Một bạn đạo sau khi đọc câu chuyện thí nghiệm về chửi mắng cây liền hỏi tôi: “Cây cối có linh hồn không, có cảm xúc hay không?”
Tôi bảo: “Không! Cây cối được sanh ra bởi hạt giống thuộc chủng tử vô tình nên không có linh hồn, cũng không có cảm xúc.”
Lại hỏi: “Vì sao có ngoại đạo cả quyết rằng Cây có linh hồn và họ thờ cúng cây?”
Tôi bảo: “Thông thường trên cây đều có thọ thần và quyến thuộc cư ngụ. Những cây cổ thụ lâu năm thì là nơi quỷ thần gá dựa. Quỷ ở trên cây do muốn được được người ta thờ cúng nên bày trò hù dọa kiếm ăn. Hàng ngoại đạo không biết điều này, cho rằng cây có linh hồn rồi lễ bái thờ cúng. Thật điên đảo quá sức!”
- Giàu sang phú quý do đâu mà có.
- Lời dạy cuối cùng của Đức Phật.
- Ngày thập trai là ngày nào
- Ý nghĩa dâng hoa cúng Phật.
- Thế nào là chết bất đắc kỳ tử
- Chặt cây xanh xin hết sức lưu ý.
- Lòng tin là mẹ của tất cả công đức.

Cây cối có linh hồn là Tà Kiến.
Chuyện cũng chẳng có gì đáng nói nếu không có một bạn đọc, do đọc phải những chuyện tà vạy trong Liêu trai chí dị nên hỏi tôi: “Việc ăn chay thì đương nhiên là đúng. Nhưng bản thân mình lại suy nghĩ về thực vật, chúng cũng có linh hồn, cũng biết đau, cũng là chúng sinh. Vậy mình ăn thực vật không biết là có tạo nghiệp không ạ?”
Tôi đọc xong thì giật mình kinh sợ! Liêu trai chí dị là loại sách thuộc tà thuyết và dâm thuyết. Tuy nhiên, ác ở chỗ rất nhiều người không biết nên say sưa đọc sách này. Cái tà kiến về việc cây có linh hồn này, nếu được truyền bá thì chẳng có gì ác bằng. Bởi nếu vậy thì còn ai trên đời này dám ăn chay nữa?
Tôi liền trả lời bạn ấy: “Không biết bạn nghe biết ở đâu, nhưng nếu bảo rằng: “Thực vật có linh hồn” thì đây là tà kiến, làm gì có chuyện đó! Cây cối nói chung đều có “Tánh”, nhưng không có “Tình”. Thường thì trên các cây đều có thọ thần gá dựa, riêng những cây cổ thụ lâu năm thì có quỷ thần cư ngụ. Và chỉ vậy thôi, chớ cây không có linh hồn. Cho nên bạn cứ ăn chay thoải mái, không có tạo nghiệp, cũng không có gì phải lăn tăn suy nghĩ cả!
*
Hòa Thượng Tuyên Hóa dạy: “Hạt giống chủng tử được phân ra làm hai loại là: Chủng tử hữu tình và chủng tử vô tình. Chủng tử hữu tình có thể sanh ra bốn loại động vật như: Thai, noãn, thấp, hóa. Chủng tử vô tình sẽ sanh ra thảo mộc thực vật và các loại khoáng chất như sắt, đá. Chúng sanh hữu tình là loài có tình có tánh. Chúng sanh vô tình là loài không có tình nhưng có tánh, gọi là: “Hữu tình vô tình, đồng viên chủng trí.”
Tánh của hữu tình và vô tình thì tương thông với nhau, vì chúng vốn là một. Vô tình là tạm thời vô tình. Nếu chúng có thể phản bổn hoàn nguyên trở lại bản thể, chúng cũng sẽ biến thành hữu tình. Nhưng việc nầy không phải dễ dàng vậy đâu, vì chúng phải trải qua một thời gian rất lâu mới có cơ hội phản bổn hoàn nguyên được. Cơ hội đó giống như một hạt bụi rất nhỏ trong ba ngàn đại thiên thế giới đấy. Vả lại cho dù chúng nó có chuyển thành chúng sanh hữu tình đi nữa, chúng cũng đều là loài động vật hạ cấp như con lăng quăng, con trùng, con kiến mà thôi.”
Cây cối có linh hồn không?
Trong nhóm bạn đạo, có một Phật tử trẻ tuổi tranh luận với tôi: “Trong Nhân quả báo ứng hiện đời, tập ba, có chuyện(Chi tiết ở cuối bài): Hòa Thượng Diệu Pháp miêu tả linh hồn của cây Tượng Ba cùng một số cây khác. Không nói dối là một trong năm trọng giới, chẳng nhẽ Ngài lại nói dối hay sao?
Tôi bảo: “Tại vì ông đọc chuyện ấy không kỹ đó thôi. Sở dĩ ngài Quả Khanh kể lại câu chuyện này để nhắc nhở Phật tử chúng ta: Đừng mặc tình làm hại cây cỏ. Trên và dưới cây có vô số chúng sanh trùng kiến. Ta mặc tình làm hại cây làm chúng chết, tự đoạn mất hạt giống từ bi. Lại trên cây có thọ thần và quyến thuộc. Nếu chặt bỏ mà không xin phép, họ không kịp chuyển nhà nên sanh oán hận mà báo oán ta.
Trong chuyện ấy, các cây ra đảnh lễ Hòa Thượng, chính là hình dáng của các Thọ Thần trên cây biến hiện ra. Chính Hòa Thượng cũng bảo rằng: “Cây Tượng Ba có hình dáng người trưởng thành, mặc y phục cổ trang màu xanh. Cây Văn Trúc mang hình dáng thiếu niên, tóc trên đầu búi như các công tử thời xưa. Nó cũng mặc áo xanh, nhưng trông thanh tú mảnh mai hơn… Hoa trong nhà con đa số mang hình dáng các cô bé, y phục diễm lệ như màu hoa. Cũng có thể đây toàn là ảo giác, chỉ là dạng truyền đạt tin tức, là điều ảo diệu của thiên nhiên mà thôi.“
Cây cối có linh hồn không? Thực vật có cảm xúc hay không?
Có hai chuyện có thật gây xôn xao và được truyền thông đăng tải rộng rãi. Nhiều người y cứ vào đó, bán tính bán nghi rồi bảo xằng là: “Cây cũng có linh hồn và thực vật có cảm xúc!”
Câu chuyện thứ nhất là về cây ổi cười:
Cây ổi này gần trăm năm tuổi, ở khu Di Tích Lam Kinh, Thọ Xuân, Thanh Hóa. “Cây ổi này hễ có người sờ vào thì cành lá rung rinh như đang cười. Nếu có người nắm tay vào cành và nhắm mắt tĩnh tâm thì thấy có cảm giác khác lạ, người thấy nhẹ nhõm, thanh thản.” Người không biết thì cho là đặc biệt, chớ chuyện cây ổi này cũng chỉ là chuyện của quỷ thần mà thôi. Tuyệt chẳng phải là do cây có cảm xúc!
Câu chuyện thứ hai là chuyện mắng chửi cây.
Đây là một thí nghiệm của IKEA, một hãng nội thất của Thụy Điển, được tổ chức tại một trường học ở UAE. Họ tiến hành thí nghiệm với hai chậu cây xanh trong 30 ngày: “Cả hai chậu cây đều được đặt trong lồng kính. Chúng được chăm sóc nghiêm ngặt giống nhau, với cùng lượng nước, phân bón và ánh sáng mặt trời. Họ kêu gọi học sinh, sinh viên của ngôi trường này tới dọa nạt, mắng chửi, chê bai một chậu cây. Và dành những lời khen ngợi, thể hiện tình yêu thương với chậu cây còn lại. Những lời nói của các em được ghi âm lại. Sau đó họ cho phát đi phát lại bên cạnh hai cây này.
Những lời mắng chửi cái cây, chính là “bạo lực bằng lời nói”, ví dụ như: “Bạn là đồ bỏ đi, đồ vô dụng!”. “Bạn không xanh tươi chút nào!”. “Bạn trông giống như sắp héo đến nơi rồi”. “Bạn không được ai yêu thích, chẳng có công dụng gì!”…
Cái cây được yêu thương, ca ngợi thì được nghe những lời như thế này: “Tôi thích bộ dáng của bạn lắm!”. “Tôi rất vui khi nhìn thấy bạn”. “Bạn thật sự rất đẹp!”. “Thế giới này thay đổi vì bạn”. “Bạn thật tuyệt!”..
30 ngày sau, sự sống của hai chậu cây là khác biệt rõ rệt. Chậu cây bên trái bị dọa nạt trở nên héo úa, còn chậu cây bên phải được yêu thương phát triển xanh tươi.”
*
Mới đọc qua ta tưởng như cây có cảm xúc, nhưng không phải thế, đây là một thí nghiệm dùng để chứng mình về trường năng lượng của lời nói: Nếu nói lời tốt lành sẽ mang đến môi trường tích cực. Nếu nói lời xấu ác, từ trường xung quanh sẽ trở nên độc hại. Vụ này không chỉ riêng cây, con người mà sống trong hai môi trường ấy cũng sẽ phát triển hoặc lụn bại mà thôi.
Người ta chỉ thấy bề nổi như vậy, còn ẩn phía đằng sau nó là như thế này: Khi bạn phát ra một câu nói, từ tâm bạn phóng ra xung quanh một trường năng lượng. Năng lượng này tích cực hay tiêu cực, phụ thuộc vào lời ấy tốt hay xấu.
Đừng ngạc nhiên, vì điều này thậm chí đã được các nhà khoa học khám phá ra từ khá lâu. “Khoa học hiện nay cho ta biết phạm vi rộng lớn của những tương quan trong vũ trụ. Những nhà sinh học biết rằng một cây cháy trong rừng Amazon, bằng một cách nào đó, làm thay đổi bầu không khí mà một thị dân thủ đô Ba lê đang thở. Và sự rung động của một cánh bướm ở Yucatan có ảnh hưởng tới đời sống của một trang trại vùng Hebrides…”
Thực vật có linh hồn không?
Nguyên tác của câu chuyện này là “Lòng tốt của cây Trượng Ba”, được trích từ sách “Nhân quả báo ứng hiện đời”, tập 3, do Ni sư Hạnh Doan dịch: “Năm 1994, tôi vẫn trụ tại căn nhà trệt một cổng, một sân. Đến tiết trung thu, thảo mộc kỳ hoa trong sân vẫn xum xuê muôn thuở. Bước vào cổng, bên trái là phòng khách kiêm thư phòng của tôi. Cây Tượng Ba đặt cạnh cửa sổ. Trong sân có một giàn hoa. Bên phải cửa sổ là bàn viết có đặt một chậu Văn Trúc thanh tú xinh đẹp.
Chiều nay, thằng con cấp trung học của tôi không đến lớp. Ăn trưa xong nó đến thư phòng làm bài, viết lách. Còn tôi nằm trong phòng mình xem sách, đợi sư phụ Hòa thượng Diệu Pháp đến.
Hơn bốn giờ chuông cổng reo, tôi ra đón Hòa Thượng và thầy thị giả vào thư phòng. Thằng con 16 tuổi chắp tay lễ chào sư phụ rồi tiếp tục chúi mũi vào công việc của nó.
An tọa xong, Hòa thượng Diệu Pháp hỏi con tôi:
– Chân cháu bị hôi hả?
Thằng bé đỏ mặt thưa:
– Chân con hồi 12-13 tuổi thì bắt đầu bị hôi, tẩy rửa cách gì cũng vô hiệu. Cách đây nửa giờ ba con đã ra lịnh cho con mở cửa sổ để không khí được thông thoáng… Thế mà ngài vẫn còn nghe hôi ư? Thật có lỗi quá! Để con đi sang phòng bên kia!
*
Sư phụ ngăn lại, mỉm cười bảo:
– Thực tình là ta không có nghe hôi gì cả! Nhưng vừa rồi khi con hướng ta đảnh lễ, các cây trong nhà đều tới đảnh lễ ta. Riêng chậu Văn Trúc này đã mách cho ta biết tình trạng của con. Nó nói con chiều nay không có tập trung, vừa chơi vừa phóng tâm, nên viết không có được bao nhiêu! Ngoài ra nó còn than là bị mùi hôi từ chân con xông lên khiến nó muốn chết ngạt.
Nghe Hòa thượng nói thế, con tôi kinh hãi tới trợn tròn mắt, đơ lưỡi. Nó lúng túng đỏ mặt quay sang nhìn tôi vì sợ bị mắng.
Tôi cười thưa với sư phụ:
– Thằng bé nhà con vẫn thế đấy. Lúc họp phụ huynh, thầy giáo luôn bảo thấy nó ngồi trong lớp trông rất khuôn phép đường hoàng. Nhưng thử kêu nó mấy tiếng nó vẫn không nghe… Con dạy thế nào cũng không sửa. Nhưng may là thành tích học của nó tạm ổn hơn xưa. Nhưng chân nó thì cứ như ở đầu gió, tỏa “hương” bay xa nhiều dặm! Có cách nào trị không ạ?
Lúc tôi nói Hòa thượng cứ một bề nhắm mắt. Một lát sau, ngài bảo:
– Cây Tượng Ba trong nhà con nói là nó “có cách giúp cho”. Để ta thuật lại con nghe nhé: -“Hãy dùng hai chiếc lá của nó (như thế này này) chịu khó ra công một chút… Sử dụng một lần thì khỏi mà thôi”.
*
Cho dù trong “Kinh Địa Tạng” từng giảng về các vị chủ thần, như thần lúa mạ, thần cây…Nhưng nghe sư phụ kể chuyện thực vật có thể đối thoại, tôi vẫn cảm thấy rất hiếu kỳ. Tôi bèn hỏi:
– Thưa sư phụ! Cây Tượng Ba và Văn Trúc khi nói chuyện cùng ngài, chúng mang hình dáng ra sao?
– Cây Tượng Ba có hình dáng người trưởng thành, mặc y phục cổ trang màu xanh. Cây Văn Trúc mang hình dáng thiếu niên, tóc trên đầu búi như các công tử thời xưa. Nó cũng mặc áo xanh, nhưng trông thanh tú mảnh mai hơn… Hoa trong nhà con đa số mang hình dáng các cô bé, y phục diễm lệ như màu hoa. Cũng có thể đây toàn là ảo giác, chỉ là dạng truyền đạt tin tức, là điều ảo diệu của thiên nhiên mà thôi. Phật nói: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”. Còn trong Tâm Kinh nói: “Sắc tức thị không không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức… cũng đều như thế”. Vì vậy con không nên chấp tướng.
Nhưng tôi vẫn cứ chấp, và hỏi:
– Tất nhiên thực vật có thần thức, vậy khi con ngắt hai lá của nó, nó có thấy đau không?
– Có chứ, vừa rồi Tượng Ba nhờ ta chuyển lời giùm, nó cầu xin con: “Khi cắt hai lá nó xong thì nhớ lấy chút đất trong bồn hoa, bôi vào vết thương để cầm đau cho nó”.
*
Còn nữa, nó nói là nó đã theo con tụng kinh học Phật. Cho nên con đừng dùng rượu trắng xịt rửa hay tưới tẩm gì cho nó nữa. Bởi nó cũng muốn giữ giới không ầm tửu. Nó vì giúp con trai con mà tình nguyện hi sinh hai chiếc lá. Đây là do muốn học theo tinh thần bố thí của Phật. Vả lại, nó cũng rất muốn báo đáp ân các con hằng ngày đã quan tâm chăm sóc. Cho nên nỏ mới cam lòng chịu đau, hiến lá làm thuốc như vậy.”
Tôi nghe xong rất cảm động, càng thêm tin tưởng đây là lời chính xác. (Bởi vì bạn bè từng mách cho tôi biết cây Tượng Ba rất ưa rượu. Họ bày tôi mỗi tuần nhớ pha chút rượu vào trong nước tưới cho Tượng Ba. Làm như vậy nó sẽ lớn mạnh, xum xuê hơn).
Qua câu nói của sư phụ, tôi bỗng nhớ đến một bài báo viết rằng: “Hoa cũng có yêu ghét. Hễ đặt cạnh loài nó ưa thích thì sẽ lớn nhanh. Còn đặt cạnh loài thảo mộc nào mà nó ghét, thì mức độ tăng trưởng cũng èo uột’.’
Năm ngoái có một bài báo đăng tin một Khoa học gia trong khi nghiên cứu đã phát hiện: Lúc cháy rừng, máy dò nhịp đập (cảm thọ) của cây phát ra tín hiệu rất tuyệt vọng bi thương. Chúng còn nhanh chóng truyền tin hỏa hoạn này đến các cây khác. Những lúc không có nạn cháy, máy đo cảm xúc thấy rất bình thường…”
( Cây cối có linh hồn không )
Tuệ Tâm 2022.
Nguyễn Tiệp viết
Dạ sao em đọc hết câu chuyện cuối mà lại thấy hoang mang hơn thế ạ?
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Có gì đâu mà hoang mang vậy bạn? Năm ấy tác giả chưa khai mở được đạo nhãn nên vẫn còn chấp tâm vậy mà thôi.
Nguyễn Tiệp viết
Em biết rằng cái tư tưởng thực vật có linh hồn là tà kiến, những người nói rằng “thực vật cũng có linh hồn nhé” đa số đều là lý thuyết biện minh cho việc họ ăn cả động vật cả thực vật chứ họ nói vậy ko phải vì họ xót thương thực vật.
Nhưng sau khi đọc xong câu chuyện cuối cùng, lại thấy cây tượng ba và cây văn trúc cũng có linh hồn và biết nói chuyện. Nên mới hoang mang ạ!
Mong được Tuệ Tâm hoan hỉ mà giúp em khai mở tâm trí u mê ạ!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Tại Tuệ Tâm nói lược nên bạn vẫn lăn tăn đó thôi. Đại khái theo ngu kiến của Tuệ Tâm thì thế này: Năm đó Tác giả câu chuyện mới nhập đạo, chưa khai mở được Thiên Nhãn. Do chưa khai mở được Thiên Nhãn cho nên vị ấy nghĩ rằng cây Tượng Ba và các cây khác có linh hồn. Thực ra, linh hồn các cây giao tiếp với Hòa Thượng Diệu Pháp ấy là Thọ thần gá ở trên cây biến hiện ra mà thôi.
Nguyễn Tiệp viết
Dạ em đã hiểu! Cảm tạ ơn của Tuệ Tâm rất nhiều ạ!
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Trần văn phiếm viết
Tuệ Tâm cho mình hỏi . Mình thường nghe nhiều câu chuyện có thật về những người đã mất rất lâu về trước cả trăm năm, nghìn năm . Họ không siêu thoát vẫn ở nơi họ chết. Những người đó không bị diêm vương và quỷ bắt về xét xử tội hay sao mà họ vẫn ở đó nhỉ. Hay là xét xử rồi mới về lại chỗ họ chết . Còn nữa hay là họ bị tội nhẹ cho nên k bị bắt về tra tội . Theo như mình thấy xã hội hiện tại ai cũng sát sinh hết , nếu theo như tội thì ai cũng bị đọa địa ngục ,ngạ quỵ hàng muôn ức kiếp . Mình cũng nghe pháp sư tịnh không có nói những người đã chết phần đa còn ở trong thân trung ấm . Những người qua 49 rồi mà k bị đọa địa ngục ngạ quỷ , mà vẫn trong thân trung ấm hàng nghìn năm k siêu thoát có phải tội của họ bị nhẹ không. Xin Tuệ Tâm giải đáp cho mình hiểu . Cảm ơn Tuệ Tâm
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật!
Sau khi chết có mấy trường hợp xảy ra: 1. Nếu là người cực thiện thì hóa sanh ngay lên các cõi trời làm chư thiên. 2. Nếu là người cực ác đọa ngay vào địa ngục. 3. Vào thân trung ấm.
Khi vào thân trung ấm, thần thức nếu không tìm được cha mẹ tương lai để tái sanh trong lục đạo, thì cứ sau 7 ngày lại phải chết 1 lần và thọ trung ấm thân mới. Nếu sau 49 ngày mà nó vẫn không có đủ nhân duyên để tái sanh thì đọa làm ma quỷ, lang thang trong nhân gian. Đây là do biệt nghiệp mà nó phải gánh chịu. Ta thường gặp trường hợp này ở những người chết bất đắc kỳ tử. Do tâm thức bị trói chặt vào cận tử nghiệp nên họ không cách chi siêu thoát được. Ví như người chết đuối, nếu không có cơ duyên gặp được một bậc chân tu giúp đỡ, thì vong linh ấy trong hàng ngàn năm vẫn ở trong cảnh giới của quỷ, vẫn luôn thấy mình bị ngạt, dù có nhập vào đồng cốt cũng không thể mở miệng nói được gì. Nhiều năm về trước, ở một tỉnh miền trung, Thầy tôi từng giải quyết một vụ như thế này: Vị tướng ấy chết trận mấy trăm năm mà vẫn cầm gươm chờ ngày phục quốc, khổ vô cùng!
Đại khái thì cảnh giới sau khi chết và tái sinh muôn hình vạn trạng, không thể nói tường tận được. Vì chúng sanh gây chủng tử thiện ác trong một đời vô lượng vô biên, khi chết đi tùy vào nghiệp nào đến trước thì thọ nhận. Chủ đề này tuệ tâm đã viết nhiều bài, bạn chịu khó tìm trên web mà xem nhé.
Thế gian đã sâu vào thời mạt, chúng sanh một ngày từ thân khẩu ý tạo vô biên các nghiệp sát, đạo, dâm, vọng, do đó gần như 99,99% sau khi chết đi đều đọa vào tam đồ. Vì thế, tổ Ấn Quang bảo: “Chúng sanh ngày nay được tái sinh làm người còn khó gấp vạn lần so với được vãng sanh Cực Lạc.” Bởi vãng sanh là nhờ có tha lực của Phật A Di Đà tiếp dẫn, còn muốn được thân người phải đầy đủ thập thiện nghiêp thuộc trung phẩm. Mà ngày nay, chuyện tu được thập thiện thật khó hơn lên trời!