Thọ khang bảo giám là cuốn thiện thư bậc nhất cho người muốn lập mạng. Tổ Ấn Quang bảo” Người đời trong mười phần, có đến bốn phần do sắc dục mà chết. Bốn phần tuy chẳng chết trực tiếp vì sắc dục, thì cũng vì do tham sắc dục mà bị hao tổn, chịu đủ mọi thứ cảm xúc gián tiếp khác mà chết. Người vốn do số mạng mà chết, bất quá chỉ là một hai phần trong mười phần mà thôi!”.
- Cách tụng kinh cho người mới mất.
- Cách niệm Phật tại nhà.
- Cách thay đổi vận mệnh.
- Âm đức là gì.
- 10 chuyện Tâm linh có thật.
- Linh hồn người chết là gì.
- 10 chuyện nhân quả báo ứng có thật.
Thọ Khang Bảo Giám
Chẳng có ai không muốn trường thọ, mạnh khỏe, yên ổn, con cháu đông đảo, công nghiệp lẫy lừng, vận may đưa tới. Cũng không có ai muốn bị đoản mạng, chết yểu, bệnh tật, con cháu tuyệt diệt, gia đạo suy đồi, hung thần ngự đến. Đấy là niềm mong ước thường tình của con người trong khắp cõi đời, dẫu là đứa trẻ mới cao ba thước (thước Tàu), không ai là chẳng mong muốn như vậy.
Dẫu là kẻ chí ngu, cũng hoàn toàn chẳng vui mừng vì bị tai họa, chán phước, ghét lành. Nhưng kẻ hiếu sắc tham dâm thì những điều tâm họ mong mỏi và những chuyện thân họ làm, đích thực là trái nghịch nhau. Rốt cuộc đến nỗi chuyện chẳng mong muốn lại bị, chuyện mong muốn không có cách nào đạt được, chẳng đáng buồn ư?
Khoan hãy nói đến kẻ buông tuồng nơi hoa, nơi liễu, chỉ mong mỏi chuyện ấy. Ngay trong vòng vợ chồng, nếu cứ tham đắm, ắt sẽ bị táng thân, mất mạng! Cũng có kẻ chẳng quá mức tham đắm, nhưng do không biết kiêng kỵ (những chuyện kiêng kỵ được ghi đầy đủ ở phần sau cuốn sách, cho nên ở đây, tôi không ghi rõ) cứ mạo muội theo đuổi, đến nỗi bị tử vong, thật quá đáng thương!
*
Vì thế, tiền hiền soạn sách Bất Khả Lục thuật rõ cặn kẽ mối hại sắc dục. Sưu tập những câu cách ngôn khuyên răn kiêng dâm, bớt dục. Những câu chuyện chứng tỏ “phước thiện, họa dâm”. Phương pháp trì giới, như ngày tháng, những lúc, những nơi chốn, những người. Những việc nên kiêng kỵ, chẳng ngại phiền phức, đều được trình bày cặn kẽ, ngõ hầu người đọc biết phải nên kiêng dè những gì.
Tâm giác thế cứu dân ấy, có thể nói là “khẩn thiết, châu đáo, thiết tha hết mực!” Ấn Quang lại tăng đính sách ấy, đặt tên là Thọ Khang Bảo Giám và quyên mộ để in ra, hòng lưu truyền rộng rãi, là vì có nỗi đau lòng chẳng thể chịu được!
Một đệ tử của Quang là La Tế Đồng, người Tứ Xuyên, bốn mươi sáu tuổi, có thuyền buôn ở Thượng Hải. Tánh tình khá trung hậu, tin sâu Phật pháp, cùng với nhóm ông Quan Quýnh Chi v.v… đồng sáng lập Tịnh Nghiệp Xã. Trong những năm Dân Quốc 12, 13 (1923-1924), thường muốn đến núi Phổ Đà quy y, do bận việc, nên chưa được thỏa nguyện.
*
Năm Dân Quốc 14 (1925), ông ta mắc bệnh cổ trướng mấy tháng, tình thế cực nguy hiểm. Chữa thuốc Tàu, thuốc Tây đều vô hiệu. Đến ngày Mười Bốn tháng Tám, thanh toán tiền thuốc. Vì số tiền quá lớn, liền bực mình nói: “Từ đây dù có chết, ta cũng không uống thuốc nữa”.
Bà vợ bèn đối trước Phật cầu đảo khẩn thiết, nguyện suốt đời ăn chay, niệm Phật, cầu cho chồng được lành bệnh. Ngay trưa hôm ấy, bệnh liền chuyển biến, đi tiêu xả ào ạt nước ứ ra, không thuốc gì mà hết bệnh.
Cuối tháng Tám, Quang đến đất Thân (Thượng Hải), ngụ tại chùa Thái Bình. Ngày mồng Hai tháng Chín, đến Tịnh Nghiệp Xã họp mặt cùng ông Quan Quýnh Chi, ông Tế Đồng cũng có mặt. Tuy thân thể chưa hoàn toàn khỏe hẳn, nhưng khí sắc thuần tịnh, tươi tắn không ai bằng. Gặp Quang, ông ta vui mừng thưa: “Sư phụ đến rồi! Con xin quy y tại đất Thân, chẳng cần phải lên núi nữa!”
*
Ông ta chọn ngày mồng Tám, cùng vợ đến chùa Thái Bình, cùng thọ Tam Quy, Ngũ Giới. Lại thỉnh các cư sĩ Trình Tuyết Lâu, Quan Quýnh Chi, Đinh Quế Tiêu, Âu Dương Thạch Chi, Từ Trĩ Liên, Nhậm Tâm Bạch v.v… bồi tiếp Quang dùng cơm.
Ngày mồng Mười, lại mời Quang đến nhà dùng cơm, và nói: “Sư phụ chính là cha mẹ của bọn đệ tử, bọn đệ tử chính là con cái của sư phụ”. Quang nói: “Cha mẹ chỉ lo khi con bệnh, nay bệnh ông tuy khá, nhưng chưa bình phục, hãy nên thận trọng”. Tiếc là chưa nói rõ “chuyện phải thận trọng” chính là chuyện phòng sự (ân ái). Đến hôm cuối tháng, tại Công Đức Lâm mở hội Cảm Hóa Nhà Tù, ông ta cũng dự hội.
*
Buổi hội giải tán xong, có mười mấy người giữ Quang lại dùng cơm. Ông ta vừa mới đến, bèn cùng người trông coi sổ sách trao đổi mấy câu rồi đi, sắc mặt giống hệt như người chết, Quang biết là do ông ta phạm phải phòng sự mà ra. Rất hối tiếc lúc đó chỉ nói “cha mẹ chỉ lo khi con bệnh”, chưa từng nói rõ duyên do, đến nỗi ông ta lại bị nguy ngập…
Mười năm trước, con của một vị đại thương gia, học Tây Y ở Nhật Bản, đỗ đầu, ngồi xe điện. Xe chưa ngừng, đã nhảy xuống, ngã gãy cánh tay. Do chính anh ta là bác sĩ, nên chữa trị ngay. Phàm bị thương ở xương, ắt phải kiêng nữ sắc trong vòng một trăm mấy mươi ngày.
*
Cánh tay của anh ta lành chưa được bao lâu, do mừng thọ mẹ, liền trở về nước, đêm ngủ cùng vợ, ngày hôm sau liền chết. Anh chàng này khá thông minh, sắp thành bác sĩ, sao lại đối với chuyện kiêng kỵ này lại ngờ nghệch chẳng biết, để đến nỗi khoảnh khắc khoái lạc cướp mất tánh mạng rất trọng? Đáng buồn quá sức!
Năm trước, một thương nhân đang gặp vận may, hôm trước giành được mối lợi sáu bảy trăm đồng, khá đắc ý. Ngày hôm sau, từ chỗ người thiếp đi đến chỗ vợ cả, người vợ vui lắm.
Lúc đó, nhằm tháng Năm, trời rất nóng, vợ bật quạt điện, sắp đặt chậu tắm, lấy nước đá pha mật cho uống. Chỉ biết giải nhiệt cho mát, nào biết: Hễ muốn ân ái, không được dùng chất lạnh. Chưa đầy ba tiếng sau, đau bụng chết tốt! Do vậy biết: Vì thế gian chẳng biết kiêng kỵ, cứ làm bừa đi, đến nỗi tử vong chẳng biết mấy ngàn vạn ức!
*
Nhưng từ xưa đến nay, người có phước lớn nhất, không ai hơn hoàng đế. Phước lớn thì thọ cũng phải dài! Thử xét kỹ xem: Mười ông vua, có tám chín ông không thọ; chẳng phải là vì dục sự quá nhiều, lại do chẳng biết kiêng kỵ, đến nỗi tự rút ngắn tuổi thọ đó ư?
Người đại thông minh trong thế gian, đa phần thường chẳng thọ, là vì không hiểu kỹ chuyện này mà nên nỗi! Thế giới mênh mông, nhân dân đông đảo, mười phần có tới tám chín phần chết vì sắc dục, chẳng đáng buồn ư? Đấy chính là lý do Quang lưu thông sách Thọ Khang Bảo Giám.
Mong những người yêu thương con cái trong cõi đời, cũng như những ai vì đồng bào tạo hạnh phúc, ngăn ngừa họa hoạn, thảy đều phát tâm ấn tống, xoay vần lưu thông, khiến cho ai nấy đều biết những điều kiêng kỵ, ngõ hầu chẳng đến nỗi lầm lạc, đánh mất tánh mạng, cũng như chẳng bị tàn tật, đến nỗi không thể thành tựu. Những kẻ buông tuồng tìm hoa kiếm liễu, đa số là vì không có chánh kiến, bị lầm lạc bởi bè bạn phóng túng hoặc dâm thư, đến nỗi hãm thân trong biển dục, không thể thoát được!
*
Nếu chịu đọc kỹ sách này, sẽ biết lợi hại sâu xa, đối với những điều quan hệ đến sự vinh diệu hay nhục nhã của tổ tông, cha mẹ, cũng như đối với sự “sống, chết, thành, bại” của bản thân lẫn gia đình, cũng như con cháu hiền hay ngu, tuyệt diệt hay hưng vượng, sẽ đều hiểu rõ như nhìn vào ngọn lửa.
Nếu thiên lương chưa hoàn toàn mê muội, có ai hễ mắt nhìn đến, mà tâm chẳng kinh hoàng, nỗ lực đau đáu kiêng dè ư? Sẽ thấy từ đó về sau, ai nấy vui hưởng mối thiên luân vợ chồng, chẳng đến nỗi tham dục tổn thân, sẽ tề mi giai lão, vừa thọ, vừa khỏe mạnh.
Người ít dục thường đông con. Con của họ chắc chắn thể chất mạnh mẽ, tâm chí trinh lương, không chỉ chẳng mắc lỗi tự tổn hại thân thể, mà chắc chắn còn trở thành hạng lanh lợi làm rạng mày nở mặt cha mẹ. Đấy chính là điều Quang thơm thảo mong mỏi dài lâu. Nguyện người đọc cùng thể hiện sự đồng tình, tùy duyên lưu truyền, thì nhân dân may mắn lắm, mà nước nhà cũng may mắn lắm thay! (Cuối Xuân năm Dân Quốc 16 (1927) Thích Ấn Quang kính soạn)
Thọ Khang Bảo Giám : Đức cao đẹp đáng ngưỡng mộ
Đời Nguyên, Tần Chiêu là người Dương Châu, đến tuổi nhược quan, lên kinh đô chơi. Đã lên thuyền, có một người bạn họ Đặng đem rượu tới tiễn chân. Đang trong lúc uống rượu, chợt có một nữ nhân tuyệt sắc ngồi kiệu tới. Ông Đặng bảo cô ta chào Tần Chiêu rồi bảo: “Cô này chính là người thiếp do tôi mua giùm cho vị đại nhân X… ở bộ Y… Tiện dịp, nhờ ông mang cô ta theo”.
Tần Chiêu đôi ba lượt từ chối. Ông Đặng lộ vẻ giận, nói: “Sao ông cố chấp như thế! Nếu chẳng thể kiềm chế, cô này sẽ thuộc về ông; bất quá là hai ngàn năm trăm đồng mà thôi!” Tần Chiêu bất đắc dĩ phải nhận lời. Khi ấy, tiết trời đã nóng, muỗi rất nhiều. Cô gái khổ sở vì không có mùng. Tần Chiêu bảo cô ta ngủ chung mùng với mình.
Theo đường sông, qua mười mấy ngày đến kinh thành. Tần Chiêu gởi cô ấy cho bà chủ quán trọ, tự cầm thư đến xin gặp người ấy. Nhân đó, người ấy hỏi: “Ông đến đây có mang theo gia quyến hay không?” Tần Chiêu thưa: “Chỉ có mình tôi”. Mặt người ấy bỗng lộ vẻ giận, nhận thư của ông Đặng, miễn cưỡng sai đón cô gái ấy về nhà.
*
Đến đêm, mới biết cô ấy vẫn còn trong trắng. Người ấy cảm thấy hổ thẹn khôn cùng! Hôm sau, liền gởi thư cho ông Đặng, hết mực ca tụng đức hạnh của Tần Chiêu; đến gặp ông Chiêu, thưa: “Các hạ đúng là bậc quân tử đức dầy, ngàn đời ít có! Ngày hôm qua, tôi rất sức ngờ vực, đã dùng bụng dạ tiểu nhân suy lường tấm lòng quân tử, thẹn thùng khôn xiết!”
Nhận định: Nếu tâm Tần Chiêu chẳng phải là không có ham muốn, chỉ là vì chánh niệm thiên lý, chứ ngày cùng ăn, đêm cùng ngủ với cô gái tuyệt sắc ấy, lâu tới mười mấy ngày, há có thể chẳng có ham muốn tình dục ư? Cố nhiên, Tần Chiêu là bậc quân tử đức dầy, cô ấy cũng thuộc hạng thục nữ trinh khiết. Đức đẹp và tấm lòng trung trinh, khiến cho kẻ khác kính ngưỡng. Do vậy, ghép vào đây hòng lưu thông rộng rãi!(Năm Dân Quốc 16 (1927), Thích Ấn Quang ghi)
Thọ Khang Bảo Giám: Giới dâm thánh huấn của Văn Xương Đế Quân
– Ta phụng mạng của đấng Kim Khuyết Chí Tôn, mỗi tháng vào ngày Dần, Mão, đi tuần tra Phong Đô địa ngục, xem xét những chuyện phạm tội của nhân dân trong thiên hạ. Thấy sổ đen sổ ghi tội ác như núi, đều là sổ sách ghi chép những bản án về tạo tội oan nghiệt trong một đời của người đời. Trong ấy, có lắm nỗi làm ác; chỉ có điều, đối với sự báo ứng của tội dâm ác, luật trời nghiêm khắc nhất.
Kẻ gian dâm vợ con, điếm nhục khuê môn của kẻ khác, sẽ chịu khổ trong địa ngục năm trăm kiếp, mới được thoát ra, lại sanh làm lừa, làm ngựa năm trăm kiếp nữa, rồi mới lại được làm người.
Đã làm người, lại thành ả đào, con hát! Kẻ bày mưu tính kế, gian dâm gái góa, ni, tăng, làm chuyện bại hoại tiết tháo của người khác, sẽ chịu khổ tám trăm kiếp trong địa ngục, rồi mới được thoát ra, sanh làm dê, làm lợn, dâng thân cho kẻ khác giết mổ tám trăm kiếp nữa, sau đấy mới được làm người, mù lòa, câm ngọng!
*
Kẻ rối loạn tôn ty, hoặc kẻ trưởng thành dâm loạn trẻ nhỏ, tổn hại cương thường, sẽ chịu khổ một ngàn năm trăm kiếp trong địa ngục mới được thoát ra, sanh làm rắn, làm chuột một ngàn năm trăm kiếp nữa, rồi mới được làm người. Thế nhưng, hoặc là còn trong ở trong bụng mẹ đã chết, hoặc đang độ tuổi ẵm ngửa đã mất mạng, rốt cuộc chẳng hưởng trọn tuổi trời!
Lại có kẻ sáng tác dâm thư, mang tâm thuật hại người, chết rồi sẽ đọa vào Vô Gián địa ngục, mãi cho đến khi sách ấy diệt mất, tội báo của những kẻ do sách ấy mà trót làm ác thảy đều rỗng không, gã tác giả mới được thoát sanh.
Dâm thư gây hại chẳng thể kể xiết! Thường có những khuê nữ danh giá, nữ nhân hiền thục, do biết chữ, hiểu văn chương, hoặc vào lúc ban ngày thanh tĩnh, bên song rợp bóng cây xanh, hoặc khi đêm vắng, dưới ngọn đèn xanh, mở sách ra xem, hồn phách điên đảo, khôn ngăn lửa dục hừng hực, bèn làm những chuyện dâm bôn, vụng trộm, đến nỗi tiết phụ thất tiết, trinh nữ mất trinh!
*
Lại có những đứa con em thông minh, vừa tuấn tú, vừa có văn tài, hễ xem sách ấy, bèn dấy lên dục tưởng, hoặc thủ dâm chẳng thể khống chế, hoặc mắt đi mày lại, chung chạ bừa bãi! Nhẹ thì tổn hại nguyên dương, tuổi trẻ đã chết non, lớn thì vấy bẩn, rối loạn luân thường, kỷ cương, chẳng xứng làm Nho sĩ! Lại còn có kẻ khéo soạn truyện ký để diễn xuất tại chỗ, dạy dỗ tập luyện bọn trai bao phô bày đủ vẻ dâm đãng, rối loạn tiết tháo thanh sạch của kẻ khác, chẳng thể kể xiết!
Xét đến căn do, đều do dâm thư tạo thành. Cớ sao sĩ tử nắm chiếc bút bảy tấc, dùng huệ căn đời trước để sáng tác dâm thư, chẳng nghĩ đến chuyện ích lợi cho cõi đời, tích phước cho bản thân, cứ mong tạo oan nghiệt vô cùng, khiến Thượng Đế nổi giận. Tự nhảy vào vực băng, hầm lửa, chẳng biết tự thương xót chính mình. Đáng buồn quá đỗi!
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, đệ tử thấy trong Thọ Khang Bảo Giám – khi phạm tội tà dâm bị trừng phạt thì có người suốt đời sống trong nghèo khổ thất chí…. Vận mệnh là do chúng ta tạo thành, khi biết mình lỡ gây ra ác nghiệp chúng ta phải cố chuộc tội bằng cách: làm lành lánh dữ, không bao giờ phạm ác cũ, sửa đổi hoàn toàn làm người mới…. Ngộ được phật pháp là rất tốt, còn chưa đến duyên thì với tâm thiện- nói thiện- làm thiện chúng ta chắc chắn thay đổi số phận của mình, đúng không thầy
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.
Đúng vậy bạn ạ! Tuy nhiên chúng ta sanh vào thời mạt này, đa phần phước đều cạn mỏng. Vì thế, để thay đổi được vận mệnh của chính mình, phải tinh tấn nỗ lực rất nhiều.
Diệu Hoa viết
Nam mô A Di Đà Phật
Thưa thầy, đúng vậy ạ, đệ tử nghiệp ác tạo nhiều, đến khi ngộ được phật pháp – đúng pháp môn niệm phật thù thắng nhất thời mạt pháp này, vậy mà đệ tử phải mất gần 2 năm: mỗi ngày công khóa vừa niệm phật vừa lạy phật, mới chuyển được nghiệp của mình, ai bảo bản thân đệ tử tạo nhiều ác nghiệp làm chi, không thành tâm sám hối sao từ từ tiêu nghiệp được…
Cảm ơn thầy
Nam mô A Di Đà Phật
Tuệ Tâm viết
Nam mô A Di Đà Phật.