhất, do nương nơi sức gia hộ của Phật lực nên tránh được các chướng duyên vậy.
Nếu có thời gian thì đọc các sách về nhân quả báo ứng hoặc đọc Kinh sách để tăng trưởng trí huệ. Ngoài ra thì hạn chế tối đa việc xem và nghe tà sư thuyết pháp. Họ rất tinh vi, như trong 10 việc họ giảng nói, vẫn có dăm bảy việc đúng. Số việc sai rất ít, nhưng lại là điều cốt yếu, khiến người ta đoạn mất tín tâm. Như hiện nay có một số vị bảo Kinh Lăng Nghiêm là ngụy tạo, Đại thừa Phật giáo thuộc ngoại đạo…Nguy hại hơn, đám đệ tử của họ còn hô hào đốt bỏ kinh, thật không tưởng tượng nổi! Lại nên tránh xa các video về chuyện tâm linh, bắt ma quỷ…của đám ma con. Nhiều người không biết rằng hiện nay Ma Thông rất mạnh, một số thế lực có năng lực nhiếp hộ rất lớn. Cho nên hễ xem thì bị ma thông tác động, trong vô hình âm thầm bị lôi kéo, họa hại thật khôn lường.
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật
Con đã hiểu. Xin cảm ơn Tuệ Tâm nhiều ạ.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
An Diệp viết
Nam mô A di đà Phật
Kính chào Tuệ Tâm
Đúng là Phật pháp rất màu nhiệm và linh ứng
Cho con xin hỏi con muốn học niệm Phật và chép Hồng danh Phật thì con nên bất đầu ntn khi con đang đi làm xa và ở khu chung cư sống trong phòng cùng nhiều người . Con muốn rèn luyện lễ lạy Phật mà k có ban thờ và lậy lễ trong phòng như thế có bất kính k ạ . Trong phòng con muốn treo tranh ảnh Phật thì có dc k ạ .
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
1. Pháp Niệm Phật cầu vãng sanh là diệu pháp dành cho chúng sanh trong thời mạt, phù hợp với mọi căn cơ, không cứ sang hèn, trí ngu, tại gia hay xuất gia, ai cũng thực hành được. Pháp này đặc biệt phù hợp với hạng phàm phu tại gia, do người tại gia thân vướng lưới thế gian, cuộc sống nhiều bận buộc, không thể buông bỏ hết mọi thứ để tu trì.
Niệm Phật vốn không có hình thức, không cứ là tịnh hay không tịnh, tâm tán loạn hay an định, ăn chay hay ăn mặn, giữ giới hay phạm giới…Chỉ cần người phát tâm tu học luôn nhớ niệm hồng danh Phật là đủ. Cách niệm như thế nào? Trong ngày dù bận hay nhàn, dù ở đâu, lúc nào, cứ hễ nhớ ra thì niệm: “Nam mô A Di Đà Phật”. Chỉ trừ khi có người bên cạnh không tiện, hoặc ở nơi bất tịnh như nhà cầu, lúc nằm ngủ thì niệm thầm trong tâm, còn thì nên niệm ra tiếng. Niệm thầm trong đầu, niệm to hay niệm nhỏ đều được, công đức đều như nhau. Bạn tham khảo hai bài này để nắm vững yếu chỉ hành trì nhé: Cách niệm Phật tại nhà và Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân.
2. Về Pháp chép Hồng Danh Phật, đã có một chủ đề riêng, bạn xem ở đây: Chép Hồng Danh Phật, công đức lớn, dễ thực hành.
3. Trong hoàn cảnh của bạn thì không nên treo ảnh Phật trong phòng. Nếu muốn thực hành hạnh lạy Phật thì có thể mở hình Phật trên điện thoại hoặc chí tâm ngoảnh mặt về hướng Tây, miệng niệm thân lạy, công đức không khác chi lạy Phật ở Chùa. Khi bạn khởi một niệm lạy Phật, trên là chư Phật và Bồ Tát mười Phương, dưới là chúng Hộ Pháp, quỷ thần, không ai không rõ biết. Lạy Phật là cách tiêu nghiệp tăng phước bậc nhất, không pháp nào hơn được. Cứ hành trì đi, bạn sẽ thấy nhiệm mầu vô cùng vậy!
An Diệp viết
Nam mô A di đà Phật
Thiện tri thức cho con hỏi nữa thầm niệm Phật trong tâm giữa nơi đông người thì mỗi lần niệm xong cần phải hồi hướng công Đức như các bài giảng k ạ hay chỉ khi niệm ra tiếng mới cần hồi hướng ạ . Mỗi lần niệm như vậy có giới hạn niệm nhiều ít k ạ . Mỗi lần chép Hồng danh Phật có hồi hướng công Đức k ạ . Con rất muốn mua tranh ảnh,học lễ lạy Phật nhug ở ktx con nên làm ntn ạ xin chỉ dạy cho con con xin tri ân công Đức
Nam mô A di đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Hồi hướng công đức thì chỉ cần ngày 1 lần, trước lúc đi ngủ, bạn chắp tay ngoảnh mặt về Tây mà phát nguyện hồi hướng công đức là đúng pháp. Bạn tham khảo bài Cách hồi hướng công đức để nắm rõ hơn nhé.
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật
Xin kính chào Tuệ Tâm
Con dạo này cứ hay xem linh tinh những thứ trên mạng. Cũng vì thế mà tâm ý loạn tưởng. Dù biết xem mạng nhiều rất hoạ hại, nhưng con không biết làm sao để dứt ra. Nó như là một chứng nghiện vậy. Cứ có thời gian rảnh là con vào lướt Facebook, YouTube một cách vô thức và không kiểm soát. Con phải làm sao ạ.
Cảm ơn Tuệ Tâm. Nam mô A di đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Mạng xã hội đầy rẫy những tà dâm, trộm cắp, vọng ngữ, sát sinh…Nó thực sự là cái lưới của Ma Vương giăng ra, như Hòa Thượng Tuyên Hóa cảnh báo trước đây: Từ già tới trẻ đều bị nó trói chặt rồi dắt tay nhau cùng vào địa ngục.
Bạn nên siêng năng niệm Phật, lại xóa hết các ứng dụng ấy đi. Mỗi lần định mở ra xem thì nghĩ như vầy: “Mình đang chuẩn bị đốt sạch phước đức và tuổi thọ của mình. Cứ xem 1 lần thì nghèo đi một chút, tuổi thọ cũng bị trừ mất 1 ngày.“. Mỗi ngày gắng một chút, dần dần sẽ bỏ được thôi!
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật.
Con sẽ gắng dừng lại. Con cám ơn Tuệ Tâm khích lệ.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Cố gắng lên bạn! Lúc được hưởng chút Pháp Vị bạn sẽ thấy kỳ diệu, an nhiên, và tự tại vô cùng, những thu vui thế gian không thể nào sánh được!
Cung Kính viết
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Ngọc viết
Woa, quả thật rất khâm phục sự bình tĩnh của 2 vị thiền sư.
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.