• Trang chủ
  • Kiến thức
    • Kinh Sách Phật Pháp
    • Bản Nguyện Niệm Phật
    • Nhân Quả Báo Ứng
    • Phật Pháp & Cuộc Sống
    • Góc Tu Tại Gia
  • Tải PDF
  • Giới Thiệu& Liên hệ
  • Thông báo& Thiện nguyện
    • Bảo mật Thông tin
  • Góc shop Tuệ Tâm
    • Phật Pháp
    • Sản Phẩm Từ Tre
  • 0 SP - 0 ₫

kinhnghiemhocphat.com

Tuệ Tâm - Bản nguyện Niệm Phật Vãng Sanh

Trang chủ » Kinh Sách Phật Pháp » Kinh Người Áo Trắng

Kinh Người Áo Trắng

12/09/2021 12/09/2021 Tuệ Tâm 0 Bình luận

Kinh Người Áo Trắng là bản kinh được dịch bởi một bậc Chân tu, nổi tiếng bậc nhất trên Thế giới, Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh. Đây là một trong những bản kinh thuộc hàng cơ bản nhất cho người học Phật.

Nội dung của Kinh khiến ta nhớ đến “Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối” trong kinh Lăng Nghiêm. Tuy nhiên nếu so với Tứ Chủng Thanh Tịnh Minh Hối thì kinh Người Áo Trắng đễ đọc dễ hiểu hơn. Nhờ đó, kinh này đặc biệt lợi lạc cho hàng Phật tử sơ cơ hoặc người mới biết về Phật pháp. Bởi sự căn bản và mộc mạc của kinh nên: “Dù bạn tu học theo Phật pháp Đại Thừa hay Tiểu Thừa, dù bạn tu Thiền, Tịnh hay Mật cũng có thể đọc được với một tâm “Vô phân biệt”.

Theo Hòa Thượng Nhất Hạnh thì: “Kinh Người Áo Trắng là một trong những Kinh căn bản và tương đối dễ hiểu và dễ làm. Kinh mang chủ đề về niềm tin và nếp sống hạnh phúc của con người – Con người bình thường sống trong xã hội – đó là con người của tất cả chúng ta. Kinh này không phải đã được nói ra cho các bậc siêu nhân mà là đã được nói ra cho tất cả chúng ta. Ai làm theo được lời dạy của Kinh thì có thể tạo dựng được hạnh phúc cho mình; cho những người mình thương yêu vàn cho nhiều kẻ khác trong đó có các loài cầm thú, cỏ cây và đất đá nữa. Và hạnh phúc ấy có ngay trong giờ phút hiện tại.”

  • Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo.
  • Kinh Lăng Nghiêm.
  • Kinh Pháp Hoa.
  • Cách tụng kinh tại nhà.
  • Cảnh giới trên bước đường học Phật.
  • Dấu hiệu của bậc đắc quả A La Hán 
  • Cảnh tỉnh về tu tập 42 Thủ Nhãn Ấn Pháp.
Kinh Người Áo Trắng
Kinh Người Áo Trắng
*

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG

Việt Dịch: Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

*

Đây là những điều tôi nghe Bụt nói: Vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất. Các vị cúi đầu làm lễ thầy và ngồi xuống một bên.

Tôn giả Xá Lợi Phất đã sử dụng nhiều phương tiện khéo léo để thuyết pháp cho các vị cư sĩ này; đem lại cho họ niềm vui và làm phát khởi nơi họ niềm khát ngưỡng đối với Tam Bảo và sự hành trì chánh pháp. Sau đó, tôn giả tới viếng Bụt, làm lễ dưới chân Người và ngồi xuống một bên. Cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm vị khất sĩ cũng theo gót thầy, đến viếng Bụt, làm lễ dưới chân Người rồi ngồi xuống một bên Bụt. Sau khi thấy mọi người đã an tọa, Bụt bảo thầy Xá Lợi Phất:

*

 “Này thầy Xá Lợi Phất! Thầy có biết rằng nếu một vị đệ tử áo trắng đạo hạnh biết hộ trì năm Giới pháp và tu tập bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm,) thì có thể đạt tới rất dễ dàng và không khó khăn gì khả năng an trú hạnh phúc ngay trong hiện tại; và biết chắc chắn rằng mình sẽ không còn đọa lạc vào địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh và các nẻo ác khác trong tương lai?

Một người như thế là đã đắc quả Vào Dòng, không sợ còn bị rơi vào đường ác, chắc chắn đang đi về nẻo chánh giác. Người ấy chỉ cần qua lại tối đa là bảy lần nữa trong các cõi trời và người là có thể đạt tới biên Giới của sự hoàn toàn giải thoát diệt khổ. 

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng hộ trì năm Giới pháp tu tập và bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm) như thế nào? 

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự giết hại, chấm dứt sự giết hại, buông bỏ khí Giới, biết hổ thẹn, tập từ tập bi, bảo hộ cho mọi loài sinh vật, kể cả các loại côn trùng. Vị ấy diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại.

Đó là Giới pháp thứ nhất mà người đệ tử áo trắng hộ trì.

*

Vị đệ tử áo trắng xa lìa sự không cho mà lấy, chấm dứt sự không cho mà lấy, thường ưa bố thí; tìm niềm vui trong sự bố thí và bố thí mà không cầu đền đáp. Vị này không bị tâm trạng tham lam che lấp, luôn luôn bảo hộ sự liêm khiết của mình và diệt trừ tận gốc sự không cho mà lấy. 

Đó là Giới pháp thứ hai mà người đệ tử áo trắng hộ trì.

*

Vị đệ tử áo trắng xa lìa tà dâm, chấm dứt sự tà dâm, bảo vệ cho bất cứ ai, dù người ấy nằm trong sự bảo hộ của cha, mẹ; hoặc cả cha lẫn mẹ, hoặc chị em; hoặc anh em, hoặc cha mẹ bên sui gia, hoặc gia đình sui gia; hoặc bởi người đồng tính, hoặc là vợ con hay chồng con kẻ khác, kể cả kẻ bị cuồng dâm khủng bố, hoặc kẻ bán phấn buôn hương. Vị này diệt trừ tận gốc tâm niệm tà dâm.

Đó là Giới pháp thứ ba mà người đệ tử áo trắng hộ trì. 

Vị đệ tử áo trắng xa lìa nói dối, chấm dứt sự nói dối, chỉ nói sự thật; tìm niềm vui trong sự nói lên sự thật, an trú nơi sự thật không lúc nào đổi dời; có thể được tin cậy hoàn toàn và không bao giờ dám miệt thị kẻ khác. Vị ấy diệt trừ tận gốc sự nói dối. 

Đó là Giới pháp thứ tư mà người đệ tử áo trắng hộ trì. 

Vị đệ tử áo trắng xa lìa rượu, chấm dứt sự uống rượu, diệt trừ tận gốc thói quen uống rượu. 

Đó là Giới pháp thứ năm mà người đệ từ áo trắng hộ trì.

** Kinh Người Áo Trắng **

Này thầy Xá Lợi Phất, các vị đệ tử áo trắng làm thế nào thế để đạt tới bốn tâm cao đẹp (tăng thượng tâm) và an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng và không có khó khăn? Trước hết, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Như Lai. Vị ấy quán niệm như sau: Như Lai là bậc giác ngộ chân chính không còn dính mắc; là bậc Minh Hạnh túc, là bậc Thiện thệ, là bậc Thế gian giải; là bậc Vô thượng sĩ, là bậc Điều ngự trượng phu; là bậc Thiên nhân sư, là Bụt, là Thế tôn. Quán niệm về Như Lai như thế thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt; trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm, sầu khổ và lo âu.

Nhờ tưởng niệm tới Như Lai mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui, và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ nhất, an trú trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì. 

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Pháp. Vị ấy quán niệm như sau: Giáo pháp được đức Thế tôn giảng dạy là giáp pháp diễn bày khéo léo; có khả năng đưa tới giải thoát hoàn toàn, đưa tới trạng thái không phiền não; không nóng bức, có tính cách thường tại và không dời đổi. Quán niệm và giác tri như thế về pháp thì những dục vọng xấu xa đều được tiêu diệt; trong tâm người quán niệm không còn những yếu tố bất thiện, uế nhiễm và lo âu.

*

Nhờ tưởng niệm tới Pháp mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niềm vui và đạt tới tâm cao đẹp thứ hai, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì. 

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Tăng. Vị ấy quán niệm như sau: Thánh chúng của Như lai đang đi về nẻo thiện, đang đi trên đường chánh; đang hướng theo giáo pháp, đang thực tập theo giáo pháp và sống đúng tinh thần giáo pháp.

Trong thánh chúng ấy có các bậc A la hán đã thành và đang thành; các bậc A na hàm đã thành và đang thành, các bậc Tư đà hàm đã thành và đang thành; các bậc Tu đà hoàn đã thành và đang thành, tức là có đủ cả bốn đôi và tám bậc. Thánh chúng của Như lai đã thành tựu được Giới; được tam muội, được bát nhã, được giải thoát, được tri kiến giải thoát; thánh chúng này đáng được tôn kính, đáng được quý trọng, đáng được phụng sự; đáng được cúng dường, và đó là ruộng phước tốt đẹp cho cuộc đời.

Nhờ tưởng niệm tới tăng mà tâm tư người quán niệm lắng trong, có được niềm vui và người ấy đạt tới tâm cao đẹp thứ ba, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì.

*

Xá Lợi Phất, vị đệ tử áo trắng thực tập quán niệm về Giới. Vị ấy quán niệm như sau: Giới luật này không có khuyết điểm, không bị sứt mẻ, không bị cấu uế, không bị ô trược, có khả năng giúp ta an trú trong lĩnh thổ của Như lai. Giới luật này không có tính cách giả dối, thường được các bậc hiền thánh khen ngợi, tiếp nhận, thực tập và hộ trì. 

Nhờ tưởng niệm tới Giới mà tâm tư người ấy lắng trong, có được niền vui và người ấy đạt tới tâm tư cao đẹp thứ tư, an trú hạnh phúc trong hiện tại một cách dễ dàng, không khó khăn gì. 

Xá Lợi Phất, thầy nên ghi nhớ rằng một người đệ tử áo trắng nếu thực tập được như thế là đã chấm dứt được sự sa đọa vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và các đường dữ khác, đã chứng đạt được quả vị Tu đà hoàn, không còn thối đọa vào các ác pháp. Người ấy chắc chắn đang đi về nẻo chánh giác và chỉ cần qua lại tối đa là bảy lần nữa trong các cõi trời và người là có thể đạt tới biên Giới của sự hoàn toàn giải thoát diệt khổ. 

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài tụng sau đây:

*

 “Kẻ trí sống tại gia

Thấy sợ cảnh địa ngục

Nên thọ trì chánh pháp

Dứt trừ mọi nẻo ác.

Học hiểu mà hành trì

Không giết hại chúng sanh

Chân thật không nói dối

Không lấy của không cho.

Trung kiên bạn hôn phối

Thói tà dâm kìa bỏ

Nhất quyết không uống rượu

Để tâm chẳng loạn cuồng

Thường thực tập niệm Bụt

Thường thực tập niệm Pháp

Niệm Tăng và niệm Giới

Tâm an lạc thảnh thơi.

Muốn thực tập bố thí

Để vun trồng phước đức

Người ấy học tiêu chuẩn

Giải thoát và giác ngộ.

Xá Lợi Phất lắng nghe

Ta nói về điểm này

Hãy nhìn đàn bò kia

Và thử quan sát chúng:

Có con vàng, con trắng

Có con đỏ, con đen

Màu nâu có đốm vàng

Hoặc màu chim bồ câu.

Dù chúng màu sắc gì

Hoặc xuất xứ từ đâu

Giá trị thật của chúng

Là ở sức chuyên chở.

Những con nào mạnh khỏe

Kéo xe mạnh và nhanh

Chuyên chở được nhiều chuyến

Là những con hữu dụng.

*

Trong cõi nhân gian này

Có các Giới phạm chí

Sát đế lợi, cư sĩ

Thương gia và công nhân.

Những ai trì tịnh Giới

Thực chứng được giải thoát

Trở thành bậc cao đức

Bậc Thiện thệ thảnh thơi.

Cúng dường những bậc ấy

Là được quả phúc lớn.

Ta không cần phân biệt

Giai cấp và nguồn gốc.

Kẻ thiếu đức nghèo tuệ

Không soi sáng cho ai,

Cúng dường những kẻ ấy

Quả phúc không đáng kể.

Người con Bụt tu huệ

Tâm hướng về Thế tôn

Gốc lành thêm vững chãi

Chỉ sinh về nẻo lành.

Qua lại cõi nhân thiên 

Nhiều lắm là bảy lần

Cuối cùng sẽ thấy được

Cảnh Niết bàn tịnh lạc.” 

Bụt nói như thế, Tôn giả Xá Lợi Phất, các vị khất sĩ, cư sĩ Cấp Cô Độc và năm trăm vị cư sĩ khác nghe lời Bụt dạy, vui vẻ làm theo.

*

( Kinh Người Áo Trắng – Hết )

Tuệ Tâm 2021.

5/5 - (2 bình chọn)
  • Share on Facebook
  • Tweet on Twitter

Bài viết liên quan

Tịnh Độ Thập Nghi Luận - Tịnh Độ Tông Đệ Nhất Luận
Tịnh Độ Thập Nghi Luận – Tịnh Độ Tông Đệ Nhất Luận !!!
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa
Kinh Đại Duyên Phương Tiện – Đức Phật giảng về Thuyết Duyên Khởi

Chuyên mục: Kinh Sách Phật Pháp

Bài viết trước « Công Đức Bảo Sơn Thần Chú
Bài viết sau Kiếp trong Phật giáo – Sự bác phá tà thuyết về Ngày Tận Thế »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết nổi bật

Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện

Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

30/10/2020 379 Bình luận

Cách giải nghiệp phá thai

Cách giải nghiệp Phá thai

22/05/2019 308 Bình luận

Cách niệm Phật tại nhà

Cách niệm Phật tại nhà

09/04/2020 191 Bình luận

Cách tụng kinh tại nhà

Cách tụng kinh tại nhà

11/05/2020 124 Bình luận

Thủ dâm

Thủ dâm tác hại khôn lường

29/08/2019 91 Bình luận

Chép hồng danh Phật

Chép Hồng Danh Phật – Công đức lớn, dễ thực hành

24/09/2021 84 Bình luận

Bản quyền © 2022 · Kinh Nghiệm Học Phật